Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre ñ an

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu tỉnh hà tây (Trang 31 - 34)

L ỜI CẢM Ơ N

2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE

2.2.2 Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre ñ an

- Liên kết kinh tế giúp doanh nghip khc phc nhng bt li v quy mô

Trong hoạt ñộng sản xuất - kinh doanh, mỗi ñơn vị sản xuất kinh doanh (Hộ, HTX, Doanh nghiệp) ñều thực hiện một chuỗi các hoạt ñộng từ cung cấp, dịch vụ ñầu vào và ñầu ra; Mỗi cung ñoạn lại có những ñầu vào khác

nhau, quy trình công nghệ khác nhau và mang tính ñặc thù; Hơn nữa ñể sản

xuất một loại sản phẩm ñầu ra nào ñó lại yêu cầu những chủng loại vật tư, nguyên liệu ñầu vào khác nhau mà bản thân ñơn vị sản xuất (Hộ, HTX, doanh nghiệp) không tự sản xuất ra tất cả, mà ñó là kết quả của quá trình phân công lao ñộng, liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất và chủñộng, ổn ñịnh sản xuất - kinh doanh.

Trong một chuỗi các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở ñều có một hoặc một số lĩnh vực hoạt ñộng chủñạo, mang tính ñặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh những hoạt ñộng chính, còn một loạt các hoạt ñộng phụ, mà bản thân cơ sở không thể thực hiện ñược, nhưng nó lại không thể thiếu ñối với cả chuỗi dây chuyền sản xuất chính. Ví dụ, trong sản xuất hàng mây tre ñan, người ta sử dụng các nguyên liệu sản xuất chính là tre, mây, song, guột,…các

nguyên liệu này nằm ở nhiều vùng miền khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau ñang quản lý sử dụng; Sau ñó, người ta khai thác, sơ chế, vận chuyển ñến các làng nghề; Tại các làng nghềñể tạo ra 1 sản phẩm hoàn chính, ngoài sử dụng nguyên liệu chính là tre, song mây, guột, còn sử dụng thêm một số nguyên liệu khác như gỗ, sứ, vải, và các hóa chất khác như lưu huỳnh, keo, sơn,… ñểñảm bảo mỹ thuật và tính bền vững của sản phẩm. Tất cả những sản phẩm này là kết quả hoạt ñộng của nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể khác nhau mà mỗi hộ, doanh nghiệp khó có thểñảm nhận hết; hơn nữa nếu có làm ñược thì ảnh hưởng ñến giá thành sản phẩm; chính vậy các liên kết giúp các hộ, doanh nghiệp khắc phục những hạn chế về qui mô và lĩnh vực hoạt ñộng theo hướng hiệu quả hơn.

Hình thức kinh doanh này (Tiếng Anh gọi là Outsoursing) ñã xuất hiện

từ lâu và hiện ñang rất thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới.

- Liên kết kinh tế giúp doanh nghip phn ng nhanh vi nhng thay ñổi ca th trường.

Như trên ñã nói, liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục ñược những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay ñổi của thị trường.

+ Nhu cầu của thị trường là luôn thay ñổi, ñiều ñó buộc các doanh nghiệp vừa phải luôn thay ñổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách ña dạng hoá sản phẩm. ðể có ñược những thay ñổi phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải có thông tin và có ñủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp ñạt ñược ñiều ñó.

+ Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình ñược nhanh hơn, thể hiện thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức ñại lý bán hàng. Hình

thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm ñại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất. Và nhờ ñó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽñược ñưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.

+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường ñại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ngược lại, sự thay ñổi của thị trường cũng thúc ñẩy liên kết kinh tế. Trong thực tế, khi những thay ñổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng ñáp ứng của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết với các ñối tác khác ñể tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, kể cả việc tiến hành ñặt gia công sản xuất ở bên ngoài những phụ kiện phục vụ cho sản phẩm chính của mình, nhưñã nói ở trên.

- Liên kết kinh tế giúp doanh nghip gim thiu ri ro trong kinh doanh.

Phát triển sản xuất là một quá trình vận ñộng không ngừng, tích tụ tập trung rồi lại chia tách, sáp nhập ñể ñáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục ñích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu ñược rủi ro. Quá trình ñó diễn ra thực chất là thông qua các hoạt ñộng liên kết kinh tế.

ðứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp ñơn ñộc một mình triển khai thực hiện dự án dẫn ñến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. ðể tránh ñược hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp ñã

biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia

thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp ñảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi DN tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có.

Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp, trước ñây là ñối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường ñến nay, ñể giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp ñể phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập ñể tạo nên ñộc quyền.

Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất ñầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm ñạt hiệu kinh tế cao và phục vụ nhu cầu ña dạng của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế ñộc quyền dẫn ñến lũng ñoạn thị trường và lũng ñoạn nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sản xuất ñời sống của dân cư.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu tỉnh hà tây (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)