TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 123.752,31 ha. Về hành chính Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị, 137 xã, phường, thị trấn.

Về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi khi tiếp giáp với 4 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông, Nam giáp Hà Nội.

Về thủy văn, Vĩnh Phúc có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nguồn nước ngầm tuy không lớn nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn nước của Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, do vậy gây không ít khó khăn cho phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

Tài nguyên đất bao gồm đất nông nghiệp 86.929,72 ha (chiếm 70,24% tổng diện tích), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 50.014,84 ha (40,32%); đất phi nông nghiệp 34.651,61 ha (28,00%) và đất chưa sử dụng 2.170,98 ha (1,75%).

Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch ngói có 10 mỏ với trữ lượng 51,8 triệu m3; cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, ngoài ra là các mỏ Fenspat, Puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng và đá ốp lát.

Về tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, di tích lịch sử Hai Bà Trưng...

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc chủ yếu là vị trí địa lý, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đó cũng là những thuận lợi để thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2. Môi trường xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm

Dân số bình quân năm 2014 là 1.041.400 người, tăng 1,16% so với năm 2013. Trong đó, dân số thành thị là 246.900 người chiếm 23,71% tổng số dân và tăng 1,25% so với năm trước; dân số nông thôn là 794.500 người tăng 1,14%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.

Số lao động được giải quyết việc làm năm 2014 đạt 22 nghìn người, giảm 3,3% so với năm 2013 và đạt 104,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người, tăng 2,9 lần so với năm 2013.

3.1.2.2. Giáo dục và đào tạo

UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo”; phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020; hoàn

thành việc sáp nhập 3 Trung tâm dạy nghề vào Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; thực hiện việc đổi mới công tác đào tạo và dạy nghề gắn với nhu cầu thị trường ngay từ khâu xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch.

Tổng kết năm học 2013-2014, giáo dục Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển ổn định, chất lượng giáo dục ổn định ở mức cao. Tỷ lệ học sinh xét, thi tốt ở các cấp học đều đạt cao (trên 99,5%), thực hiện tốt Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và duy trì, chất lượng phổ cập mẫu giáo cho trẻ mầm non 5 tuổi tiếp tục được nâng lên, Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 toàn quốc được công nhận đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào tháng 2/2014.

3.1.2.3. Hoạt động văn hóa, thể thao

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin được tăng cường. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai. Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống để chào mừng các ngày lễ của đất nước, của tỉnh diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tiết kiệm, đúng quy định và lành mạnh, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Phát thanh truyền hình, xuất bản các ấn phẩm

được quan tâm, cải thiện cả về hình thức và nội dung đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần nâng cao dân trí của nhân dân.

3.1.3. Môi trường kinh tế

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh đạt 54.690 tỷ đồng, tăng 6,11% so với năm 2013. Trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 3.951,6 tỷ đồng, tăng 3,39% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,25 điểm %.

Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt 27.488,7 tỷ đồng, tăng 5,29% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,68 điểm %. Giá trị tăng thêm ngành công Znghiệp đạt 25.837,8 tỷ đồng, tăng 5,07%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,42 điểm %.

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 của các ngành dịch vụ đạt 11.106,3 tỷ đồng, tăng 8,93% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,77 điểm %.

Cơ cấu kinh tế năm 2014 là: Khu vực I: 9,76%; khu vực II: 62,54%; khu vực III: 27,7% (năm 2013 tương ứng là: 10,09%; 63,55% và 26,36%).

3.1.3.2. Công nghiệp

Năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm 2,61% so với năm 2013. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm vẫn gặp khó khăn, chủ yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiêp chế biến, chế tạo. Bên cạnh một số sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt như gạch, ngói, lĩnh kiện điện tử... thì thị trường tiêu thụ xe máy vẫn gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển chung của ngành công nghiệp, kéo theo chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so cùng kỳ. Tình hình cụ thể từng ngành trong năm 2014 như sau: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 25,10%, ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,74% ngành dệt tăng 7,26%; ngành sản xuất trang phục tăng 7,78%, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 0,61%, ngành sản xuất lĩnh kiện điện tử tăng 42,55%, ngành sản xuất xe có động cơ tăng 13,11%, ngành sản xuất phương tiện vận tải giảm 9,57%, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt +16,07%; ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước +4,58% so với cùng kỳ năm trước.

3.1.3.3. Nông – lâm – thủy sản a) Sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2014 đạt 95.694 ha, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích các loại cây lâu năm hiện có 8.372,1 ha, tăng 0,6% so với năm 2013, trong đó diện tích cây ăn quả là 7.797 ha chiếm 93,13% diện tích các loại cây lâu năm.

Về chăn nuôi: Hiện nay chăn nuôi dần đi vào sản xuất lớn nên số lượng trang trại và gia trại chăn nuôi lợn tăng so với năm trước, nhiều trang trại đầu tư theo qui mô lớn nuôi lợn nái và lợn nuôi thịt. Các công ty chăn nuôi lớn đóng trên địa bàn tỉnh tăng quy mô chăn nuôi lợn như: Công ty chăn nuôi Tam Đảo có 14.551 con, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có 1.402 con (mới đi vào chăn nuôi lợn).

b) Sản xuất lâm nghiệp

Năm 2014, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 655 ha, giảm 13,17% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, rừng sản xuất 614 ha, rừng đặc dụng 21 ha, rừng phòng hộ 20 ha. Sản lượng gỗ khai thác cả năm 2014 đạt 28.187m3, giảm 4,63%; củi khai thác đạt 51.008 ste, giảm 6,7% so với năm 2013. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ cháy rừng, tăng 5 vụ so với năm trước, diện tích cháy 34,4 ha, tăng 26,4 ha, diện tích thiệt hại 14 ha.

c) Sản xuất thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng năm 2014 đạt 6.943 ha, tăng 0,24% so với 2013 và đạt 99,2% kế hoạch năm. Trong đó, diện tích nuôi cá 6.789 ha (chiếm 97,8% diện tích);

diện tích nuôi trồng thuỷ sản khác 2,7 ha; diện tích ươm giống 150,8 ha. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện có lợi thế nuôi trồng như: Vĩnh Tường 1.580,0 ha; Yên Lạc 1.353,6 ha; Bình Xuyên 1.149,9 ha... Sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 19.201 tấn, tăng 3,68%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 17.190 tấn, tăng 3,57%; sản lượng khai thác đạt 2.011 tấn, tăng 4,58% so với cùng kỳ.

3.1.3.4. Thương mại và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 đạt 29.505 tỷ đồng, tăng 15,74% so với năm 2013. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 180,7 tỷ đồng, bằng 60,50% năm trước; kinh tế cá thể 16.449 tỷ đồng, tăng 16,39%; kinh tế tư nhân 11.340 tỷ đồng, tăng 11,16%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.500 tỷ đồng, tăng 83,52% so với 2013. Phân theo nhóm ngành kinh tế, thương nghiệp bán lẻ thực hiện 25.365 tỷ đồng, tăng 16,85%; kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch 2.613 tỷ, tăng 7,58% và các ngành dịch vụ tiêu dùng khác thực hiện 1.527 tỷ, tăng 12,52%.

3.1.3.5. Hợp tác đầu tư

Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư tập trung vào

các dự án từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. Qua nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, kết quả năm 2014 thu hút được 82 dự án. Trong đó: 45 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 407,7 triệu USD (bao gồm: 355 triệu USD đăng ký mới; 52,7 triệu USD mở rộng đầu tư) so với năm 2013: bằng 173,1% về dự án, bằng 123,2% về vốn đăng ký; so với kế hoạch: đạt 300% về dự án, đạt 226,5% về vốn đăng ký.

Luỹ kế đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 754 án đầu tư còn hiệu lực gồm: 184 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 3.077 triệu USD, vốn thực hiện ước đạt 1.500 triệu USD, đạt 48,75% tổng vốn đầu tư đăng ký; 570 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký là 38.250 tỷ đồng vốn thực hiện ước đạt 16.091 tỷ đồng, đạt 41,0%.

Tình hình triển khai dự án: Năm 2014, có thêm 55 dự án hoạt động, nâng

tổng số dự án đi vào SXKD đến hết 2014 là 375 dự án, chiếm 49,7% tổng số dự án.

Công tác phát triển và hoàn thiện hạ tầng bên trong hàng rào các KCN:

dựng nhà điều hành; làm việc với Tập đoàn Sumimoto nghiên cứu đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II trên phần diện tích quy hoạch điều giảm của KCN Bình Xuyên II do Công ty TNHH Fuchuan làm chủ đầu tư.

3.1.3.6. Tài chính, tín dụng

Năm 2014, Tổng thu NSNN năm 2014 đạt 20.488,5 tỷ đồng, vượt dự toán và tăng 6,42% so với 2013. Chi ngân sách địa phương đạt 17.212,2 tỷ đồng vượt dự toán và tăng 14% so với năm 2013. Dịch vụ tín dụng ngân hàng cơ bản đáp ứng cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Cả năm 2014, huy động vốn tăng 9,7% so năm 2013; tổng dư nợ cho vay tăng 14,2% so năm 2013. Nợ xấu chiếm khoảng 3%.

3.1.3.6. Cân đối thương mại

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 1.413 triệu USD, tăng 36,18% so năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.293 triệu USD, tăng 39,70 %. Hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng: dệt may, hàng điện tử, chè, giày dép các loại, xe máy, phụ tùng ô tô các loại.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 1.955,3 triệu USD, tăng 8,95% so với năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.840,8 triệu USD, tăng 13,82% so năm trước và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu. Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể khi giá trị nhập khẩu các nhóm hàng thức ăn gia súc và NVL chế biến, phụ liệu giầy dép, hàng điện tử, vải may mặc; các nhóm hàng sắt thép, NVL sản xuất thuốc tân dược, tân dược, xe máy và lĩnh kiện đồng bộ, ô tô các loại và lĩnh kiện đồng bộ giảm so với năm 2013.

3.1.3.7. Chỉ số giá tiêu dùng và ổn định kinh tế vĩ mô

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,26% so với tháng trước và tăng 1,22% so vớí cùng tháng năm trước. Bình quân cả năm 2014 CPI tăng 4,49% so bình quân năm 2013. Nguyên nhân chính làm CPI tháng này giảm là do giá một số mặt hàng thiết yếu giảm như: vật liệu xây dựng giảm 0,57%; nhóm gas và chất đốt giảm 1,64%; xăng dầu giảm 7,14%... Các nhóm còn lại giá tương đối ổn định.

3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997 - 2000, mặc dù tỉnh mới tái lập, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, nhưng trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6 triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD, chiếm 82,7% vốn đăng ký. Trong giai đoạn này, việc thu hút FDI chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng. Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư như: Công ty Honda, Toyota, Nissin, Japfa Comfeed, Toyota Boshoku… đã nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD, do vậy vốn thực hiện đạt cao.

Trong giai đoạn 2001-2005, tháng 12 năm 2003 Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc được thành lập, nhờ đó đã tạo ra bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút FDI, tạo sự tin tưởng và hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Năm 2005, Vĩnh Phúc được xếp thứ 5 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tổng số 42 tỉnh thành, xếp thứ 8 về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng là 460,2 triệu USD). Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD, chiếm 36,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cùng với Luật Đầu tư và Luật DN năm 2005 đã tạo ra sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN trong cấp giấy CNĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng và những cải thiện về môi trường đầu tư như cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu nhập cho nhân dân các địa phương mất đất làm công nghiệp; chính sách đất dịch vụ đã tạo ra những

thuận lợi mới cho thu hút, sử dụng FDI. Trong bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 20 dự án đầu tư. Tổng số dự án FDI thu hút trong toàn giai đoạn là 106 dự án,

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)