Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 44)

3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm

Dân số bình quân năm 2014 là 1.041.400 người, tăng 1,16% so với năm 2013. Trong đó, dân số thành thị là 246.900 người chiếm 23,71% tổng số dân và tăng 1,25% so với năm trước; dân số nông thôn là 794.500 người tăng 1,14%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.

Số lao động được giải quyết việc làm năm 2014 đạt 22 nghìn người, giảm 3,3% so với năm 2013 và đạt 104,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người, tăng 2,9 lần so với năm 2013.

3.1.2.2. Giáo dục và đào tạo

UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo”; phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020; hoàn

thành việc sáp nhập 3 Trung tâm dạy nghề vào Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; thực hiện việc đổi mới công tác đào tạo và dạy nghề gắn với nhu cầu thị trường ngay từ khâu xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch.

Tổng kết năm học 2013-2014, giáo dục Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển ổn định, chất lượng giáo dục ổn định ở mức cao. Tỷ lệ học sinh xét, thi tốt ở các cấp học đều đạt cao (trên 99,5%), thực hiện tốt Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và duy trì, chất lượng phổ cập mẫu giáo cho trẻ mầm non 5 tuổi tiếp tục được nâng lên, Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 toàn quốc được công nhận đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào tháng 2/2014.

3.1.2.3. Hoạt động văn hóa, thể thao

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin được tăng cường. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai. Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống để chào mừng các ngày lễ của đất nước, của tỉnh diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tiết kiệm, đúng quy định và lành mạnh, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Phát thanh truyền hình, xuất bản các ấn phẩm

được quan tâm, cải thiện cả về hình thức và nội dung đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần nâng cao dân trí của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 44)