Ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)

Chăn nuôi là hướng phát triển quan trọng, lâu dài trong sản xuất nông nghiệp, là một nghề truyền thống lâu đời gắn với trồng trọt và kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Ngành chăn nuôi của huyện Yên Hưng phải giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm cho người dân trong huyện, cung cấp cho các vùng trong tỉnh và khu vực. Muốn vậy, phải phát triển chăn nuôi và từng bước đưa thành ngành sản xuất chính, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp (trên 50%), trọng tâm là phát triển nuôi lợn, bò, vịt; thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

Định hướng phát triển chăn nuôi trong tương lai như sau:

• Đối với nuôi lợn: là con vật được nuôi từ lâu đời của người nông dân, là thế mạnh trong ngành chăn nuôi của huyện và sẽ tiếp tục được đầu tư để nâng tổng đàn lợn lên trên 70.000 con vào năm 2010. Đồng thời, huyện tiếp tục thực hiện tốt chương trình cải tạo giống lợn theo hướng nạc hoá, giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn, tăng trọng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho ngành chăn nuôi lợn như: thú y, chế biến thức ăn, quy trình chăn nuôi… Phát triển đồng thời 2 loại hình về quy mô chăn nuôi lợn là chăn nuôi tập trung với tổng đàn lợn lớn theo quy trình bán công nghiệp, công nghiệp ở các hộ có điều kiện và các hợp tác xã chăn nuôi với chất lượng sản phẩm cao và đồng đều, phục vụ cho tiêu thụ của thành phố Hạ Long và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ ở hộ gia đình nhằm tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp với năng suất, chất lượng từ trung bình đến khá phục vụ nhu cầu tại chỗ.

• Đối với chăn nuôi bò: Nhu cầu tiêu thụ thịt bò sẽ ngày càng gia tăng trong cơ cấu bữa ăn khi mức sống con người được nâng lên. Trong thời

gian tới, huyện Yên Hưng cần tăng cường phát triển đàn bò do huyện có nhiều đồng cỏ (ở các xã Hoàng Tân, Sông Khoai, Hiệp Hoà…), lại có nguồn thức ăn dồi dào từ công nghiệp chế biến và từ trồng trọt… là những tiềm năng lớn cần phát huy tốt hơn nữa. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn bò toàn huyện có quy mô trên 7.500 con và sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân dân trong vùng và tiêu thụ bên ngoài.

• Đối với gia cầm: chủ yếu là con gà và vịt. Những năm trước, gia cầm chủ yếu được nuôi thả nhà, ao vườn nhưng nay được nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp nhằm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm mà chất lượng vẫn tốt, khả năng cạnh tranh cao so với một số vùng xung quanh. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn gia cầm toàn huyện khoảng 405.000 con.

Trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi gia đình vẫn là hình thức chăn nuôi chủ yếu để tạo ra các sản phẩm thịt, trứng đáp ứng nhu cầu vì nó tận dụng được đất đai, thức ăn, lao động, nguồn vốn và các nguồn lợi khác mà ở quy mô lớn khó có thể sử dụng được. Tuy nhiên, khi các xí nghiệp chăn nuôi tư nhân, quốc doanh phát triển tốt thì chăn nuôi gia đình có thể sẽ trở thành các vệ tinh chăn nuôi gia công mang tính chất chuyên môn hoá hơn.

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)