BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.2.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 1997 - 2000, mặc dù tỉnh mới tái lập, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, nhưng trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6 triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD, chiếm 82,7% vốn đăng ký. Trong giai đoạn này, việc thu hút FDI chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng. Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư như: Công ty Honda, Toyota, Nissin, Japfa Comfeed, Toyota Boshoku… đã nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD, do vậy vốn thực hiện đạt cao.
Trong giai đoạn 2001-2005, tháng 12 năm 2003 Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc được thành lập, nhờ đó đã tạo ra bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút FDI, tạo sự tin tưởng và hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Năm 2005, Vĩnh Phúc được xếp thứ 5 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tổng số 42 tỉnh thành, xếp thứ 8 về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng là 460,2 triệu USD). Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD, chiếm 36,5% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cùng với Luật Đầu tư và Luật DN năm 2005 đã tạo ra sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN trong cấp giấy CNĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng và những cải thiện về môi trường đầu tư như cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu nhập cho nhân dân các địa phương mất đất làm công nghiệp; chính sách đất dịch vụ đã tạo ra những
thuận lợi mới cho thu hút, sử dụng FDI. Trong bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 20 dự án đầu tư. Tổng số dự án FDI thu hút trong toàn giai đoạn là 106 dự án, tổng vốn đầu tư 2.055,8 triệu USD. Các dự án thu hút trong gian đoạn này chủ yếu tập trung ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã thu hút được các dự án lớn như dự án sản xuất điện thoại di động và xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II (300 triệu USD) của Tập đoàn Foxconn, dự án sản xuất máy tính xách tay và xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện (576,5 triệu USD) của Tập đoàn Compal, dự án sản xuất xe máy PIAGIO (45 triệu USD)… Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3 triệu USD, chiếm 31,5% vốn đăng ký.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là phấn đấu đến năm 2015, có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp; đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước; mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhưng tỉnh đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đạt được những con số ấn tượng.
Về kết quả thu hút đầu tư, trong năm 2013, đã thu hút được 21 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 314,8 triệu USD (gồm 181,8 triệu USD cấp mới và 133 triệu USD tăng vốn), tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch.
Năm 2014, mặc dù chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng Vĩnh Phúc vẫn đạt được những con số hết sức ấn tượng về thu hút đầu tư. Trong năm 2014, Vĩnh Phúc thu hút được 45 dự án FDI, vốn đăng ký 417,6 triệu USD (vốn đăng ký mới là 355 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn là 62,6 triệu USD), tăng 95,6% về dự án và tăng 25,6% về vốn đăng ký so với năm 2013, cao nhất từ trước tới nay. Đa số các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây cũng là năm có số dự án FDI đi vào hoạt động cao nhất, với 31 dự án. Lũy kế đến hết 31/12/2014, toàn tỉnh có 184 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3.077 triệu USD.
Trong ba tháng đầu năm 2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy CNĐT cho 13 dự án FDI; trong đó, cấp mới 10 dự án và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 3
dự án; tổng mức vốn đăng ký trên 95,2 triệu USD. Với việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động thu hút các dự án FDI trên địa bàn Vĩnh Phúc trong quý I/2015 tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết quý 1/2015, trên địa bàn Tỉnh có 191 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 3.200 triệu USD. 3.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa bàn đầu tư
3.2.2.1. Theo ngành và lĩnh vực đầu tư
Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân theo ngành
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực từ ngày 01/01/1998 đến ngày 31/12/2014)
TT Ngành, lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến, chế tạo 150 2.539.612.447 984.361.784 2 Xây dựng 14 232.708.000 20.205.000 3 Y tế và trợ giúp XH 1 125.000.000 25.000.000
4 Nông, lâm, ngư nghiệp 6 96.200.000 66.051.724
5 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 5 60.263.184 22.781.592
6 Vận tải kho bãi 2 11.200.000 5.000.000
7 Kinh doanh bất động sản 1 5.000.000 1.500.000
8 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 1 5.000.000 -
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1.300.000 750.000
10 Dịch vụ khác 1 500.000 250.000
11 Giáo dục và đào tạo 1 107.775 107.775
Tổng cộng 184 3.076.891.406 1.126.007.875 Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] – Mục tài liệu tham khảo
Theo ngành và lĩnh vực, tính đến hết năm 2014 các dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 150 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.359,61 triệu USD, chiếm 81,52% về số dự án và 82,54% về số vốn đầu tư, với các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, phanh ô tô, xe máy. Trong khi đó, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 6 dự án với tổng vốn đầu tư 96,2 triệu USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư đăng ký).
3.2.2.2. Theo hình thức đầu tư
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân theo hình thức đầu tư
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực từ ngày 01/01/1998 đến ngày 31/12/2014)
TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 146 2.156.497.825 865.942.644 2 Liên doanh 35 909.593.581 257.665.231 3 Công ty cổ phần 2 5.800.000 2.400.000 4 Hợp đồng hợp tác KD 1 5.000.000 - Tổng cộng 184 3.076.891.406 1.126.007.875 Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] Mục tài liệu tham khảo
Xét theo hình thức đầu tư thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Tính đến tháng 12 năm 2014, trong tổng số 184 dự án, có 146 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn đầu tư: 2.156,50 triệu USD; đầu tư theo hình thức Công ty liên doanh: 35 dự án, với tổng vốn đầu tư: 909,59 triệu USD; theo hình thức Công ty cổ phần: 02 dự án, với tổng vốn đầu tư: 5,8 triệu USD và theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 01 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 5 triệu USD.
3.2.2.3. Theo đối tác đầu tư
Nếu xét theo đối tác đầu tư, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là từ các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore… Kết quả thống kê của Ban quản lý các KCN cho thấy, trong số 170 dự án đăng ký có 21 dự án của Nhật Bản, 60 dự án của Hàn
Quốc, 53 dự án của Trung Quốc, Đài Loan, còn lại là các nước khác như Indonexia, Thái Lan… với 36 dự án. Thống kê cho thấy, các DN của Trung Quốc, Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, may mặc; các DN của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô, xe gắn máy; các DN Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực may mặc gia công, sản xuất lĩnh kiện điện tử, các dự án của các nước khác chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển du lịch…
Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc phân theo đối tác
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực từ ngày 01/01/1998 đến ngày 31/12/2014)
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Nhật Bản 28 910.568.712 265.482.101 2 Hàn Quốc 62 628.957.416 306.529.875 3 British Virgin Islands 1 500.000.000 100.000.000 4 Đài Loan 36 388.961.542 149.525.607 5 Singapore 13 315.781.629 144.568.904 6 Italia 2 90.000.000 20.300.000 7 Thái Lan 2 78.951.727 62.753.274 8 Trung Quốc 19 48.173.590 27.157.890 9 Samoa 1 30.000.000 15.000.000 10 Hồng Kông 4 27.882.764 10.000.000 11 Brunei 2 15.000.000 7.500.000 12 Hoa Kỳ 2 12.487.836 5.500.000 13 Mauritius 1 8.000.000 5.500.000
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 14 Malaysia 2 7.000.000 2.500.000 15 CH Seychelles 1 5.000.000 500.000 16 Australia 1 3.000.000 900.000 17 Tây Ban Nha 2 2.676.190 1.000.000 18 Hà Lan 1 2.500.000 200.000 19 Thụy Điển 1 800.000 - 20 Pháp 1 700.000 700.000 21 CHLB Đức 1 250.000 250.000 22 Ấn Độ 1 200.000 140.224 Tổng cộng 184 3.076.891.406 1.126.007.875 Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] Mục tài liệu tham khảo
Về vốn đầu tư, Nhật Bản có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất: 860,2 triệu USD, sau đó là Hàn Quốc: 545,8 triệu USD, British Virgin Islands: 500 triệu USD, Đài Loan: 331,4 triệu USD và Singapore: 266 triệu USD.
Trong khi đó, kết quả thu hút các dự án đến từ các châu lục khác còn khá khiêm tốn, nhất là việc thu hút các dự án đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Hiện mới thu hút được 02 dự án của Italia: 90,0 triệu USD; 01 dự án Pháp: 700 nghìn USD. Số lượng dự án thuộc ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, mang tính bền vững và có GTGT lớn, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chưa nhiều.
3.2.2.3. Theo địa bàn đầu tư
Về phân bố theo địa bàn, các dự án FDI chủ yếu tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên với hơn 70 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 468,7 triệu USD và
huyện Bình Xuyên với 61 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.462,2 triệu USD do 2 địa phương đã xây dựng được các KCN tập trung như KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II. Tiếp theo là thị xã Phúc Yên: 11 dự án, trong đó có hai dự án lớn của Công ty Honda và Toyota Việt Nam. Các huyện còn lại số dự án đầu tư FDI tương đối ít.
3.2.3. Tình hình triển khai của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong tổng số 184 dự án còn hiệu lực đã có 141 dự án đi vào hoạt động, 20 Trong tổng số 184 dự án còn hiệu lực đã có 141 dự án đi vào hoạt động, 20 dự án đang xây dựng, 05 dự án BTGPMB và 18 dự án chưa triển khai (trong đó: 07 dự án xin giãn tiến độ, 11 dự án thuộc diện thu hồi Giấy CNĐT, giải thể DN trước thời hạn). Tỉnh đã thực hiện thu hồi giấy phép đầu tư/giấy CNĐT của 17 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 62 triệu USD, do không có khả năng triển khai.
Vốn thực hiện của các dự án FDI lũy kế đến nay đạt: 1.499,95 triệu USD, chiếm 48,75%/tổng vốn đầu tư. Các dự án Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ vốn thực hiện cao (Nhật Bản: vốn thực hiện đạt 86%/vốn đầu tư đăng ký, Hàn Quốc: 80%/vốn đầu tư đăng ký). Trong khi đó, các dự án Đài Loan vốn thực hiện chỉ đạt 16%/vốn đầu tư đăng ký, nguyên nhân chính là do: một số dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lớn được cấp giấy CNĐT vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nên tiến độ giải ngân thấp. Hơn nữa, các dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn (Dự án sản xuất máy tính xách tay và Dự án kinh doanh hạ tầng KCN Bá Thiện của Tập đoàn Compal, Dự án sản xuất điện thoại di động và Dự án kinh doanh hạ tầng KCN Bá Thiện II của Tập đoàn Hồng Hải) đầu tư theo các giai đoạn được phân kỳ, đang trong thời gian thực hiện giai đoạn I (với số vốn đầu tư chiếm 20%/ tổng vốn đầu tư của cả dự án), kéo theo vốn thực hiện cho toàn bộ dự án đạt thấp.
3.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 3.3.1. FDI bổ sung vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh
Hiện tại FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tình hình đóng góp vốn của FDI được phản ánh qua bảng
3.4 sau:
Bảng 3.4. Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Năm Tổng số (Triệu đồng) FDI (Triệu đồng) Tỷ trọng của FDI (%) Năm Tổng số (Triệu đồng) FDI (Triệu đồng) Tỷ trọng của FDI (%) 1998 392.555 79.340 20,21 2007 5.498.641 782.948 14,24 1999 527.388 78.248 14,84 2008 8.398.500 1.985.977 23,65 2000 634.837 123.455 19,45 2009 13.782.686 2.325.011 16,87 2001 839.135 325.459 38,79 2010 14.482.867 2.353.255 16,25 2002 1.955.959 828.555 42,36 2011 15.296.912 1.828.907 11,96 2003 4.061.092 779.806 19,20 2012 12.673.998 1.867.755 14,74 2004 4.032.629 744.734 18,47 2013 12.723.845 2.386.445 18,76 2005 3.695.476 640.263 17,33 2014 15.754.667 2.385.867 15,14 2006 3.528.679 563.021 15,96
Nhờ có các nguồn lực từ bên ngoài, đến nay Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miền Bắc, nhất là tốc độ tăng trưởng công nghiệp Vĩnh Phúc đã thay đổi diện mạo nhanh chóng với sự xuất hiện của các KCN, CCN.
Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, FDI đóng góp một nguồn vốn quan trọng. Tuy tỷ trọng này biến động hàng năm nhưng nhìn chung trong toàn giai đoạn 1998 – 2014, FDI bổ sung từ 15% đến 20% vốn đầu tư toàn xã hội trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thống kê năm 2013, vốn đầu tư của FDI là 2.386.445 triệu đồng, chiếm 18,76%. Tỷ lệ này năm 2014 là 15,14% đạt 2.385.867 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2013 cả về quy mô và tỷ trọng.
Đồ thị 3.1: Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 – 2014
Đơn vị: %
Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35] Mục tài liệu tham khảo
65% số liệu thực tác giả thu thập được cho thấy nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn bổ sung này không chỉ cho
phép Vĩnh Phúc phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân.
3.3.2. FDI là kênh chuyển giao công nghệ
72% số liệu thực sau khi được tác giả phân tích đã đánh giá FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như: sản xuất, chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, lĩnh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp