Các mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La (Trang 43 - 46)

= ( thực tế Số giờ Số giờ định mức )x Tỷ lệ phân bổ định mức

2.4.Các mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp

nhận giá bằng hoặc cao hơn giá thông thường. Nhưng cũng có không ít trường hợp mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là khi đơn đặt hàng đặc biệt với giá thấp hơn mức giá thông thường. Khi đó, thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị là chi phí biến đổi chênh lệch giữa hai phương án, còn chi phí cố định thì dù doanh nghiêp có chấp nhận đơn đặt hàng đó hay không thì doanh nghiệp vẫn phải chịu.

Các quyết định trong điều kiện sản xuất kinh doanh bị giới hạn

Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn trong việc lựa chọn quyết định kinh doanh khi các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giới hạn, như bị giới hạn về mặt bằng kinh doanh, công suất hoạt động của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cung cấp, mức sản phẩm tiêu thụ, vốn…

Nếu chỉ bị giới hạn bởi một hoặc hai nhân tố. Do mục tiêu doanh nghiệp là làm sao tận dụng được hết năng lực của nhân tố có giới hạn để đạt được tổng lợi nhuận cao nhất. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án mà cho lãi trên biến phí của nhân tố bị giới hạn cao hơn.

Nếu bị giới hạn bởi nhiều nhân tố cùng lúc. Trong trường hợp này phải sử dụng phương pháp tuyến tính để lựa chọn phương án tối ưu. Cần phải xác định mục tiêu và biểu diễn thành phương trình đại số tuyến tính. Sau đó xác định các điều kiện nhân tố giới hạn và biểu diễn thành phương trình đại số. Từ các phương trình biểu diễn thành đồ thị. Tìm được vùng tối ưu trên đồ thị chính là phần giao nhau giữa các đồ thị và các trục tọa độ. Các góc của vùng tối ưu trên đồ thị chính là cơ cấu sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn để đạt được lợi nhuận cao nhất khi cùng một lúc bị giới hạn bởi nhiều nhân tố.

2.4. Các mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp nghiệp

Trong thực tế có 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán mà các doanh nghiệp Việt Nam đang xem xét để vận dụng:

Mô hình kết hợp: Gắn kết hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán thống nhất với bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung.

Mô hình này tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống kế toán cho doanh nghiệp nhưng hiệu quả không cao do kế toán quản trị có thể không tuân thủ các nguyên tắc kế toán giống như kế toán tài chính.

Mô hình tách biệt: Tổ chức kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán.

Mô hình này sẽ làm cho chi phí vận hành cao, tính thực tiễn của mô hình này cũng không cao do rất ít các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và nhân lực để có thể vận hành được đồng thời hai hệ thống kế toán cùng một lúc.

Mô hình hỗn hợp: vừa có tính độc lập vừa có tính kết hợp. Có những phần hành kế toán thì kế toán quản trị và kế toán tài chính sẽ áp dụng mô hình kết hợp, và có những phần hành kế toán thì kế toán quản trị và kế toán tài chính sẽ áp dụng mô hình tách biệt.

Các công việc mà mô hình kế toán quản trị là đảm nhận là: lập dự toán, phân tích chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động.

Đặc điểm kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây lắp:

Về chứng từ: Ngoài các biểu mẫu bắt buộc đối với hệ thống kế toán tài

chính; các doanh nghiệp xây lắp sẽ xây dựng thêm các mẫu biểu và chương trình luân chuyển chứng từ nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí cũng như cung cấp thông tin đặc thù cho hệ thống kế toán quản trị chi phí. Đối với chứng từ chi phí cần thiết kế bổ sung để phản ánh thông tin tùy theo loại chứng từ theo các cách phân loại chi phí đã đề cập đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí tại doanh nghiệp và đảm bảo tính quy chuẩn, nhất quán trong quy trình phản ánh và cung cấp thông tin về chi phí; đối với chứng từ phản ánh thu thập cần bổ sung them thông tin để phản ánh thu thập thực tế và thu thập tiềm ẩn do sự biến động của môi trường kinh doanh, thu thập của từng hoạt động, thu nhập của từng công đoạn, thu thập của từng trung tâm

trách nhiệm…; đối với chứng từ phản ánh lợi nhuận được lập dựa trên cơ sở chứng từ chi phí và chứng từ thu thập.

Về tài khoản: Các doanh nghiệp xây lắp mở thêm tài khoản chi tiết phù hợp

theo nội dung của hệ thống kế toán quản trị chi phí.

Về hệ thống báo cáo KTQT: Báo cáo KTQT chính là sản phẩm cuối cùng

của các chuyên gia kế toán trong quá trình thu thập và xử lý thông tin cung cấp cho nhà quản trị. Báo cáo KTQT cũng đa dạng và phong phú, xuất phát từ nhu cầu, sự am hiểu thông tin của các nhà quản trị để từ đó xây dựng các chỉ tiêu, thiết kế các mẫu biểu cho phù hợp với từng cấp quản trị nhằm đảm bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động kinh doanh hàng ngày.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La (Trang 43 - 46)