Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV tại Hà Nội được đánh giá dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
3.2.1.1. Số lượng lao động
Tại Hà Nội, số lao động làm việc tại các DNNVV tăng liên tiếp trong giai đoạn 2010-2014
Bảng 3.4: Lao động trong khu vực DNNVV Hà Nội
ĐVT: Người
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số lao động 1,317,037 1,621,850 2,001,910 2,123,870 Lao động trong khu vực DNNVV
(trong đó chia theo ngành): 826,850 1,180,833 1,515,741 1,632,173
- Xây dựng 170,174 274,548 374,401 348,193
- Công nghiệp 341,278 455,396 499,584 527,580
- Thương mại - Dịch vụ 15,398 450,889 641,756 756,400
Chiếm tỷ lệ (%) 62.78% 72.81% 75.71% 76.85%
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2013
đang tạo ra mạng lưới an sinh xã hội cho nhiều lao động mất việc từ khu vực DNNN và khu vực công, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nếu như năm 2010, khu vực DNNVV của Thành phố giải quyết được việc làm cho 826.850 (chiếm 62.78%) lao động thì đến năm 2013 con số này đã đạt mức 1.632.173 lao động (chiếm 76.85%). Tốc độ tăng trưởng về lao động trong khu vực DNNVV năm 2012/2010 là 30%; năm 2012/2011 là 22% và năm 2012/2011 là 7%.
3.2.1.2. Trình độ lao động
Theo số liệu sơ bộ của cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự
nghiệp năm 2011 trên toàn quốc của Tổng cục thống kê cho thấy, trình độ học vấn
và trình độ được đào tạo nghề của người lao động trong các DNNVV của Hà Nội là ở mức thấp nhất trong các khu vực doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước mà chủ yếu là các các DNNVV, có tới 85,19% là lao động phổ thông, có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn; số lao động là công nhân kỹ thuật có tỷ trọng là 7,73%, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 3,17% và số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 3,83% trong tổng số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng lao động có trình độ cao (trên đại học) chỉ chiếm tỷ trọng là 0,07% trong các doanh nghiệp này. Tỷ lệ lao động tương ứng ở các doanh nghiệp Nhà nước là 37,92%; 38,09%; 9,23%; 14,55%; 0,21%, còn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 74,02%; 14,46%; 3,05%; 8,27% và 0,2%.
3.2.1.3. Năng lực của người lao động
So với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cả nước, thì nguồn nhân lực của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là cao hơn. Trong đó, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học cao hơn hẳn so với đánh giá chung của DNNVV trên địa bàn cả nước (6% so với 1.34% tính trung bình chung của cả nước).Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của các DNNVV nói chung vẫn ở trình độ thấp. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong DNNVV thấp chủ yếu là do quy mô nhỏ nên nguồn vốn đầu tư để đào tạo chuyên môn cho người lao động còn
thấp. Hầu hết các DNNVV không đủ kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Thêm vào đó, DNNVV còn hạn chế nhiều mặt từ môi trường làm việc, các chế độ chính sách, phương thức quản lý nên khó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc.Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi.
Về khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng là một điều đáng lo ngại vì đội ngũ chủ doanh nghiệp DNNVV cũng mới được hình thành từ những năm 90 trở lại đây, vì vậy họ còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết công nghệ và thị trường. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và giám đốc tư nhân chưa được đào tạo bài bản về năng lực quản trị kinh doanh và kỹ năng quản lý, đặc biệt là năng lực quản trị kinh doanh quốc tế. Từ đó dẫn đến khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức…