Giải pháp 3: Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch cán bộ quản

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại cơ sở II trường đại học lao động xã hội (Trang 55)

quản lý

3.2.3.1 Mục đích của giải pháp

Có quy hoạch chi tiết, cụ thể và hợp lý để chủ động phát triển đội ngũ CBQL các Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội. Quy hoạch CBQL các Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội được xây dựng khoa học, công khai và đáp úng yêu cầu phát triển đội ngũ này.

3.2.3.2 Nội dung giải pháp

Công tác quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chóng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có mục đích, mục tiêu cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng.

Thường xuyên phải làm công tác quy hoạch và trong công tác quy hoạch cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng những giảng viên có phấm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ giảng viên ở từng đơn vị đế giới thiệu tạo nguồn CBQL kế cận, đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ CBQL.

Trên cơ sở các yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ, phải có quy trình, giải pháp tiến hành hợp lý thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng. Trước hết, phải có các căn cứ khoa học đúng đắn, tiêu chuẩn cán bộ đê xây dựng quy hoạch cán bộ, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ, giảng viên và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng quy hoạch cán bộ.

Bố trí sử dụng cán bộ, gỉang viên đã quy hoạch:

- Việc bố trí, sử dụng cán bộ, giảng viên đã quy hoạch là khâu cuối cùng của quy hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ, giảng viên đã quy hoạch phải đảm bảo đủ các yêu cầu và theo đúng quy trình bố nhiệm (trong thực tế, khâu này thường sinh ra nhiều vấn đề phức tạp).

- Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, giảng viên trong quy hoạch.

Như vậy, để làm tốt chiến lược về công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội điều quan trọng là phải làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển để thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện

- Để có quy hoạch đúng, phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ, giảng viên; muốn vậy, phải nhìn nhận khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ hiện tại và tương lai đối với cán bộ, giảng viên. Việc đánh giá không phải chỉ đế khen - chê mà điều quan trọng hơn là có hướng sử dụng và bồi dưỡng cán bộ. Từ đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.

- Phải xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài đê làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ; mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng họ phát triến sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Phải có kế hoạch định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra tống kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên. Từ đó, sẽ khắc phục được các thiếu sót đế nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.

3.2.4 Giải pháp 4: Tố chúc các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ QL và khuyến khích tự bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ kế cận

3.2.4.1 Mục đích của giải pháp

Trong công tác huấn luyện cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Trước hết, có thể khẳng định rằng: chất lượng CBQL được hình thành là do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn thông qua con đường GDĐT. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì điều quan trọng là phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận trong quy hoạch.

Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới mà sự phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói, đó là sự bùng nổ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Mặt khác, trong nhiều năm qua, hiện nay và trong năm tiếp theo chúng ta vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác QL nhằm nâng cao chất lượng GD,... Vì vậy, việc thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBQLGD trong đó có CBQL các Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng.

chất chính trị, tâm lý và năng lực hành động cho mỗi CBQL. Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi CBQL.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi CBQL tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng trong thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý, biết được cái hay, cái dở của mình để phấn đấu vươn lên trong công tác quản lý.

Cán bộ quản lý Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội là những người chịu trách nhiệm triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển giáo dục dân tộc ở mỗi địa phương. Điều này không chỉ đòi hỏi người CBQL có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giỏi mà còn phải hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; nắm vững Điều lệ, những quy định của ngành đặc biệt những quy định về giáo dục đại học; nắm được tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước; có tầm nhìn xa, trông rộng, có nhận định, đánh giá đúng và dự báo được sự phát triến của sự vật hiện tượng..., vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý nhà trường. Đe đáp ứng được yêu cầu này, người CBQL cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị.

CBQL cần phải được giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống vì Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, phẩm chất đạo đức có tầm quan trọng đối vói mỗi con người. Hơn nữa, trong ngành giáo dục mà nhất là ở các Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội, không chỉ CBQL mà tất cả đội ngũ giảng viên, mỗi người phải là tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Đặc biệt, người CBQL trường học là người đứng đầu trong một tập thể sư phạm chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị thực hiện

nhiệm vụ trồng người, giáo dục đào tạo những thế hệ công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, những người CBQL trước hết phải là những người gương mẫu trong môi trường văn hoá sư phạm, có ý thức và hành vi đạo đức, lối sống tốt đẹp.

3.2.4.3 Cách thúc thực hiện

Học thường xuyên, học suốt đời là một tư tưởng lớn của thời đại, người CBQL phải là một tấm gương về tự học để vươn lên. Quản lý nhà trường theo quan niệm chung cũng là một nghề, mà môi trường làm việc có tính chất đặc thù. Vì vậy CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội cần được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, đồng thời còn phải được đào tạo về lý luận chính trị, giáo dục bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất nghề nghiệp.

Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường đê tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng. Trong điều kiện kinh tế phát triển, mỗi người đều có thể tự sắp xếp thời gian để tham gia đào tạo và tự bồi dưỡng.

Hàng năm, nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL. Tham mưu với lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chính sách khuyến khích, động viên để CBQL tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ QL.

Thông qua kết quả phân tích nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội cần được đào tạo và bồi dưỡng như sau:

- về chuyên môn: Có kế hoạch, khuyến khích cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý khoa, bộ môn đi học ở bậc học Tiến sỹ đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường Đại học.

- về lý luận chính trị: Có kế hoạch cử cán bộ quản lý cấp phòng đi học cao cấp lý luận chính trị.

- về nghiệp vụ quản lý: Đối với đội ngũ CBQL kế cận:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đê đạt tiêu chuấn trước khi bổ nhiệm (có lý luận chính trị sơ cấp, phải qua lóp bồi dưỡng CBQL).

I Phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận đẻ mỗi chức danh có 1 đến 2 cán bộ kế cận.

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD theo phương thức:

- Cán bộ đi học theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đã được lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

- Liên kết mở lóp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD.

- Bồi dưỡng trong hè trước khi khai giảng cho đội ngũ CBQL - Bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ CBQL

- Phối họp đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:

- Cung cấp nội dung, yêu cầu và tài liệu đế CBQL nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng.

- Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu. Định kỳ kiểm tra kiến thức và nghiệp vụ đối với CBQL.

- Tổ chức giao lưu giữa các trường để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quản lý theo các chủ đề nhất định.

- Bồi dưỡng CBQL theo phương thức đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ.

3.2.44 Điều kiện thực hiện

Mỗi CBQL trường học phải nhận thức và đổi mới tư duy và cần thực hiện học tập suốt đời.

Nhà trường tham mưu cho Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hộiây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể, kế hoạch mang tính chiến lược. Đồng thời, có một cơ chế phối kết hợp phân công trong việc chịu trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

Đảm bảo chế độ chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, phải có kinh phí thường xuyên để hỗ trợ người học nâng cao trình độ. Có nguồn kinh phí đế hàng năm cử CBQL đi tham quan, học tập các điên hình về GD ở trong nước và tham quan, học tập ở nước ngoài.

Việc đào tạo bồi dưỡng cần phải cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Phải luôn quan tâm phát huy và khai thác hết khả năng kinh nghiệm của những CBQL giáo dục lớn tuổi đê học hỏi và tự bồi dưỡng cho bản thân đối với CBQL còn trẻ.

3.2.5 Giải pháp 5: Thực hiện tốt quy trình tuyến chọn, bố nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.5.1 Mục đích của giải pháp

Có quy trình tuyển chọn dân chủ, công khai và khách quan đế chọn đúng người có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý loại hình trường đặc thù trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bố nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội đúng quy trình, tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, giảng viên các trường. Mỗi lần bổ nhiệm là một bước tiến trên con đường phát triển của nhà trường và sự phát triển chung của giáo dục dân tộc của tỉnh.

3.2.5.2 Nội dung giải pháp

Bổ nhiệm CBQL là quy luật tất yếu, là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại và phát triên của một nhà trường. Đồng thời, đó cũng là cơ hội đẻ các

+ Căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội.

+ Căn cứ vào thực tế hoạt động và nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, từ năng lực quản lý của cá nhân, với hoàn cảnh thực tế của nhà trường mà có thể bố nhiệm tuần tự hay vượt cấp.

Theo phân cấp quản lý hiện nay, Hiệu trưởng Nhà trường ký’ quyết định bố nhiệm CBQL cấp trưởng phó đơn vị Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội theo đề xuất của Giám đốc Cơ sở sau khi có ý kiến của Đảng ủy Bộ phận và Đảng ủy Nhà trường.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Phải quán triệt chặt chẽ nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tố chức và cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ (tuyệt đối không được bỏ qua việc lấy tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở).

+ Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín cao, đáp ứng được với cương vị mới.

+ Phải khuyến khích được những người tốt, có năng lực để chọn lựa được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

+ Người được bổ nhiệm phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín cao trong tập thế mình quản lý.

+ Sau sự kiện bổ nhiệm, phải có tác dụng khuyến khích được người tốt, lựa chọn được cán bộ giỏi, là điều kiện đế bồi dưỡng cán bộ kế cận tích cực phấn đấu vươn lên.

+ Việc lựa chọn người được bổ nhiệm góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giảng viên với các cấp quản lý

Trong khi làm công tác bổ nhiệm thường có một số yếu tố tâm lý tác động không tốt làm ảnh hưởng tính khách quan trong việc lựa chọn cán bộ, đó là: cách nhìn nhận chủ quan phiến diện; do tình cảm cá nhân vị kỷ; hoặc có quan hệ thân quen (gia đình, bạn bè, quê hương,...).

- Một số điều cần quan tâm khi bố nhiệm và bố nhiệm lại:

Thời gian đảm nhận những chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ ở chức danh trưởng một đơn vị. Như vậy đối với CBQL nói chung và CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội nói riêng, theo quy định bổ nhiệm nhiệm kỳ là 5 năm. Khi hết thời hạn phải xem xét để bổ nhiệm lại.

Khi tiến hành sắp xếp CBQL các Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội phải xem xét các yếu tố sau:

- Yêu cầu của tổ chức: Sự cần thiết phải sắp xếp nhằm mục đích đạt được những mục tiêu quản lý đặt ra.

- Yêu cầu của việc thực hiện điều lệ trường đại học. - Nguyện vọng cá nhân người CBQL.

- Điều kiện thực hiện việc sắp xếp.

3.2.5.3 Cách thức thực hiện

- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.

- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giảng viên tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Thực hiện công khai, dân chủ trong việc tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm. - Đê làm tốt công tác tuyên chọn, bố nhiệm đội ngũ CBQL Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội hiện nay, nhà trường cần quan tâm một số công việc sau:

+ Trong công tác tuyến chọn, đề bạt bố nhiệm cán bộ, giảng viên hiện

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại cơ sở II trường đại học lao động xã hội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w