Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La (Trang 84 - 87)

GXL ta sẽ có: GXL = gXL + Thuế GTGT

Trong đó: GXL là giá dự thầu đã có thuế GTGT đầu ra. gXL là giá dự thầu chưa có thuế GTGT đầu ra. Ta có: gXL = B + Kđ

với B: là chi phí biến đổi

Kđ: là khả năng bù đắp định phí dự kiến khi tham gia đấu thầu (Số dư đảm phí của gói thầu).

Kđ = Đ+ L

Trong đó: Đ là chi phí cố định L là lợi nhuận dự kiến Vậy gXL = B + Đ+ L

Để tăng khả năng trúng thầu, khi dự thầu doanh nghiệp xây dựng cần phải xác định giá dự thầu một cách hợp lý theo mục tiêu mà mình đề ra. Cụ thể:

- Nếu giá dự thầu gXL = B: Doanh nghiệp không có lãi từ công trình này, thậm chí định phí của công trình phải bù đắp từ các công trình khác.

- Nếu giá dự thầu gXL = B + Đ: đây là mức giá chỉ đảm bảo bù đắp các chi phí biến đổi và phần định phí phân bổ cho từng công trình. Mức giá này tuy không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng cũng đã góp phần san sẻ bù đắp một phần định phí trong tổng số định phí chung của toàn doanh nghiệp.

- Nếu giá dự thầu gXL = B + Đ + L* (L* là mức lợi nhuận hợp lý): trong trường hợp này giá gói thầu vừa đảm bảo bù đắp các chi phí biến đổi và chi phí cố định, vừa đảm bảo một mức lợi nhuận dự kiến hợp lý. Vấn đề là doanh nghiệp phải xác định một chính sách giá phù hợp để từ đó có thể đảm bảo các khả năng lợi nhuận dự kiến là cao nhất, thấp nhất hoặc trung bình nhưng vẫn có khả năng trúng thầu.

- Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận của doanh nghiệp nghiệp

Trong các doanh nghiệp xây lắp khi có tổ chức các đội thi công xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, các nhà quản trị cần xem xét và phân tích để đưa ra quyết định có nên tiếp tục hay thu hẹp hay chấm dứt hoạt động của đội thi công đó nhằm đảm bảo lợi nhuận và mức độ an toàn cho doanh nghiệp là cao nhất. Khi đưa ra quyết định này, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích dựa trên cơ sở khoa học là: Lợi nhuận của các đội thi công (công trình, hạng mục công trình) tạo ra cho doanh nghiệp; Mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung của từng đội thi công (công trình, hạng mục công trình) đối với doanh nghiệp; Tác động của doanh thu của từng bộ phận (công trình, hạng mục công trình) với nhau ảnh hưởng tới doanh thu chung của doanh nghiệp.

4.3. Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp

Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng:

- Nhà nước cần có những quy định mang tính hướng dẫn, định hướng tổ chức kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.

- Nhà nước cần có những chế tài xử phạt trong trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh để các doanh nghiêp xây dựng bình đẳng tham gia đấu thầu.

- Các trường Đại học, cao đẳng kinh tế đào tạo ngày kế toán cần chú trọng hơn đến chuyên ngành kế toán quản trị, khuyến khích sinh viên học tập và vận dụng vào thực tế công việc khi đi thực tập tốt nghiệp.

- Bộ tài chính cần ban hành nội dung kế toán quản trị cho từng ngành cụ thể và thống nhất thành chuẩn mực tương tự như kế toán tài chính để những người làm kế toán hiểu một cách đầy đủ về hệ thống kế toán tại đơn vị.

Về phía các Doanh nghiệp:

- Về nhân lực: Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp để nâng cao khả năng ra quyết định trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Đào tạo, cử nhân viên kế toán tham gia học các khóa về kế toán quản trị để đảm bảo trình độ kiến thức kế toán tài chính và kế toán quản trị, có khả năng sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tế, có sự kết hợp chặt

chẽ với các bộ phận phòng ban khác.

- Về bộ máy kế toán: Cần tổ chức bộ máy kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cung cấp thông tin quản trị của doanh nghiệp, và phải chú trọng đến tính bảo mật của thông tin kế toán quản trị.

- Về cơ sở vật chất: tin học hóa công tác kế toán, giảm khối lượng công việc kế toán thủ công, thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.

4.4. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận:

Luận văn nghiên cứu sự cần thiết khách quan về hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Hệ thống hóa những vấn đề chung về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, khẳng định vai trò quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.

Về mặt thực tiễn:

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và phản ánh, phân tích thực tế kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau:

Hoàn thiện phân loại chi phí.

Hoàn thiện chứng từ, tài khoản kế toán.

Hoàn thiện xây dựng, quản lý và sử dụng định mức, lập dự toán chi phí. Hoàn thiện báo cáo quản trị.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán quản trị.

Hoàn thiện việc sử dụng thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh.

4.5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu

Bên cạnh những đóng góp của luận văn, tác giả nhận thấy luận văn còn có những hạn chế sau:

Chưa đưa ra đầy đủ, chi tiết biểu mẫu, báo cáo chi phí giúp cho người đọc dễ hiểu và dễ hình dung.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, đã tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La nói riêng, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện đó phải có hệ thống thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành xây dựng, công tác quản lý chặt chẽ các yếu tố chi phí nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp luôn là những yêu cầu cấp thiết.

Việc tiến tới hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La sẽ tiếp cận một phương pháp quản lý chi phí mới nhằm tiết kiệm và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, là cơ sở hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị

chi phí tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La" không ngoài mục

tiêu trên. Sau quá trình nghiên cứu đề tài được một số kết quả sau:

- Hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp.

- Từ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La, đề tài đã nêu rõ sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, đồng thời cũng đưa ra phương hướng và điều kiện hoàn thiện. Các giải pháp đề tài đưa ra đưa ra gồm nhóm giải pháp cụ thể từ phía doanh nghiệp và nhóm giải pháp chung về phía Nhà nước và ngành chủ quản, được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp lý luận với thực tiễn nên có tính khả thi và phù hợp với thực tế.

Tuy rất cố gắng, song do tính phức tạp của đề tài, sự hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo, các bạn đọc quan tâm để người viết có những hiểu biết sâu sắc hơn về đề tài đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w