- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí vận chuyển thiết bị, đất đá, điện nước Đội trưởng đội thi công căn cứ vào thực tế công việc phát sinh viết giấy đề nghị tạm
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
4.2. Các giải pháp đề xuất của đề tài nghiên cứu Về phân loại chi phí:
Về phân loại chi phí:
Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La cần vận dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí . Việc phân loại này sẽ góp phần cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, từ đó góp phần kiểm soát các khoản chi theo các tính chất biến phí và định phí; Xây dựng báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí, theo các bộ phận nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận để đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận, từ đó đưa ra các quyết định trong kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp.
Trong đó, các chi phí phát sinh hàng ngày mang tính chất biến phí thường bao gồm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
các yếu tố thuộc khoản mục chi phí khác. Các khoản chi phí mang tính chất định phí thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê văn phòng… Còn các khoản chi phí mang cả tính chất định phí và biến phí là chi phí hỗn hợp thường bao gồm chi phí sản xuất chung chi phí sử dụng máy thi công, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu bao gồm cả giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển để thực hiện khối lượng xây lắp. Khoản mục này chủ yếu là biến phí, tuy nhiên do đặc thù của hoạt động xây lắp nên có những khoản chi phí như kho bãi, ch phí bảo qản vật liệu tại hiện trường có tính chất định phí.
Chi phí nhân công để thực hiện khối lượng xây lắp bao gồm cả khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động. Tuy nhiên, một số công lao động làm công tác chuẩn bị, kết thúc, dọn hiện trường thi công lại mang tính chất định phí.
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Khoản mục này là chi phí hỗn hợp tùy thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. Cụ thể:
- Khoản chi phí nhân công điều khiển máy thi công bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy thi công là biến phí nhưng với những khoản phải trả cho công nhân điều khiển máy trong thời gian ngừng thi công do lỗi của họ thì lại là định phí.
- Chi phí vật liệu : Nhiên liệu năng lượng dùng cho máy thi công và những vật liệu gián tiếp cho máy thi công không xác định rõ ràng, cụ thể cho những hạng mục công trình (biến phí), vật liệu cho sửa chữa, bảo dưỡng máy thi cong hoặc tài sản cố định sử dụng cho quản lý công trình (định phí).
- Chi phí công cụ dụng cụ : dùng cho máy thi công hoặc dùng chung trên công trường, nếu tính theo khối lượng thực hiện thì đây là biến phí, còn nếu tính theo thời gian thực hiện không phụ thuộc vào khối lượng thì là định phí.
- Chi phí khấu hao máy thi công : TSCĐ khác sử dụng trên công trường hay quản lý doanh nghiệp, nếu tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì đây là định phí, còn nếu tính khấu hao theo khối lượng công việc thì đây là biến phí.
- Chi phí thuê ca máy và các dịch vụ khác phục vụ máy thi công như trích trước chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí di chuyển máy thi công và các chi phí khác phụ vụ cho quản lý công trình thì đây là định phí.
Bảng 4.1. Phương hướng cơ bản phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Khoản mục chi phí khoảnTài Biến phí Định phí hỗn hợpChi phí Ghi chú
1. Giá vốn hàng bán 632 X - - (1)
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 X - - (2)
3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - - (3)
4. Chi phí sử dụng máy thi công 623 - - x (4)
- Chi phí nhân công 623.1 x - - (4a)
- Chi phí vật liệu 623.2 - - x (4b)
- Chi phí dụng cụ sản xuất 623.3 - x x (4c)
- Chi phí khấu hao máy móc 623.4 - - (4d)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 623.7 - x x (4e)
- Chi phí bằng tiền khác 623.8 - - - (4g)
5. Chi phí sản xuất chung 627 - x x (5)
- Chi phí lương nhân viên đội 627.1 - - - (5a)
- Chi phí vật liệu 627.2 - - x (5b)
- Chi phí dụng cụ sản xuất 627.3 - - x (5c)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định 627.4 - x - (5d)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 627.7 - - x (5e)
- Chi phí bằng tiền khác 627.8 - x - (5g)
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 - - x (6)
- Chi phí nhân viên quản lý 642.1 - x - (6a)
- Chi phí vật liệu quản lý 642.2 - x - (6b)
- Chi phí đồ dùng văn phòng 642.3 - x - (6c)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định 642.4 - x - (6d)
- Thuế, phí, lệ phí 642.5 - - x (6e)
- Chi phí dự phòng 642.6 - x - (6g)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 642.7 - - x (6h)
- Chi phí bằng tiền khác 642.8 - x - (6i)
Các khoản chi phí hỗn hợp thường khó kiểm soát, Doanh nghiệp cần phải xác định quy mô hoạt động và sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu hoặc phương pháp bình phương nhỏ nhất để phân tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí.
Ví dụ chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong năm 2011 của Công ty TNHH Việt Dũng được thể hiện dưới bảng sau đây:
Bảng 4.2: Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2011 của Công ty TNHH Việt Dũng
Số TT Tên công trình Chi phí dịch vụ mua ngoài (ngàn đ)
Số m2 xây dựng thi công
1 Nhà lớp học 40 phòng 160.700 16.000
2 Trường mầm non Ngọc Linh 20.575 1.440
3 Nhà điều hành Viettel 17.465 1.680
4 Ngân hàng Công thương Sơn La 12.425 1.560
5 Bệnh viện Đa khoa Sông Mã 191.210 24.120
6 Ủy ban huyện Mường La 20.650 4.320
(Nguồn: Phòng kế toán)
Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu để tách chi phí dịch vụ mua ngoài thành 2 bộ phận định phí và biến phí.
Tỷ lệ biến phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài =
Sự gia tăng chi phí dịch vụ mua ngoài
Sự gia tăng số m2 xây dựng
= (191.210-20.575)/ (24.120-1.440) = 7,52
Từ đó ta có thể xác định biến phí và định phí cho từng công trình: Công trình Nhà lớp học 40 phòng:
Biến phí = 7,52 x 16.000 = 120.377,4 (nghìn đồng) Định phí = 160.700 - 120.377,4 = 40.322,6 (nghìn đồng) Phương trình dự toán chi phí hỗn hợp như sau:
Ycp = 40.322,6 + 7,52 x (x là số m2 xây dựng thi công)
Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí dịch vụ mua ngoài thành 2 bộ phận định phí và biến phí.
Ta có phương trình tuyến tính: Y = a + bX Trong đó: Y là Chi phí dịch vụ mua ngoài
X là số m2 xây dựng a là các yếu tố bất biến b là tỷ lệ khả biến
Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ thống phương trình sau:
Từ phương trình này, tập hợp n phân tử quan sát, ta có hệ thống phương trình sau: ∑xy = a∑x + b∑x2 ∑y = na + b∑x Với: x: Mức độ hoạt động y: Chi phí hỗn hợp a: Chi phí bất biến b: Tỷ lệ khả biến n: Số đơn vị quan sát
Giải hệ thống phương trình này ta sẽ xác định được các yếu tố a, b và lập được phương trình hồi quy thích hợp.
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu tách biến phí và định phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty TNHH Việt Dũng
Công trình Số m2 xây dựng X Chi phí dịch vụ mua ngoài Y X.Y X2 Nhà lớp học 40 phòng 16.000 160.700 2.571.200.000 256.000.000 Trường mầm non Ngọc Linh 1.440 20.575 29.628.000 2.073.600 Nhà điều hành Viettel 1.680 17.465 29.341.200 2.822.400 Ngân hàng Công thương Sơn La 1.560 12.425 19.383.000 2.433.600 Bệnh viện Đa khoa Sông Mã 24.120 191.210 4.611.985.200 581.774.400 Ủy ban huyện Mường La 4.320 20.650 89.208.000 18.662.400
Tổng cộng 49.120 423.025 7.350.745.400 863.766.400
Từ bảng trên ta có phương trình:
7.350.745.400 = 49.120 a + 863.766.400 b 423.025 = 6a + 49.120 b
Giải hệ phương trình trên ta có: a = 1.561,89; b = 8,42
Vậy tổng biến phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài của Công trình nhà lớp học 40 phòng là 8,42 x 16.000 = 134.720 nghìn đồng ;
Định phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài của Công trình nhà lớp học 40 phòng là 160.700 – 134.720 = 25.980 nghìn đồng.
Về xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống định mức chi phí, lập dự toán chi phí
Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La cần xây dựng hệ thống định mức chi phí phù hợp với thực tế đơn vị. Cụ thể cần bổ sung một số định mức:
Định mức vật tư tiêu hao: Các doanh nghiệp cần bổ sung định mức vật tư tiêu hao trong khâu thi công và khâu vận chuyển vật tư.
Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Trên cơ sở định mức do Nhà nước ban hành, các doanh nghiệp nên xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp tương ứng với từng bậc thợ, từng loại thợ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công
trình, thời gian và địa điểm thi công.
Định mức chi phí ca máy: Các doanh nghiệp cần phải xây dựng bảng đơn giá ca máy cho từng máy thi công cụ thể. Đối với máy thi công thuê ngoài, đơn giá thuê cần điều chỉnh sát với giá thị trường.
Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị:
Tùy theo quy mô của mình mà doanh nghiệp có thể chọn mô hình kế toán quản trị cho phù hợp, theo tác giả mô hình nên được sử dụng nhiều nhất là hình thức kết hợp. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ bố trí kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Theo mô hình này kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo... nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Các kế toán viên khi đang theo dõi phần hành kế toán nào thì họ sẽ nắm bắt rõ vầ phần đó và khi thực hiện công việc kế toán sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Sau đó kế toán trưởng sẽ tổng hợp. Kế toán quản trị không sử dụng chế độ kế toán riêng, tách rời với kế toán tài chính mà sử dụng các tài khoản chi tiết, hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán kết hợp chung trong một hệ thống thống nhất với kế toán tài chính. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin nhằm mục đích cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bộ phận kế toán quản trị chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, bộ phận kế toán tài chính sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Thực chất, kế toán tài chính và kế toán quản trị đều nghiên cứu sự biến động của chi phí và kết quả của hoạt động vì vậy việc tổ chức mô hình kết hợp sẽ tiết kiệm được chi phí trong hạch toán kế toán, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí khoa học và hợp lý nên thiết kế thêm những chứng từ phản ánh những biến động vượt định mức về vật tư, lao động (có thể thiết kế thêm những dấu hiệu riêng) để kế toán chú ý đến những chứng từ này, tìm hiểu nguyên nhân và nếu cần thiết thấy phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm vật tư, nhân công... trong quá trình thi công. Việc xây dựng, thiết kế, bổ sung các chứng từ này sẽ giúp nhà quản trị so sánh chi phí thực tế phát sinh với dự toán và phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí của doanh nghiệp. Đây chính là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát chi phí.
Để tổng hợp và phân tích thông tin kế toán kịp thời và chính xác thì các doanh nghiệp nên sử dụng các tài khoản chi tiết báo cáo bộ phận để thu nhậ và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình kinh doanh. Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản được Bộ tài chính ban hành nhằm phục vụ công tác theo dõi tình hình sản xuất và lập các báo cáo kế toán quản trị. Để hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán cho việc lập báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp cần lựa chọn, thiết kế hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2, 3, 4 cho phù hợp. Việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết theo từng khoản mục chi phí, khoản mục giá thành... Mỗi công trình cần mở một tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất, từ đó mở các tài khoản chi phí mang tính chất biến phí, mang tính chất định phí, chi phí mang tính chất hỗn hợp.
Ví dụ:
Tài khoản cấp 1: Sử dụng các tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành. Tài khoản cấp 2: Chi tiết theo các yếu tố chi phí.
Tài khoản cấp 3: Chi tiết theo tính chất biến phí hay định phí của yếu tố chi phí. Tài khoản cấp 4: Chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí.
Về hệ thống báo cáo quản trị: các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tỉnh Sơn La cần quan tâm trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
Ví dụ: Báo cáo chi phí thể thiện theo cách ứng xử của chi phí (Dùng cho các bộ phận trực tiếp thi công)
Bảng 4.4: Báo cáo chi phí BÁO CÁO CHI PHÍ
Đội thi công số: Chỉ tiêu Công trình, hạng mục công trình... Công trình, hạng mục công trình... Dự toán Thực hiện Chênh lệch Dự toán Thực hiện Chênh lệch .... .... .... - Biến phí
+ Nguyên vật liệu trực tiếp + Biến phí sử dụng máy thi công
+ Biến phí sản xuất chung - Định phí
+ Định phí sử dụng máy thi công
+ Định phí sản xuất chung
Tổng
Từ báo cáo này, có thể đánh giá được mức độ thực hiện đối với từng yếu tố chi phí của từng đội so với dự toán, chênh lệch chi phí thực hiện với dự toán đã lập, đánh giá mức độ tiết kiệm hay lãng phí trong việc sử dụng các yếu tố chi phí của từng đội xây dựng với từng công trình, hạng mục công trình.
Đối với từng khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) của từng công trình cụ thể có thể được lập chi tiết như sau:
Bảng 4.5. Báo cáo thực hiện chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp BÁO CÁO THỰC HIỆN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Công trình/Hạng mục công trình: STT Loại vật
liệu
Dự toán Thực hiện Chênh lệch
Khối
lượng Đơn giá
Khối
lượng Đơn giá
Khối
lượng Đơn giá
Cộng
Báo cáo này sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra nguyên nhân chênh lệch chi phí giữa thực tế và dự toán có sự chênh lệch về lượng hoặc do biến động chênh lệch về giá. Với mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, các nhà quản trị sẽ tìm ra