Về các chức năng gan, thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học theo định hướng kháng sinh, gây độc tế bào và chống ôxy hoá từ sinh vật biển nhằm tạo các sản phẩm có giá trị dược dụng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 123 - 128)

ở cả hai nhóm đối chứng và thử nghiệm thì các chức năng gan, thận đều không có gì thay đổi bất th−ờng trong thử nghiệm. Ngoài ra, các bệnh nhân ăn thức ăn chức năng hoàn toàn không có dấu hiệu nào bị đau bụng, ỉa lỏng, khó tiêu, buồn nôn.

Nh− vậy thức ăn chức năng cho ng−ời tim mạch có lợi cho việc cải thiện chức năng chuyển hoá lipit máu, huyết áp ở bệnh nhân tim mạch.

IX.2.3. Sản xuất thử nghiệm thực phẩm chức năng Cefish

Sản phẩm Thực phẩm chức năng: Cefish – Cải thiện chức năng chuyển hoá lipít máu, huyết áp ở bệnh nhân tim mạch đã đ−ợc sản xuất trên dây chuyền thiết bị tại X−ởng thực nghiệm – Viện Công nghiệp Thực phẩm với khối l−ợng 350 kg, trong đó có 120 kg đ−ợc mang đi thử nghiệm trên bệnh nhân tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây. Phần còn lại giới thiệu và phân phối tại Viện Công nghiệp Thực phẩm, Công ty D−ợc phẩm Việt Hùng.

IX.3. Kết luận

1.Đã xây dựng đ−ợc quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Các thông số của qui trình công nghệ đã đ−ợc tối −u và đủ điều kiện để sản xuất ở qui mô công nghiệp.

2.Đã xác định đ−ợc các chỉ tiêu lý, hoá, vi sinh của thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Sản phẩm có thành phần dinh d−ỡng cân bằng, giàu omêga 3 phù hợp với nhu cầu của ng−ời bệnh tim mạch.

3.Đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm trên 48 bệnh nhân tim mạch điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây cho kết quả tốt. Sản phẩm đã đ−ợc chứng nhận tiêu chuẩn chất l−ợng tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế số: 6585/2007/YT – CNTC với tên gọi Thực phẩm chức năng: Cefish – Cải thiện chức năng chuyển hoá lipít máu, huyết áp ở bệnh nhân tim mạch.

4.Đã sản xuất đ−ợc 350 kg sản phẩm Cefish trong đó 120 kg sản phẩm phục vụ cho thử nghiệm lâm sàng, 230 đã và đang đ−ợc giới thiệu ở các kênh phân phối thực phẩm chức năng và b−ớc đầu tiếp cận thị tr−ờng.

ch−ơng X. Nghiên cứu qui trình sản xuất thực phẩm chức

năng tăng c−ờng thể lực cho vận động viên từ Sao biển

X.1 mở đầu

Phần này đ−ợc chia thành các mục sau:

X.1.1. Vận động thể thao với trao đổi chất và chuyển hoá năng l−ợng trong cơ thể.

Mục này nêu ra các yếu tố có vai trò quan trọng ảnh h−ởng đến năng lực hoạt động thể lực cũng nh− khả năng chịu đựng của vận động viên.

X.1.2. Hoạt chất thiên nhiên trong thực phẩm là nguồn dinh d−ỡng và là thực phẩm Thuốc có giá trị và rất quan trọng với sức khoẻ con ng−ời phẩm Thuốc có giá trị và rất quan trọng với sức khoẻ con ng−ời

Mục này trình bày vai trò và tác dụng của các protein, axit amin, vitamin và các nguyên tố vi l−ợng đ−ợc bổ sung qua đ−ờng thực phẩm bổ sung dinh d−ỡng.

X.1.3. Testosteron và các hormone steroid với sự mệt mỏi trong luyện tập thể thao và huấn luyện quá sức và tác dụng của chúng trong cơ thể khi đ−ợc bổ sung qua và huấn luyện quá sức và tác dụng của chúng trong cơ thể khi đ−ợc bổ sung qua đ−ờng thực phẩm chức năng.

Mục này trình bày vắn tắt về bản chất hóa học, vai trò và tác dụng của một số hoocmon steroit nh−: testosteon, progesteron, estradiol, cortisol. Đặc biệt là testosteron khi đ−ợc chuyển thành dihydrotestosteron có chức năng biệt hoá sinh học trong quá trình phát triển ở phôi, đảm bảo sự tr−ởng thành, dẫn tới dậy thì và bảo tồn đặc tính sinh dục cũng nh− bản năng sinh dục của đàn ông (giống đực), đảm bảo sinh sản ở ng−ời nhờ sự tạo tinh trùng, có vai trò kích thích tạo hồng cầu, tổng hợp Hemoglobin trong nguyên hồng cầu. Testosteron trong cơ thể tăng hay giảm đều gây ra sự thay đổi các công suất của các hệ thống trao đổi chất và chuyển hoá năng l−ợng. Từ thực tiễn đã đ−ợc các nhà khoa học đã chứng minh khi cơ thể ở trạng thái xung sức thì hàm l−ợng testosteron lúc này đã đạt đ−ợc đến đỉnh cao và ng−ợc lại khi cơ thể ở trạng thái mệt mỏi thì hàm l−ợng testosteron ở trong máu lúc này đã bị tiêu giảm. ở vận động viên thể thao hàm l−ợng testosteron trong máu giảm d−ới 0,69 nmol/l đối với nữ hay d−ới 3,47 nmol/l đối với nam thì đ−ợc coi là trạng thái điển hình luyện tập quá sức và lúc này cần đ−ợc tăng c−ờng bổ sung tái tạo để hồi phục

X.1.4. Mối liên quan giữa Testosteron, Lactat dehydrogenaza (LDH) và axit lactic trong vấn đề mệt mỏi và hồi phục của vận động viên. trong vấn đề mệt mỏi và hồi phục của vận động viên.

Một vấn đề rất quan trọng trong dây chuyền phản ứng sinh hoá trong cơ thể là khi hàm l−ợng testosteron trong máu tăng thì tỷ lệ thuận với hoạt độ enzym LDH tăng kèm theo sự giảm xuống của axit lactic. Enzym LDH tham gia vào quá trình giải phóng axit lactic trong cơ, mà nh− ta đã biết axit lactic chính là nguyên nhân gây ra mệt mỏi của cơ thể. Trong thể thao axit lactic là chỉ tiêu đặc tr−ng và có độ tin cậy cao trong việc theo dõi và khống chế l−ợng vận động thích hợp của vận động viên và khả năng chịu đựng của vận động viên đối với nồng độ axit lactic cao trong máu là yếu tố có ý nghĩa quyết định đạt đ−ợc thành tích cao. Công tác huấn luyện vận động viên đồng nghĩa với việc huấn luyện cho vận động viên tập chịu đựng ng−ỡng axit lactic cao trong máu ở các mức độ thời gian dài, ngắn khác nhau

X.1.5. Thiếu máu do mệt mỏi trong luyện tập, thi đấu quá sức và biện pháp hồi phục. phục.

Nói đến thiếu máu của vận động viên là nói đến sự giảm sút mức hemoglobin so với nhu cầu phát huy năng lực vận động. Tuỳ theo mức độ phát triển của trạng thái luyện tập quá sức mà có thể từ thiếu máu của vận động viên, hạ thấp xuống tới mức chỉ tiêu thiếu máu của ng−ời th−ờng và từ thiếu máu gây giảm sút năng lực vận động sẽ dẫn đến phát triển thành thiếu máu bệnh lý. Do vậy hemoglobin là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực của vận động viên

X.1.6. ứng dụng các bài thuốc dân gian và cổ truyền vào việc bổ sung dinh d−ỡng và thực phẩm thuốc nhằm tăng c−ờng thể lực cho các vận động viên Việt nam. và thực phẩm thuốc nhằm tăng c−ờng thể lực cho các vận động viên Việt nam.

Năng l−ợng là điều kiện cơ bản của mọi hoạt động trong cơ thể. Năng l−ợng không đủ các hoạt động chức năng giảm sút, sức khoẻ kém; năng l−ợng quá thừa lại gây tích mỡ, cũng làm cho cơ thể khó vận động, hoạt động chức năng khó khăn và sức khoẻ cũng kém đi. Do đó việc cung cấp thức ăn hợp lý là tối quan trọng.

Theo kinh nghiệm cổ truyền, sao biển là một hải sản quý để chế biến món ăn và làm thuốc bổ d−ỡng cho ng−ời già, yếu, mệt mỏi và trẻ em chậm lớn. Sao biển có thể chế biến làm sạch, phơi hoặc sấy khô. Có thể chế biến thành bột, ăn cháo thịt hoặc ngâm r−ợu uống. Cùng với các nghiên cứu điều tra, phân tích cho thấy một số loài sao biển nh−: Sao biển Gai l−ợc (Comb Sea Star - Astropecten velilaris), Sao cát Spiny (Spiny Sand Star - Astropecten vappa), Sao Cát Gallopping (Galloping sand star - Stellaster equestris) rất giàu các hoạt chất sinh học nh− các axit amin, các hoocmôn steroit và các nguyên tố vi l−ợng cần thiết cho cơ thể (Nguyễn Huy Nam, Võ Thị Ninh, Châu Văn Minh, Cù

Nguyên Định, và Đỗ Ngọc Quang, Nghiên cứu thành phần các nguyên tố vi l−ợng và các hormone steroid

có trong 3 loài sao biển Việt Nam, Hội nghị khoa học những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự

sống, 2007). Điều này đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm thực

phẩm chức năng tăng c−ờng thể lực cho các vận động viên từ sao biển

X.2. kết quả Và THảO LUậN

X.2.1. ĐIềU TRA NGHIÊN CứU Về THàNH PHầN CáC HOạT CHấT SINH HọC TRÊN 3 LOàI SAO BIểN - Comb Sea Star, Spiny, Gallopping ở MộT Số VùNG BIểN VIệT NAM

Phân tích thành phần axit amin và các hoocmôn steroit và các nguyên tố vi l−ợng có trong 3 loài sao biển ở Việt Nam: Sao biển Gai l−ợc (Comb Sea Star - Astropecten velilaris), Sao cát Spiny (Spiny Sand Star - Astropecten vappa), Sao Cát Gallopping (Galloping sand star - Stellaster equestris), chúng tôi đã phát hiện thấy trong 3 loài sao biển này rất giàu các hoạt chất hoocmôn steroit, các nguyên tố vi l−ợng.

X.2.1.1. Các kết quả điều tra phân tích nghiên cứu về thành phần axit amin có trong các mẫu nguyên liệu thô của 3 loài sao biển: Sao biển Gai l−ợc (Comb Sea trong các mẫu nguyên liệu thô của 3 loài sao biển: Sao biển Gai l−ợc (Comb Sea Star - Astropecten velilaris), Sao cát Spiny (Spiny Sand Star - Astropecten vappa), Sao Cát Gallopping (Galloping sand star - Stellaster equestris).

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 loại sao biển đều rất giàu các axit amin. Kết quả điều tra phân tích ban đầu cho thấy sự xuất hiện của 17 axit amin trong loài sao biển Sao biển gai l−ợc - Comb Sea Star và 16 axit amin trong 2 loài sao biển (Sao cát piny, Sao cát Gallopping) chứng tỏ nguồn bổ sung dinh d−ỡng từ thực phẩm sao biển rất dồi dào và chất l−ợng. Đặc biệt là trong loài Sao biển gai l−ợc hàm l−ợng axit amin rất cao, cao nhất là Phenylalanin sau đó đến Acginin-Histidin, Glutamic-Treonin ….và cuối cùng là Histidin.

X.2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về các hoocmôn steroit có trong mẫu thô của 3 loại sao biển: Sao biển gai l−ợc (Comb Sea Star), Sao cát piny (Spiny Sand Star - sao biển: Sao biển gai l−ợc (Comb Sea Star), Sao cát piny (Spiny Sand Star -

Astropecten vappa), Sao cát Galloping (Galloping sand star - Stellaster equestris)

Các kết quả phân tích nghiên cứu về thành phần hoocmôn steroit có trong mẫu thô của 3 loài sao biển cho thấy hàm l−ợng nguồn hoạt chất này rất cao so với nhiều loài động vật quý hiếm khác.

Hàm l−ợng các hoocmôn steroit có trong nguồn sao biển sẽ là nguồn thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể rất tốt, chức năng và tác dụng của mỗi loại hoạt chất nh−

đề tài đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu, bổ sung kích hoạt hệ thống miễn dịch, tuyến th−ợng thận và tăng c−ờng thể lực cho cơ thể.

X.2.1.3. Các kết quả nghiên cứu điều tra về thành phần các chất vi khoáng có trong mẫu thô thu đ−ợc của 3 loài sao biển gai l−ợc - Comb Sea Star, Sao cát trong mẫu thô thu đ−ợc của 3 loài sao biển gai l−ợc - Comb Sea Star, Sao cát Spiny,Sao cát Gallopping

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng X.2.1.3 cho thấy hàm l−ợng các nguyên tố vi l−ợng cần thiết cho cơ thể có trong mẫu thô của 3 loài sao biển cũng khá cao so với các đối t−ợng động vật biển đã nghiên cứu tr−ớc đây.

Bảng X.2.1.3. Kết quả phân tích hàm l−ợng các vi khoáng có trong mẫu thô 3 loại sao biển Sao biển gai l−ợc (Comb Sea Star - Astropecten velilaris), Sao cát piny (Spiny Sand Star - Astropecten vappa), Sao cát Galloping (Galloping sand star - Stellaster equestris)

Tên mẫu Cu (mg/kg vck) Fe (mg/kg vck) Zn (mg/kg vck) Mn (mg/kg vck) Se (mg/kg vck)

- Comb Sea Star 41,18±2,44 217,29±19,95 157,39±30,81 36,27±5,29 67,87±14,56

Sao cát Spiny 35,29±5,94 208,48±33,33 147,89±43,10 38,34±10,00 68,92±14,02

Sao cát Gallopping 34,45±9,73 236,45±51,82 142,28±32,21 41,02±12,13 62,48±15,45

* Giá trị thống kê với: n=30, n = 30, p ≤ 0,05

Sự giàu có các hoạt chất nguyên tố vi khoáng trong nguyên liệu sao biển sẽ là nguồn thực phẩm và nguồn d−ợc liệu tốt cho ngành công nghiệp chế biến d−ợc và các thực phẩm chức năng.

X.2.2. KếT QUả NGHIÊN CứU Về QUI TRìNH TạO BộT NGUYÊN LIệU CHO CHế PHẩM BioNAMINE.

X.2.2.1. Kết quả lựa chọn enzym và các điều kiện thủy phân

Sau khi điều tra hàm l−ợng các hoạt chất sinh học có trong 3 loại sao biển trên, đề tài đã xác định chọn ra loài sao biển Gai l−ợc - Comb Sea Star làm nguồn nguyên liệu vì hàm l−ợng các hoạt chất sinh học có trong sao biển Gai l−ợc - Comb Sea Star cao hơn một số loài sao biển khác.

Sao biển Gai l−ợc - Comb Sea Star sau khi thu hoạch phân loại, chọn lọc, sơ chế xong ngâm khoảng 1-2 giờ, rửa sạch sau đó cho vào xay nhỏ và b−ớc tiếp theo là dùng công nghệ enzim để chế biến. Đề tài đã thử nghiệm nghiên cứu trên loại enzim papain. Nguồn enzym chúng tôi dùng cho nghiên cứu do Viện Công nghệ Sinh học cung cấp. Để lựa chọn loại enyme trên vào việc xử lý nguyên liệu sao biển chúng tôi đã làm thử nghiệm trong quá trình thuỷ phân trên cơ sở nghiên cứu dò sác xuất theo các điều kiện khác nhau về pH, nhiệt độ, thời gian và hoạt động cơ chất. Dựa trên kinh nghiệm các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây và cũng dựa trên tính chất và đặc thù hoạt động của enzim này hoạt động tốt nhất là pH trong khoảng từ 6,0 – 8,0 do vậy đề tài đã khoanh vùng đ−ợc tầm hoạt động của yếu tố pH và điều chỉnh các yếu tố nhiệt độ, thời gian và tỷ lệ cơ chất.

Qua kết quả thu đ−ợc cho thấy: ở điều kiện pH: 6,5, t0: 400C, Thời gian: 40', Tỷ lệ cơ chất E: 0,5%: thuỷ phân sao biển bằng enzim Papain cho sản phẩm có thành phần giàu axit amin nhất có tới 18 axit amin. Và điều này cho thấy việc dùng enzim papain để thuỷ phân sao biển ở điều kiện trên cho hiệu suất tối −u. Và đề tài đã lựa chọn giải pháp điều kiện nh− trên để ứng dụng vào việc sản xuất nguyên liệu chính cho viên tăng lực Bionamine vì papain là một enzim có hoạt tính proteolytic rất mạnh. N−ớc ta ở vùng nhiệt đới, có nguồn đu đủ dồi dào. Đây là nguồn cung cấp papain chủ yếu. Papain dễ tách chiết, bền vững, giữ đ−ợc hoạt tính trong thời gian dài ở điều kiện bảo quản bình th−ờng.

X.2.2.2. Kết quả nghiên cứu so sánh về thành phần axit amin có trong mẫu bột nguyên liệu sao biển - Sao biển gai l−ợc Comb Sea Star, tr−ớc và sau khi thuỷ nguyên liệu sao biển - Sao biển gai l−ợc Comb Sea Star, tr−ớc và sau khi thuỷ phân.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm sau khi thuỷ phân của cả 3 loài sao biển về hàm l−ợng và số l−ợng l−ợng axit amin đều tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy khả năng xúc tác rất tốt của enzim papain trong quá trình thuỷ phân, các protein sao biển đã đ−ợc cắt mạch thành các polypeptit, peptit và các axit amin.

Sự xuất hiện của 18 axit amin trong loài sao biển biển Gai l−ợc - Comb Sea Star

chứng tỏ nguồn bổ sung dinh d−ỡng từ thực phẩm sao biển thật dồi dào và chất l−ợng, hàm l−ợng axit amin cao nhất là Prolin sau đó đến Tirozin, 4-Hydroprolin, Aspactic….và cuối cùng là Treonin.

X.2.2.3. Các kết quả nghiên cứu về các hoocmôn steroit có trong mẫu bột nguyên liệu loài sao biển - Sao biển gai l−ợc tr−ớc và sau khi thuỷ phân liệu loài sao biển - Sao biển gai l−ợc tr−ớc và sau khi thuỷ phân

Bảng X.2.2.3. So sánh hàm l−ợng các hoạt chất steroit có trong mẫu bột nguyên liệu Sao biển gai l−ợc - Comb Sea Star tr−ớc và sau khi thủy phân.

Testosteron (mg/kg cvk) Cortison (mg/kg cvk) Progesteron (mg/kg cvk) Oestradiol (mg/kg cvk) Tên mẫu Mẫu thô Sau TP Mẫu thô Sau TP Mẫu thô Sau TP Mẫu thô Sau TP

Sao biển gai l−ợc 45,02 ±9,47 62,18 ±14,04 47,89 ±10,16 70,50 ±15,99 47,29 ±10,42 62,12 ±13,92 87,93 ±17,56 97,5 ±17,37

* Giá trị thống kê với: n=30, n = 30, p ≤ 0,05

Các kết quả phân tích nghiên cứu ở bảng trên về hàm l−ợng hoocmôn steroit có trong mẫu bột nguyên liệu loài sao biển gai l−ợc sau khi thuỷ phân cao hơn tr−ớc khi thuỷ phân. Điều này cho chúng ta thấy các hoocmôn steroit cũng đều có một l−ợng dự trữ trong vỏ bọc tế bào. Trong mỗi tế bào luôn có một cấu trúc vỏ bọc bền nh−ng bình th−ờng không đo đ−ợc. Trong quá trình thuỷ phân enzim papain đã đục phá vỡ đ−ợc lớp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học theo định hướng kháng sinh, gây độc tế bào và chống ôxy hoá từ sinh vật biển nhằm tạo các sản phẩm có giá trị dược dụng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)