Từ ngày tái lập đến nay, Vĩnh Phúc đã thay đổi toàn diện và nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm. Trên cơ sở phân tích các khía cạnh về vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc, ta có thể rút ra một số kết quả như sau:
Thứ nhất : FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng để thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội. Hoạt động của các dự án FDI đã và đang đóng vai trò là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động của các DN FDI đã tác động tích cực tới nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất, chất lượng nguồn lao động và năng suất lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh về kinh tế của tỉnh. FDI đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các KCN, CCN, thúc đẩy sự phát triển nhanh của hệ thống kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Thứ hai: FDI đã thực hiện tốt vai trò là kênh chuyển giao công nghệ từ nước
ngoài vào nội. Các KCN, nhà máy với trang thiết bị hiện đại, hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
Thứ ba: FDI là nguồn động lực để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh
tế, nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh… Cán cân thương mại của tỉnh được cải thiện, tăng tính chủ động trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế.
Sự hiện diện của FDI tại Vĩnh Phúc đã có tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Hải quan…đã góp phần tạo ra khuôn kh ổ pháp lý ngày càng ổn định rõ ràng h ơn cho hoạt động đầu tư, đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng cho các nhà đầu tư, thúc đẩy thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI trên phạm vi cả nước nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng.
Hai là, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ, các bộ,
ngành Trung ương đã tạo ra những thuận lợi lớn cho thu hút và sử dụng FDI có hi ệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba là, nhận thức đúng đắn về tiềm năng lợi thế, cơ hội và thách thức thu hút
và sử dụng FDI để phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh đã chuyển hoá thành sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng sự chủ động phối hợp tích cực của các ngành trong công tác thu hút FDI, từ đó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư thông qua nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; đổi mới và đa dạng hoá công tác xúc tiến đầu tư; phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy cải cách hành chính trong công tác thu hút và quản lý FDI, đặc biệt đối với các thủ tục hành chính trong cấp phép và thẩm định dự án.
Bốn là, sự ủng hộ của nhân dân và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và thu hút FDI để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng…
Trong những nguyên nhân kể trên, nhận thức đúng đắn và nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Tỉnh có vai trò quan trọng nhất, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành địa phương năng động, sáng tạo về thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Những nỗ lực đó đã chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những đóng góp to lớn của các DN FDI đối với quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, chúng ta nhận thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản như:
Thứ nhất: Hiệu quả sản xuất của các DN FDI còn chưa cao, sự phát triển
kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc quá lớn vào FDI. Cho đến nay tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng của công nghiệp, trong đó FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá trị sản xuất, GTGT, xuất nhập khẩu cũng như đóng góp cho ngân sách. FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong GTSXCN cũng như GRDP và đóng góp cho ngân sách. Nếu tính cả thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu thì FDI trên địa bàn tỉnh đang chiếm 87% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của các dự án FDI không đồng đều và có sự chênh lệch lớn; số DN Nhật Bản đóng góp 85,9% GTSXCN và 78,1% nộp ngân sách trên địa bàn. Riêng 02 DN Toyota và Honda chiếm 80% tổng GTSXCN và thu ngân sách của khu vực FDI. Sự phụ thuộc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền vững, do FDI phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô. Do đó, những biến động không thuận lợi trong hoạt động của FDI dễ gây tác động tới ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sự phụ thuộc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền vững, do FDI phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô như chính sách thuế, xuất khẩu, tiêu dùng... và chịu sự tác động nhạy cảm của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thứ hai, phân bố của FDI đang rất mất cân đối theo ngành và địa bàn, do đó
gây mất cân đối cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phân bố của FDI rất không đồng đều theo ngành và theo địa bàn, gây hạn chế về hiệu ứng lan tỏa. Các dự án FDI mới chỉ tập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ đối với các DN trong nước trên địa bàn Tỉnh. FDI tập trung chủ yếu vào công nghiệp (chiếm 80% về vốn đầu tư), trong khi dịch vụ chỉ chiếm 16,7%, nông nghiệp chiếm 3,3%.
Mặc dù tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nhưng cho đến nay mới chỉ có rất ít DN FDI hoạt động trong ngành chế biến nông sản. Nguyên nhân tình trạng trên xuất phát từ mực tiêu lợi nhuận của các DN FDI. Trong những năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc có bước phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa tạo ra được những vùng sản xuất
hàng hoá tập trung với quy mô lớn, vì thế chưa hấp dẫn đầu tư FDI. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết tháng 6 năm 2006 đã có 5 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 39,2 triệu USD, vốn thực hiện là 27,7 triệu USD chiếm 5,2% tổng vốn FDI đã đăng ký và 5,7% tổng vốn FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến hết táng 4 năm 2012 chỉ còn 3 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 7,92 triệu USD.
Hầu hết các dự án FDI sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc chỉ nằm ở khâu cuối cùng chuỗi giá trị toàn cầu, là lắp ráp nên hạn chế trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước, GTGT theo sản phẩm còn thấp.
Hệ số sử dụng vốn (ICOR) của khối FDI trong giai đoạn 2006 - 2010 cũng không cao hơn trung bình của tỉnh (khoảng từ 3-4). Vốn thực hiện chưa cao, trung bình đạt khoảng 45% tổng vốn đăng ký đầu tư, khả năng hấp thụ vốn chưa cao.
Do đó, để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn của tỉnh cũng như Chính phủ và trong thời gian trước mắt, phải dựa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào các nguồn ngoại lực như FDI. Bên cạnh đó, sự hiện diện của FDI chưa thực sự ra nhiều tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng trong các ngành dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp.
Thứ ba: tác động của FDI tới nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của tỉnh
còn hạn chế. Mặc dù DN FDI thường áp dụng công nghệ tiên tiến hơn so với các DN trong nước, song cho đến nay trình độ công nghệ của các DN FDI không phải hoàn toàn hiện đại như mong muốn của tỉnh, do đó tác động tới nâng cao trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh của FDI là hạn chế. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa đến từ các nhà đầu tư Châu Á. Một số Tập đoàn có danh tiếng hơn đầu tư vào Vĩnh Phúc nhưng thường không xuất phát từ công ty mẹ mà từ các công ty con thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (chi nhánh) ở các nước khác đầu tư vào nước thứ ba là Việt Nam nên quy mô không quá lớn và trình độ công nghệ không cao, hạn chế tính lan tỏa. Các ngành công nghiệp do các dự án FDI tạo ra chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, ít có công nghiệp chế tạo, chưa tạo ra
nhiều sản phẩm công nghệ cao, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới công nghệ, hoạt động R&D còn hạn chế.
Theo Báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả điều tra thực trạng công nghệ của các dự án đầu tư trong đó có 43 DN FDI năm 2010 - 2011 trong một số lĩnh vực sản xuất theo các thành phần của công nghệ gồm kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức, cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở mức lạc hậu, các lĩnh vực khác trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình của thế giới.
Thứ tư: Tại một số DN FDI tỷ lệ lao động nội địa còn thấp, ngoài ra, vấn đề
quản lý lao động nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại tỉnh còn gặp khó khăn. FDI chưa tạo nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là cho khu vực nông thôn, đóng góp vào nâng cao chất lượng NNL còn hạn chế. Mặc dù số lượng việc làm được tạo ra trong các DN công nghiệp có vốn FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua tăng lên không ngừng, nhưng tỷ trọng thu hút sức lao động của các DN này trong tổng số NNL của tỉnh còn ở mức rất thấp. Tỷ trọng lao động trong các DN công nghiệp có vốn FDI trong tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của Vĩnh Phúc năm 2000 là 0,33%; năm 2001 - 0,45%, 2002 - 0,99%; 2003 - 1,25%; 2004 - 1,63%; 2005 - 2,38%; 2009 - 4,88%; 2010 - 5,03%; 2011 - 6,12%.
Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Công đoàn rất khó khăn. Một số DN còn chưa chú trọng tới công tác đóng BHXH và BHYT. Trong các DN FDI vẫn còn hiện tượng tranh chấp lao động, đình công, thu nhập bình quân của NLĐ chưa cao, một số DN chưa thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với NLĐ. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình công tự phát trong nhiều doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.10 dưới đây. Trong giai đoạn 2008 - 2014 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra 102 cuộc đình công tại 91 DN, trong đó có 80 cuộc diễn ra trong các DN FDI, bao gồm 43 cuộc trong các DN của Hàn Quốc, 20 cuộc tại các DN của Đài Loan, 5 cuộc trong các DN Nhật Bản, 3 cuộc trong DN của Malaisia, 4 cuộc tại các DN Trung Quốc, 1 cuộc trong DN Italia.
Bảng 3.10: Tình hình đình công trong các DN FDI trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2014
Năm Số cuộc đình công Số DN xảy ra đình công
2008 28 25 2009 16 12 2010 14 11 2011 17 17 2012 14 14 2013 9 8 2014 4 4
Nguồn: [37] - Mục tài liệu tham khảo
Thứ năm, vẫn còn các DN FDI có tác động xấu đến môi trường làm ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Mặc dù các DN FDI thường có trình độ công nghệ cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, tuy nhiên do sự hình thành của các DN FDI chịu tác động đáng kể của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển theo hướng loại bỏ dần những ngành truyền thống với những công nghệ có ảnh hưởng không tốt tới môi trường, cho nên hoạt động của các DN FDI trong công nghiệp ở Vĩnh Phúc nói riêng và ở nước ta nói chung vẫn có tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái. Ví dụ, chỉ tính riêng năm 2011, trong số 35 DN FDI được Sở Tài nguyên và Môi trường thanh, kiểm tra đã có 16 đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và bị xử phạt với tổng số tiền là 528,75 triệu đồng.
Hầu hết các DN FDI khi đầu tư vào Vĩnh Phúc đều có xu hướng lựa chọn các địa điểm có sẵn hạ tầng như các KCN, CCN hoặc những nơi thu hồi đất thuận lợi... Tuy nhiên hầu hết các KCN, CCN đều trong tình trạng vừa kêu gọi đầu tư vừa hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nên công tác bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nước thải từ các cơ sở sản xuất mới chỉ xử lý sơ bộ hoặc không qua xử lý xả thải trực tiếp ra các sông suối, ao, hồ... của khu vực vẫn còn khá phổ biến. Việc kiểm soát nước thải công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, do mới chỉ có
một số KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung và nguồn nhân lực mỏng... Tóm lại, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của các DN FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tạo ra những hệ quả không mong muốn, thách thức đối với sự phát triển bền vững.
3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế còn tồn tại
3.3.3.1. Về cơ chế chính sách và năng lực quản lý
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
nhiều điểm chồng chéo, chưa nhất quán, một số văn bản quy định còn rất nhiều kẽ hở, chưa chi tiết và cụ thể, các DN lách luật một cách dễ dàng dẫn đến hiện tượng trốn thuế và nghĩa vụ của DN đối với nước sở tại.
Khi xây dựng khung pháp lý chung áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chưa tính hết tính đặc thù của ĐTNN. Một số đạo luật chuyên ngành (thuế, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục…) quy định cả thủ tục đầu tư, gây chồng chéo và không thống nhất với Luật Đầu tư. Nhiều thủ tục quy định theo hướng đơn giản, nhưng chưa tính đến yêu cầu quản lý nhà nước; thiếu hàng rào kỹ thuật để sàng lọc dự án và nhà đầu tư khi Việt Nam tham gia WTO.
Chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp, chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư đối
với những ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư; chưa có tính đột phá; thiếu lĩnh hoạt; tồn tại nhiều Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư khác nhau,
thiếu nhất quán.
Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập. Chính sách
tiền lương hay thay đổi nhưng không có lộ trình. Quy định mức lương tối thiểu thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công. Nhưng khi Nhà nước