Nguồn số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Nghiên cứu các số liệu, báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1998 đến nay. Trong đó, tập trung nghiên cứu vào đầu tư trực tiếp tại tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là giai đoạn 2009-2014.

Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: - Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm từ 1997 đến 2014;

- Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Số liệu của Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội; Công an; Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc;

- Số liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn...

- Số liệu điều tra, khảo sát của các đơn vị, tổ chức phi chính phủ như: Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế...

- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trước đó. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương 1 . Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội

dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó.. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò của FDI đối với với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các chương 3 và 4 của luận văn, chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng vai đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 1. Từ số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp bằng phương pháp sử dụng phần mềm excel 2007 để tạo biểu đồ, vẽ đồ thị.

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ỏ tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vai trò của FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau về

vai trò của FDI. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở chương 3 phần phân tích thực trạng,cùng với việc thu thập, thống kê số liệu FDI của tỉnh Vĩnh Phúc bằng phần mềm Foxpro nhằm phục vụ cho mục đích phân tích, tổng hợp,. Sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một số thời điểm của tỉnh Vĩnh Phúc

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỔI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VĨNH PHÚC 3.1.1. Môi trường hành chính - tự nhiên 3.1.1. Môi trường hành chính - tự nhiên

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 123.752,31 ha. Về hành chính Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị, 137 xã, phường, thị trấn.

Về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi khi tiếp giáp với 4 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông, Nam giáp Hà Nội.

Về thủy văn, Vĩnh Phúc có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nguồn nước ngầm tuy không lớn nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn nước của Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, do vậy gây không ít khó khăn cho phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

Tài nguyên đất bao gồm đất nông nghiệp 86.929,72 ha (chiếm 70,24% tổng diện tích), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 50.014,84 ha (40,32%); đất phi nông nghiệp 34.651,61 ha (28,00%) và đất chưa sử dụng 2.170,98 ha (1,75%).

Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch ngói có 10 mỏ với trữ lượng 51,8 triệu m3; cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, ngoài ra là các mỏ Fenspat, Puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng và đá ốp lát.

Về tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, di tích lịch sử Hai Bà Trưng...

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc chủ yếu là vị trí địa lý, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đó cũng là những thuận lợi để thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2. Môi trường xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số bình quân năm 2014 là 1.041.400 người, tăng 1,16% so với năm 2013. Trong đó, dân số thành thị là 246.900 người chiếm 23,71% tổng số dân và tăng 1,25% so với năm trước; dân số nông thôn là 794.500 người tăng 1,14%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.

Số lao động được giải quyết việc làm năm 2014 đạt 22 nghìn người, giảm 3,3% so với năm 2013 và đạt 104,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người, tăng 2,9 lần so với năm 2013.

3.1.2.2. Giáo dục và đào tạo

UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo”; phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020; hoàn

thành việc sáp nhập 3 Trung tâm dạy nghề vào Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện; thực hiện việc đổi mới công tác đào tạo và dạy nghề gắn với nhu cầu thị trường ngay từ khâu xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch.

Tổng kết năm học 2013-2014, giáo dục Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển ổn định, chất lượng giáo dục ổn định ở mức cao. Tỷ lệ học sinh xét, thi tốt ở các cấp học đều đạt cao (trên 99,5%), thực hiện tốt Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và duy trì, chất lượng phổ cập mẫu giáo cho trẻ mầm non 5 tuổi tiếp tục được nâng lên, Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 5 toàn quốc được công nhận đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào tháng 2/2014.

3.1.2.3. Hoạt động văn hóa, thể thao

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin được tăng cường. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai. Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống để chào mừng các ngày lễ của đất nước, của tỉnh diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tiết kiệm, đúng quy định và lành mạnh, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Phát thanh truyền hình, xuất bản các ấn phẩm

được quan tâm, cải thiện cả về hình thức và nội dung đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần nâng cao dân trí của nhân dân.

3.1.3. Môi trường kinh tế

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh đạt 54.690 tỷ đồng, tăng 6,11% so với năm 2013. Trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 3.951,6 tỷ đồng, tăng 3,39% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,25 điểm %.

Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt 27.488,7 tỷ đồng, tăng 5,29% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,68 điểm %. Giá trị tăng thêm ngành công Znghiệp đạt 25.837,8 tỷ đồng, tăng 5,07%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,42 điểm %.

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 của các ngành dịch vụ đạt 11.106,3 tỷ đồng, tăng 8,93% so với năm 2013, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,77 điểm %.

Cơ cấu kinh tế năm 2014 là: Khu vực I: 9,76%; khu vực II: 62,54%; khu vực III: 27,7% (năm 2013 tương ứng là: 10,09%; 63,55% và 26,36%).

3.1.3.2. Công nghiệp

Năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm 2,61% so với năm 2013. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm vẫn gặp khó khăn, chủ yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiêp chế biến, chế tạo. Bên cạnh một số sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt như gạch, ngói, lĩnh kiện điện tử... thì thị trường tiêu thụ xe máy vẫn gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển chung của ngành công nghiệp, kéo theo chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so cùng kỳ. Tình hình cụ thể từng ngành trong năm 2014 như sau: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 25,10%, ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,74% ngành dệt tăng 7,26%; ngành sản xuất trang phục tăng 7,78%, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 0,61%, ngành sản xuất lĩnh kiện điện tử tăng 42,55%, ngành sản xuất xe có động cơ tăng 13,11%, ngành sản xuất phương tiện vận tải giảm 9,57%, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt +16,07%; ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước +4,58% so với cùng kỳ năm trước.

3.1.3.3. Nông – lâm – thủy sản a) Sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2014 đạt 95.694 ha, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích các loại cây lâu năm hiện có 8.372,1 ha, tăng 0,6% so với năm 2013, trong đó diện tích cây ăn quả là 7.797 ha chiếm 93,13% diện tích các loại cây lâu năm.

Về chăn nuôi: Hiện nay chăn nuôi dần đi vào sản xuất lớn nên số lượng trang trại và gia trại chăn nuôi lợn tăng so với năm trước, nhiều trang trại đầu tư theo qui mô lớn nuôi lợn nái và lợn nuôi thịt. Các công ty chăn nuôi lớn đóng trên địa bàn tỉnh tăng quy mô chăn nuôi lợn như: Công ty chăn nuôi Tam Đảo có 14.551 con, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có 1.402 con (mới đi vào chăn nuôi lợn).

b) Sản xuất lâm nghiệp

Năm 2014, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 655 ha, giảm 13,17% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, rừng sản xuất 614 ha, rừng đặc dụng 21 ha, rừng phòng hộ 20 ha. Sản lượng gỗ khai thác cả năm 2014 đạt 28.187m3, giảm 4,63%; củi khai thác đạt 51.008 ste, giảm 6,7% so với năm 2013. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ cháy rừng, tăng 5 vụ so với năm trước, diện tích cháy 34,4 ha, tăng 26,4 ha, diện tích thiệt hại 14 ha.

c) Sản xuất thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng năm 2014 đạt 6.943 ha, tăng 0,24% so với 2013 và đạt 99,2% kế hoạch năm. Trong đó, diện tích nuôi cá 6.789 ha (chiếm 97,8% diện tích);

diện tích nuôi trồng thuỷ sản khác 2,7 ha; diện tích ươm giống 150,8 ha. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện có lợi thế nuôi trồng như: Vĩnh Tường 1.580,0 ha; Yên Lạc 1.353,6 ha; Bình Xuyên 1.149,9 ha... Sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 19.201 tấn, tăng 3,68%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 17.190 tấn, tăng 3,57%; sản lượng khai thác đạt 2.011 tấn, tăng 4,58% so với cùng kỳ.

3.1.3.4. Thương mại và dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 đạt 29.505 tỷ đồng, tăng 15,74% so với năm 2013. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 180,7 tỷ đồng, bằng 60,50% năm trước; kinh tế cá thể 16.449 tỷ đồng, tăng 16,39%; kinh tế tư nhân 11.340 tỷ đồng, tăng 11,16%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.500 tỷ đồng, tăng 83,52% so với 2013. Phân theo nhóm ngành kinh tế, thương nghiệp bán lẻ thực hiện 25.365 tỷ đồng, tăng 16,85%; kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch 2.613 tỷ, tăng 7,58% và các ngành dịch vụ tiêu dùng khác thực hiện 1.527 tỷ, tăng 12,52%.

3.1.3.5. Hợp tác đầu tư

Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư tập trung vào

các dự án từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. Qua nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, kết quả năm 2014 thu hút được 82 dự án. Trong đó: 45 dự án FDI,

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)