Quan điểm, phương hướng và mục tiêu thu hút và nâng cao vai trò của đầu tư trực

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 91)

đầu tư trực tiếp nước ngoài

Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có yếu tố của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI; trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp phát triển như đã phân tích ở trên, việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm:

Một là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được thiết

kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện mối quan hệ đối ngoại... Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI. FDI phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường, do đó cần thận trọng cân nhắc trong việc ưu đãi đối với FDI, tránh những tác động tiêu cực của FDI tới giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh

Ba là, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý hoạt

động FDI sau cấp giấy CNĐT, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, hạn chế tối đa các hệ quả của nguồn vốn này. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI; tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI.

Trên cơ sở phân tích trên FDI cần định hướng chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI nhằm phát triển NNL chất lượng cao - lao động có kỹ năng. Những phương hướng chủ yếu là:

Thứ nhất, về định hướng lĩnh vực đầu tư. Hướng vào thu hút các dự án FDI

có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp cơ khí như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy… vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế; kêu gọi đầu tư vào các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.

Thứ hai, định hướng về địa bàn đầu tư. Trong thời gian tới, Tỉnh cần tập

trung thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các KCN. Từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng. Khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy.

Thứ ba, định hướng về đối tác. Tỉnh cần chú trọng thu hút FDI từ các TNC,

các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các DN nhỏ và vừa từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trong 5 năm 2016-2020 khoảng 7,5-8,0%/năm thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho cả giai đoạn là 160-170 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 7,2 – 7,7 tỷ USD.

Dự báo trong 5 năm (2016-2020) khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 160- 170 nghìn tỷ đồng, trong đó mục tiêu huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 31-32 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 91)