Đơn vị tính: Tỷ đồng Biểu đồ thể hiện doanh số của Bia phân chia theo từng quí năm 2011
+ Quý 1: Trong 3 tháng đầu năm, mặc dù vừa vào năm mới nhưng doanh số bán mặt hàng bia của Sabeco tương đối thấp chỉ đạt 4525 tỷ đồng (giam 9% so với cùng kỳ năm 2010).
+ Quý 2: Chúng ta thấy được mức tăng trưởng rõ rệt khi doanh số tăng lên đến 6475 tỷ đồng. Trong quý 2 này, có các ngày Lễ lớn 30/4 – 1/5 cùng với mùa hè – là mùa cho du lịch, nghỉ ngơi đã đẩy mạnh sức tiêu thụ mặt hàng bia của Sabeco. Cùng với mức giá bình dân, dòng Sài Gòn Xanh, Đỏ, và 333 được ưa chuộng nhiều tại các buổi liên hoan trong công ty, các chuyến du lịch cùng với Lễ kỉ niệm lớn tại tất cả các tỉnh thành, với yếu tố mùa vụ này đã giúp cho Sabeco tăng doanh số 1 cách đáng kể.
+ Quý 3: Với biểu đồ như trên, với quý 3 ta thấy doanh số giảm còn 4596 tỷ đồng, với tỷ Chỉ số lạm phát, giá tiêu dùng, giá nguyên vật liệu... tăng cao dẫn đến tổng chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm tăng khoảng 20%:
- Giá điện bán lẻ tăng 15%; giá xăng dầu tăng 18%.
- Giá nguyên liệu chính: Malt tăng 27.9%, Gạo tăng lên tăng 6.5%; Lon nhôm tăng lên 1,879 đồng/lon.
- Tỷ giá ngoại tệ: giá USD tăng 9% so với năm 2010; giá EUR tăng 13%.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, chỉ tăng nhu cầu khi có các chương trình khuyến mãi . Đã ảnh hưởng lớn đến doanh số của Sabeco.
Từ các nguyên nhân nêu trên đã tác động đến doanh số Bia của Sabeco mặt dù trong quý 3 có ngày Lễ lớn 2/9 nhưng do sự tác động mạnh từ Kinh tê nước ngoài đã làm cho doanh số giảm 1 cách đáng kể.
+ Quý 4: Cùng với các khó khăn để lại ở quý 3, trong quý 4 Sabeco tập trung ở các điểm chính như sau :
- Đảm bảo chất lượng ổn định của các sản phẩm Bia Sài Gòn thông qua thắt chặt, đẩy mạnh việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng.
- Tiếp tục triển khai dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, ISO 14000 và HACCP.