Tổng quan về đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu công tác bán hàng của SaBeCo (Trang 37 - 40)

VII/ PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1. Tổng quan về đối thủ cạnh tranh:

Cách đây 15 năm, ngành công nghiệp bia vẫn chỉ là sân chơi của 2 “đại gia nhà nước” Sabeco và Habeco. Còn hiện tại thị trường đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như APB ( SINGAPORE), Carlsberg (Đan Mạch), SABMiller (Anh), San Miguel ( Philippines)… và các nhà đầu tư mới tham gia, như Zorok, Budweiser, Kronenberg 1664… Thêm vào đó bia nhập khẩu cũng đã vào Việt Nam với những thương hiệu như Warsteiner, Kulmbacher ( Đức), Leffe, Stella Artois( Bỉ). Điều này mang đến cho 37

người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, nhưng đối với các nhà sản xuất, để có chỗ đứng trên thị trường quả là điều không dễ dàng. Vì thế, sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam hiện tại và tương lai sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Hiện tại doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam là Sabeco, Habeco và VBL. Cả ba doanh nghiệp này đang chiếm đến 95% thị phần trong cả nước mà đứng đầu là Sabeco (51,4%), kế đến là VBL (29,7%) và Habeco (13,9%). Nếu chia thị phần bia theo phân khúc , Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên thị trường . Trong khi đó VBL ( liên doanh giữa nhà máy bia Việt Nam và tập đoàn APB ) đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heniken.

Kết quả khảo sát của Sabeco trong tháng 12/2010 về thị trường tiêu thụ bia cũng như thương hiệu bia được người tiêu dùng ưa chuộng nhất cũng cho thấy sự chiếm giữ thị trường của 3 “đại gia” này. Tại 36 thành phố trong cả nước, bia Sài Gòn Đỏ chiếm 28,1% thị phần, bia 333 chiếm 16%, bia Hà Nội 11,4% và Heineken (10% đối với lon và 6,8% đối với loại chai). Nằm trong top 10 sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất còn có sự góp mặt của Saigon Lager, Bierre Larue, Tiger (chai, lon), Saigon Special. Như vậy, trong 10 dòng sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất thì có đến 5 sản phẩm thuộc VBL và 4 sản phẩm của Sabeco.

Nếu như Heineken khẳng định với lợi thế về thương hiệu, 333/Sài Gòn khẳng định lợi thế về kênh phân phối và định vị sản phẩm hợp lý, thì các đối thủ đã thất bại trong so sánh với họ. Foster’s đã không thành công trong phân khúc cao cấp như Heineken với định vị “uống bia kiểu Úc” và Laser đã không chuyển tải được lợi thế duy nhất “bia tươi đóng chai” đến người tiêu dùng.

Quan tâm của khách hàng với các hãng bia:

BIẾN SỐ CÁCH CHIA PHÂN KHÚC

THỊ TRƯỜNG

CÁC LOẠI BIA TRÊN CÁC PHÂN KHÚC

TÂM LÝ (Tầng lớp xã hội)

Bình dân BÌNH DÂN

Bia hơi, Sài Gòn xanh, Sài Gòn đỏ, BGI, Việt Tiệp, HuDa, Hà Nội

Trung lưu TRUNG CẤP Tiger, San Miguel.

Thượng lưu CAO CẤP

Corona, Heineken, Sài Gòn Special, Carlsberg. YÊU CẦU VỀ LỢI ÍCH-GIÁ CẢ Rẻ BÌNH DÂN

Đại Viêt vàng, Bến thành, Sài Gòn xanh.

Trung bình TRUNG CẤP

Zorok, 333, Halida, Sài Gòn đỏ, San Miguel,

Cao CAO CẤP

Tiger, Corona, Heineken, Sài Gòn Special, Carlsberg

Với cơ cấu dân số từ 25-64 tuổi chiếm 68% Việt Nam là thị trường màu mỡ cho các công ty bia trong và ngoài nước phải quan tâm. Các hãng bia lớn trên thế giới cũng đã và đang có những kế họach lớn cho cuộc xâm nhập vào một thị trường bia đầy tiềm năng và béo bở của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu công tác bán hàng của SaBeCo (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w