THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)

- Sáu là, giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội ở nông thôn:

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH

NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI HUYỆN YÊN HƯNG TỈNHQUẢNG NINH QUẢNG NINH

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên- Vị trí địa lý - Vị trí địa lý

Yên Hưng là một huyện trung du ven biển phía Tây nam tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý:

200 45’ 06’’ – 210 02’ 09’’ vĩ độ Bắc 106045’ 30’’ – 1060 0’ 59’’ kinh độ Đông

Phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ; phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía Tây giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu; phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên (thành phố Hải Phòng).

Huyện Yên Hưng có diện tích khoảng 31.343,9 ha, có bờ biển dài 30 km. Theo Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Yên Hưng “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” ban hành ngày 24 - 12 - 2004, xã Điền Công thuộc huyện Yên Hưng được cắt chuyển toàn bộ để sáp nhập vào thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh [7]. Vì vậy, đến nay huyện Yên Hưng gồm 18 xã và 01 thị trấn. Vị trí địa lý huyện Yên Hưng khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội do giáp các đô thị lớn như thành phố Hải Phòng, thị xã Uông Bí và thành phố Hạ Long thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận tiện.

- Địa hình

Yên Hưng nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng cánh cung Đông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt thành các đảo nhỏ. Sông Chanh là một nhánh sông lớn của sông Bạch Đằng, chia Yên Hưng thành 2 vùng rõ rệt:

+ Vùng Hà Bắc (phía Bắc sông Chanh) có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp mang dáng dấp của một miền trung du dốc thoải về phía biển. Vùng Hà Bắc gồm 10 xã và thị trấn Quảng Yên, rộng 18.715,9 ha, chiếm 59,7% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai chủ yếu là đất dốc núi, gò đồi, ruộng bậc thang và xen kẽ có dải đồng bằng nhỏ hẹp… được hình thành trong quá trình hoang hoá trên đá mẹ và bồi tụ. Riêng các xã Sông Khoai, Tân An và Hà An là những vùng đất được khai phá do lấn biển nên địa hình bằng phẳng.

+ Vùng đảo Hà Nam (phía Nam sông Chanh) là vùng bãi bồi được khai phá từ thế kỷ XV bằng việc quai đê lấn biển. Đảo Hà Nam được bao bọc bởi 33,6 km đê biển, có 8 xã với diện tích khoảng 12.628 ha chiếm khoảng 40,3% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng lòng chảo thấp so với mặt nước triều nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển.

Vùng bãi triều ngoài đê của huyện khá lớn. Yên Hưng hiện có 12.000 ha bãi triều, phần lớn đã được đắp đê khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản. [1]

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)