1. Sơ lược về thị trường:
Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn, với các thương hiệu Bia Sài Gòn, Saigon special, 333, bia hơi, có nhà máy ở khắp 3 miền, Sài Gòn, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú Yên, Quy Nhơn, Daklak, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hà Nội. Sabeco chiếm lĩnh phân khúc bia phổ thông, đặc biệt mạnh ở khu vực phía Nam và đang phát triển ra Trung Bộ.
Bia hơi (chưa tiệt trùng); bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai; bia thượng hạng gồm những thương hiệu quốc tế hoặc thương hiệu nội địacao cấp.
Phân khúc bia hơi chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ.
Việc bia hơi có được vị thế này chủ yếu do tập trung vào tầng lớp bình dân với mức giá phải chăng khoảng 10.000 đồng một lít. Loại bia này thường được sản xuất bởi các cơ sở nhỏ tại địa phương, tuy nhiên Habeco đã chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1trên thị trường với
mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị.
Các sản phẩm này tập trung vào tầng lớp trung bình khá, hiện đang dần mở rộng theo sự tăng trưởng kinh tế, có giá khoảng 15.000 đồng một lít.Dẫn đầu phân khúc là Sabeco, Habeco và Nhà máy bia Huế.
Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng với mức giá tương đối cao khoảng 28.000 đồng một lít, chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá trị tiêu thụ.
Dòng sản phẩm này tập trung vào tầng lớp khá và thượng lưu. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được Nhà máy Bia Việt Nam phân phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco.
(Theo thống kê của Euromonitor năm 2006)
Tập trung vào tầng lớp trung bình khá, bia nội vẫn là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất
Phân khúc này hiện diện những thương hiệu lớn như Sabeco với sản phẩm Sài Gòn Xanh, Habeco với sản phẩm cùng tên và Nhà máy bia Huế với sản phẩm Huda,
2. Sự tăng trưởng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong thị trường hôm nay: hôm nay:
* Theo số liệu của BRATH - HAAS GROUP, thương hiệu SABECO của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) định vị ở vị trí 21 trong số các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất trên toàn thế giới và thứ 3 khu vực ASEAN.
Ngày 16/6/2012, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm xây dựng & phát triển.
+Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, từ các cơ sở sản xuất thô sơ thời kỳ đầu, quanh quẩn với nhãn hiệu bia “Larue”, đến nay, Sabeco đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành Bia Việt Nam, từng bước hình thành và phát triển nhiều nhà máy hiện đại trên cả nước.
+Các dòng sản phẩm của Sabeco, như 333, Saigon Special, Saigon Export, Saigon Lager, đã trở thành niềm tự hào thương hiệu Việt, của người tiêu dùng trên cả nước.
+Dấu ấn đặc biệt trong quá trình xây dựng & phát triển của Sabeco mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn 2006 - 2010, cụ thể, giá trị SXCN của Tổng Công ty tăng trưởng bình quân 13,5%/năm, tổng doanh thu tăng 42,5%/năm, lợi nhuận tăng 17,6%/năm, nộp ngân sách tăng 10,4%/năm. Cột mốc đi vào lịch sử trong quá trình xây dựng & phát triển của Sabeco là, ngày 27/10/2010 đã hoàn thành 1 tỷ lít bia các loại.
+Trong năm 2012, trong tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2011, ngoài sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng bia lớn và bia địa phương, sức mua của người tiêu dùng giảm ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêu thụ. Do vậy, trong 9 tháng đầu năm, Sabeco đã tập trung vào công tác tháo gỡ các khó khăn của thị trường với những chương trình Marketing bán hàng. Cụ thể, tại khu vực TP.HCM đã triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng như: tiếp thị quán, quán/nhà hàng liên kết, hỗ trợ các đại lý C2, nhà hàng tiệc cưới, chương trình PG mobile…..
Với những nỗ lực trên, cùng với sự ổn định về chất lượng và uy tín thương hiệu, đến hết quý ba năm 2012, sản lượng tiêu thụ Bia Sài Gòn đã đạt 883 triệu lít, đạt 69,5 % so kế hoạch, bằng 103,46 % so với cùng kỳ năm 2011.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Sabeco đặt mục tiêu tăng trưởng SXCN bình quân 14% - 16%/năm, sản lượng Bia tăng 11% - 13%/năm, sản lượng Rượu tăng 30%/năm, Nước giải khát tăng 8%/năm; Tổng doanh thu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm. Đây là mục tiêu hết sức khó khăn trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động, kinh tế trong nước còn khó khăn.
3. Chọn phân khúc thị trường trong tương lai của doanh nghiệp:
Đã từ lâu Sabeco được biết tới với các sản phẩm như Bia Sài Gòn, Bia 333. Các sản phẩm của Sabeco hướng tới thị trường bình dân và phổ biến ở khu vực Nam bộ. Để phát triển mạnh hơn, cũng như mở rộng thị trường, chúng tối nghĩ Phân khúc thị trường cảu Sabeco cụ thể sẽ như sau:
Phân khúc thị trường theo địa lý
Như chúng ta đã biết các sản phẩm của Sabeco chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở khu vực Nam Bộ, nên trong tương lai, đây vẫn là khu vực trọng yếu để Sabeco phát triển. Việc giữ được thị trường này được đưa lên hàng đầu và cần chú trọng nhất.
Đồng thời, thị trường đang có cũng sẽ là nền tảng để phát triển thị trường khác, có thể lấy lợi nhuận của khu vực này để Maketing, bù đắp chi phí ban đầu cho các vùng khác. Và cũng lấy khu vực Nam Bộ làm trung tâm để “lan tỏa” dần dần ra các vùng lân cận. Cụ thể là Sabeco đang mở các chi nhánh sản xuất ở Miền Tây (Cần Thơ và Sóc Trăng) và Miền Trung (Phú Yên) đồng thời mở đại lý trên toàn bộ quốc gia.
Ngoài ra, từng vùng địa lý khác nhau, sẽ có các sở thích thưởng thức khác nhau, do đó mỗi vùng miền, Sabeco sẽ cho ra một loài hương vị khác nhau cũng như nồng độ cồn khác nhau tùy theo thói quen của từng vùng miền, cũng như sẽ đa dạng hóa sản phẩm trong 1 vùng miền nhằm đáp ứng sở thích của các nhóm khác nhau trong vùng miền đó.
Theo chúng tôi, trong việc phân khúc thị trường theo chủng học và tâm lý, Sabeco chủ yếu sẽ phân khúc theo thu nhập của người dân, tầng lớp xã hội và cụ thể ở đây là giới bình dân, thu nhập trung bình. Trong tương lai:
- Sabeco tiếp tục nhắm vào thị trường bình dân, và đây sẽ là thị trường chính, nền tảng để Sabeco tiếp tục theo đuổi các mục tiêu khác của mình.
Với thương hiệu lâu năm cũng như trong bối cảnh kinh tế hiện tại của đất nước Sabeco sẽ tiếp tục nhắm vào giới bình dân, lấy số đông để tăng doanh thu là hoàn toàn chính xác và phát triển ổn định. Đồng thời, kể từ gian đoạn này, chủ nghĩa dân tộc đang được tuyên truyền, đẩy mạnh nên Sabeco có lợi thế lớn trong chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt”
- Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng để cạnh tranh là cần thiết, nên trong tương lai gần, chúng tôi nhận định Sabeco sẽ ra một loại sản phẩm cao cấp hơn để phục vụ tầng lớp trung lưu trở lên. Và việc phát triển sản phẩm này sẽ lấy nền tảng từ những yếu tố đã nêu trên.
4. Khuynh hướng chung của thị trường ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Doanh Nghiệp Doanh Nghiệp
Trong năm 2012, trong tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2011, ngoài sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng bia lớn và bia địa phương, sức mua của người tiêu dùng giảm ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêu thụ.
-Sự xuất hiện của các hãng bia nước ngoài làm thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Thị phần của Sabeco đang có chiều hướng bị thu hẹp lại. Hơn nữa, việc Sabeco sản xuất bia tại 25 nhà máy trên toàn quốc dẫn đến khó khăn trong công tác điều tiết sản phẩm.
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu ít hơn cho tất cả các mặt hàng trong đó có nước giải khát,điều này gây khó khăn cho công ty đặc biệt là đối với dòng sản phẩm bia, rượu vì đây không phải là những mặt hàng thiết yếu.
Trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động , ảnh hưởng đến kinh tế VN nói chung và ngành Bia rượu NGK nói riêng . Cụ thể :
Chỉ số lạm phát, giá tiêu dùng, giá nguyên vật liệu... tăng cao dẫn đến tổng chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm tăng khoảng 20% so với năm 2010. Cụ thể: - Giá điện bán lẻ tăng 15%; giá xăng dầu tăng 18%.
- Giá nguyên liệu chính: Malt tăng từ 9,732 đồng/kg lên 13,765 đồng/kg (tăng 27.9%); Gạo tăng từ 7,534 đồng/kg lên 9,100 đ/kg (tăng 6.5%); Lon nhôm tăng từ 1,606 đồng /lon lên 1,879 đồng/lon.
- Tỷ giá ngoại tệ: giá USD bình quân năm 2010 là 19,182 VNĐ/USD, năm 2011 là 20,880 VNĐ/USD (tăng 1,698 đồng tương đương 9%); Bình quân giá EUR năm 2010 là 25,950 VNĐ/EUR, năm 2011 là 29,211 VN/EUR (tăng 3,261 đồng tương đương 13%).
Dù đã có những nỗ lực để đạt mức tăng trưởng khả quan trong năm 2010, các ngành bia & đồ uống cũng đang có mức tăng trưởng chậm lại trong những tháng đầu năm 2011.
Về phía Sabeco , ngoài những bất lợi từ " đầu vào "ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất , ngoài ra do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, chỉ tăng nhu cầu khi có các chương trình khuyến mãi . Điều này cũng đã là 1 ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tiêu thụ Bia Sài Gòn của Sabeco .