Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

- Sáu là, giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội ở nông thôn:

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, có biên giới giáp với Việt Nam, diện tích tự nhiên là 932.641 km2, dân số đông nhất thế giới, bình quân diện tích đất canh tác là 0,11ha/người. Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội như nước ta. Khi mới giành độc lập, Trung Quốc cũng là nước xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu. Công cuộc xây dựng CNXH ở Trung Quốc trong giai đoạn này khá giống với Việt Nam là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, ít quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.

- Thời kỳ cải cách ruộng đất từ năm 1950 – 1952, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ, không bồi hoàn đem chia cho tất cả nông dân không có ruộng và thiếu ruộng đất, nông dân không phải trả tiền. Sau cải cách ruộng đất, Trung Quốc tiến hành xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá tư liệu sản xuất và nông trường quốc doanh trên cơ sở công

hữu hoá, xoá bỏ kinh tế hộ nông dân, sau đó tổ chức ra các công xã nhân dân quy mô lớn. Các loại hình sản xuất tập trung không phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, triệt tiêu động lực kích thích người lao động, dẫn đến tình trạng trì trệ trong nông nghiệp. Vì vậy, suốt những năm 60, 70 đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, tình hình chính trị xã hội bất ổn, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.

- Thời kỳ cải cách kinh tế: Cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được thành công ban đầu về hoạch định chính sách và chiến lược phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó khoán hộ là một quyết sách quan trọng đã tạo ra động lực cho sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc bằng việc khai thác tiềm năng lao động, đất đai, tiền vốn và khoa học công nghệ mới ở cả trong nước và quốc tế. Cơ chế khoán hộ đã thay thế công xã nhân dân, trở lại kinh tế hộ nông dân đi từ sản xuất tự túc phát triển lên sản xuất hàng hoá, hình thành các hộ chuyên theo mô hình trang trại gia đình quy mô vừa và nhỏ. Kinh tế hộ nông dân ở Trung Quốc cũng đang từng bước đi lên công nghiệp hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, vật tư, kỹ thuật, máy móc, thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, Trung Quốc đã thoát khỏi trì trệ, sa sút kéo dài hơn 30 năm và có bước phát triển mới.

- Xây dựng mô hình “Xí nghiệp hương trấn” cùng với việc triển khai thực hiện chính sách khoán hộ trong nông nghiệp. Hương trấn là tên gọi chung cho các xí nghiệp công nghiệp và dịch vụ được hình thành bởi sự liên kết của các thành phần kinh tế ở nông thôn như các hợp tác xã, làng xã, kinh tế tư nhân với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Tóm lại, từ nghiên cứu phân tích hiện trạng tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Trung Quốc có thể rút ra những bài học kinh nghiệm :

- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở bảo đảm an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

- Mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hoá, vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

- Thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường ở nông thôn có sự quản lý của Nhà nước trong việc chuyển dịch cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật… đồng thời còn tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua các tổ chức kinh tế tập thể (Hợp tác xã), xã thôn, Nhà nước và một bộ phận nhỏ nông dân tự nguyện lập ra trên các vùng nông thôn.

- Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để dẫn dụ các cơ cấu kinh tế địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời bảo đảm nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w