Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Hưng

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 81)

- Những hạn chế chủ yếu

2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Hưng

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản.

Yên Hưng mang đặc thù là một huyện nông nghiệp với trên 70% lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông – lâm – thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp mang tính thuần nông và chủ yếu là độc canh cây lúa. Phần lớn diện tích đất tự nhiên trong huyện là đất nông nghiệp:

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Hưng (đv: ha) Năm Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất lâm nghiệp Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng 2005 32.590 15.770,5 1.633,9 4.886,5 998,2 9.300,9 2006 31.343,9 14.978,6 1.309,3 4.804,4 1013,7 9.237,9

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.

Như vậy, đất nông nghiệp chiếm khoảng 48% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, cho thấy vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2006 giảm 791,9 ha so với năm 2005 do một phần đất nông nghiệp ở xã Điền Công trước đây thuộc huyện Yên Hưng nay đã thuộc thị xã Uông Bí và do 1 phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích sử dụng khác…

Đặc biệt, huyện Yên Hưng còn diện tích đất khá lớn chưa sử dụng, khoảng 9.237,9 ha, bằng 29,5% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, có đến 90,5% là đất có mặt nước (khoảng 8.362,7 ha). Đây là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, cần được khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Hưng được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trong 6 năm qua (2001 – 2006), huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế – xã hội huyện Yên Hưng. Năm 2006, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện đạt 1183,0 tỷ đồng (theo giá cố định), tăng 141,4 tỷ đồng.

Tổng sản lượng lương thực năm 2001 đạt 43.847 tấn, năm 2006 đạt trên 52.054 tấn, tăng 1,2 lần so với năm 2001.

Về giá trị sản xuất/ ha canh tác: năm 2001đã đạt 22,8 triệu đồng/ ha đến năm 2006 đạt 37 triệu/ ha, tăng 62,3%. [2]

Cụ thể tình hình phát triển ngành nông nghiệp huyện Yên Hưng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp huyện Yên Hưng. (theo giá cố định). (đv: triệu đồng)

Tiêu chí 2001 2004 2005 2006 Tổng giá trị sản phẩm 308.618 478.864 495.000 509.000 Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi 185.830 131.485 54.345 235.152 154.952 80.200 241.365 158.895 82.470 254.000 156.000 98.000 Thuỷ sản 98.934 208.800 234.500 245.000 Lâm nghiệp và Dịch vụ 23.854 28.400 33.000 10.000 Bảng số liệu trên cho thấy, sau 6 năm, giá trị sản phẩm ngành nông- lâm – thuỷ sản tăng 1,65 lần từ 308.618 triệu lên 509.000 triệu.

Trong đó, giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng từ 185.830 triệu lên 254.000 triệu (tăng 1,4 lần). Sự tăng lên không ngừng của giá trị sản phẩm

nông nghiệp trong khi huyện đang nỗ lực giảm diện tích, lao động trong ngành nông nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chứng tỏ ngành nông nghiệp ở huyện ngày càng được đầu tư theo chiều sâu, áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp trong vùng. Thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá IX) về “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, việc chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản và áp dụng các loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp tại huyện Yên Hưng đã có nhiều tiến bộ. Huyện đã chỉ đạo ngành nông, lâm thực hiện các mô hình khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao đã được đưa vào gieo cấy đại trà như lúa lai 2 và 3 dòng, Bắc ưu, Bồi tạp Sơn Thanh, QNT1. Vì vậy, diện tích lúa có năng suất cao tăng nhanh, đưa năng suất cả năm 2001 là 40.1 tạ/ ha lên 49,3 tạ/ ha vào năm 2006.

Đặc biệt, giá trị ngành thuỷ sản tăng mạnh, sau 6 năm tăng gấp 2,5 lần đã góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp huyện. Thuỷ sản vốn là một tiềm năng lớn của huyện và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế huyện nói chung.

Trong khi giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản, chăn nuôi tăng đều qua các năm thì giá trị sản phẩm ngành lâm nghiệp và dịch vụ tăng, giảm không đều và có xu hướng giảm mạnh. Từ năm 2001 – 2005, giá trị sản phẩm lâm nghiệp và dịch vụ liên tục tăng từ 23.854 triệu lên 33.000 triệu (tăng 9.146 triệu đồng) nhờ tập trung vào phát triển vốn rừng và kinh tế lâm trại, phát triển vườn rừng. Tính đến năm 2005, toàn huyện đã trồng được 650.000 ha cây phân tán, khai thác 560 tấn nhựa thông, duy trì độ che phủ của rừng, đồi. Tuy nhiên, tới năm 2006, giá trị sản xuất lâm nghiệp và dịch vụ giảm mạnh xuống còn 10.000 triệu (giảm 2,4 lần so với năm 2001).

Nhìn chung, từ năm 2001 – 2006, giá trị nông nghiệp liên tục tăng do huyện Yên Hưng thực hiện tốt nhiều chính sách và biện pháp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao giá trị của các ngành thành phần trong nông – lâm – thuỷ sản. Sự thay đổi giá trị sản phẩm các ngành thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đã dẫn đến sự biến đổi tỷ trọng của những ngành này trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung theo hướng:

Bảng 6: Cơ cấu các ngành nông – lâm – thuỷ sản. (đv: %)

Tiêu chí 2001 2004 2005 2006 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi 60,3 42,7 17,6 49,1 32,4 16,7 48,8 32,1 16,7 49,9 30,6 19,3 Thuỷ sản 32,1 43,6 47,4 48,1 Lâm nghiệp và dịch vụ 7,6 5,9 6,7 2,0

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.

Trong quá trình đổi mới, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện bước đầu đã có sự chuyển dịch, thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2001 – 2006 được phản ánh ở bảng trên.

Bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản huyện Yên Hưng thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu.

- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản của huyện nói chung suốt từ năm 2001 – 2006. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ 60,3% xuống còn 49,9% (giảm 10,4%). Từ năm 2001 – 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đều

(giảm 11,5%) do sự giảm đồng thời tỷ trọng của ngành trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp (trồng trọt giảm 10,6%, chăn nuôi giảm 0,9%). Đến năm 2006, tỷ trọng ngành nông nghiệp có tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể (tăng 1,1%) do sự tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi song tỷ trọng này vẫn là giảm so với năm 2001. Trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 12,1%, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 1,7% sau 6 năm.

- Chuyển dịch lớn nhất trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thuỷ sản huyện Yên Hưng thời kỳ 2001 – 2006 là sự không ngừng gia tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản từ 32,1% lên 48,1% (tăng 16% trong 6 năm). Nếu như năm 2001, tỷ trọng ngành thuỷ sản kém tỷ trọng ngành trồng trọt là 10,6% thì sau 6 năm, ngành thuỷ sản có tỷ trọng lớn hơn ngành trồng trọt (hơn 17,5%) và gần bằng tỷ trọng của cả ngành nông nghiệp. Điều đó chứng tỏ thuỷ sản là ngành kinh tế thế mạnh và ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thuỷ sản nói riêng và trong cơ cấu kinh tế huyện Yên Hưng nói chung.

- Tỷ trọng ngành lâm nghiệp vốn nhỏ và giảm mạnh từ 7,6% xuống 2,0% do gỗ khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng trồng mới còn chậm phát triển.

Như vậy, cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản huyệnYên Hưng những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông và tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản; trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Sự chuyển dịch cụ thể cơ cấu kinh tế của từng ngành bộ phận trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung sẽ được trình bày dưới đây:

- Ngành nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm chăn nuôi và trồng trọt, luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp.

Vấn đề đặt ra cho cả nước nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng là phải xây dựng cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại huyện Yên Hưng, từ năm 2001 – 2006, giá trị sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng (xem lại bảng 5). Trong đó, giá trị của cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng:

• Trồng trọt tăng 24.515 triệu, gấp 1,2 lần năm 2001. • Chăn nuôi tăng 43.655 triệu, gấp 1,8 lần năm 2001.

Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước… ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có điều kiện phát triển. Đặc biệt, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả tốt dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp như sau:

Bảng 7: Cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) (đv: %)

Tiêu chí 2001 2004 2005 2006

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Trồng trọt 70,7 65,9 65,8 61,4

Chăn nuôi 29,3 34,1 34,2 38,2

Từ năm 2001 - 2006, cơ cấu ngành nông nghiệp biến chuyển như sau: + Trồng trọt là ngành chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm từ 70,7% xuống còn 61,4% ( giảm 9,3%).

+ Sau 6 năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng đều từ 29,3% - 38,2% (tăng 8,9%). Mặc dù vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ngành này tại huyện. Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm khai thác tốt hơn các tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi, tiến tới xây dựng 1 tỷ lệ cân đối hơn giữa trồng trọt và chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.

Phân tích trên cho thấy, thời gian qua, huyện Yên Hưng đã bước đầu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Không chỉ vậy, huyện cũng từng bước thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu về thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Cụ thể như sau:

• Ngành trồng trọt:

Do đặc thù của khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… của khu vực Đông Bắc bộ nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng, ngành trồng trọt đã xuất hiện từ lâu đời, nhất là cây lúa nước và chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng của huyện gồm các loại cây chính như: lúa, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu.

Diễn biến cơ cấu đất gieo trồng nông nghiệp huyện Yên Hưng như sau:

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng 14.741,9 100,0 14.848,5 100,0 I. Đất trồng cây hàng năm 14.719,9 99,8 14.840,7 99,9 1. Cây lương thực

Trong đó: cây lúa

11.007,0 10.689,0 10.905,7 10.663,9 2. Cây chất bột khác 896,6 838,7 3. Cây CN ngắn ngày 232,7 180,3 4. Cây thực phẩm Trong đó: rau các loại

2.583,6 2.209,0

2.916,0 2583,4

II. Đất trồng cây lâu năm 22,0 0,2 7,8 0,1

Bảng 8: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại huyện Yên Hưng.

Tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây của huyện Yên Hưng tăng 106,6 ha sau 2 năm.

Trong cơ cấu cây trồng tại huyện, cây hàng năm chiếm ưu thế. Diện tích gieo trồng cây hằng năm khoảng 14.840,7 ha và chiếm trên 99% tổng

diện tích gieo trồng toàn huyện. Trong 2 năm qua, diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng tăng 120,8 ha. Trong khi diện tích gieo trồng cây lâu năm rất ít và có xu hướng giảm từ 22 ha (năm 2005) xuống còn 7,8 ha (năm 2006) và chỉ chiếm khoảng 0,1 – 0,2% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện.

Trên thực tế, năm 2006, huyện Yên Hưng đã dành 875,1 ha đất nông nghiệp cho trồng cây lâu năm nhưng mới gieo trồng được khoảng 7,8 ha, tức là tiềm năng phát triển cây lâu năm tại huyện còn nhiều, cần khai thác tốt hơn nữa. Trong diện tích trồng cây lâu năm, cây ăn quả được trồng chủ yếu với các loại chính như vải, nhã, xoài… Đặc biệt, từ năm 2001, huyện đã bước đầu xây dựng mô hình trang trại cây ăn quả như trang trại vải ở Minh Thành… Đến nay, toàn huyện có khoảng 3 trang trại cây ăn quả.

Bảng 9: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Yên Hưng (đv: ha)

Chỉ tiêu 2005 2006

Tổng diện tích đất nông nghiệp 15.770,5 14.978,6 Trong đó: - Cây hàng năm

- Cây lâu năm

- Đất có diện tích mặt nước dùng trong nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6114,0 5.855,6

897,0 875,1

8744,2 8247,0

Bảng số liệu trên cho thấy, diện tích cây hàng năm chiếm 39% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện và có xu hướng giảm từ 6.114 ha (năm 2005) xuống còn 5.855,6 ha (năm 2006), giảm 254,8 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng trọt và do quá trình đô thị hóa tại huyện Yên Hưng những năm qua diễn ra mạnh đã dẫn đến một phần đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng với mục đích khác. Tuy vậy, diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn tăng 120,8 ha (xem lại bảng 8) từ năm 2005 – 2006. Điều đó chứng tỏ huyện Yên

Hưng đã thực hiện tốt việc thâm canh, tăng vụ nâng cao năng suất sử dụng đất, đưa hệ số quay còng đất năm 2006 đạt 2,3 lần.

 Cây lúa:

Trong các loại cây hàng năm, lúa vẫn là cây trồng chính. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2006 là 10.663,9 ha, giảm 25,1 ha so với năm 2005, chiếm 97,8% diện tích gieo trồng cây lương thực và 71,8% tổng diện tích gieo trồng của cả huyện. Như vậy, mặc dù huyện Yên Hưng đã có nhiều cố gắng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa màu song tình trạng độc canh lúa vẫn còn.

Trong sản xuất lúa, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng là một đặc trưng quan trọng cho phép giải quyết được những vấn đề do điều kiện khí hậu thời tiết đặt ra đồng thời nói lên sự tiến bộ trong việc áp dụng khoa học – kỹ thuật và cải thiện điều kiện canh tác như giống, kỹ thuật thâm canh, vấn đề thuỷ lợi…

Tại huyện Yên Hưng, một năm có hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Mùa. - Vụ Đông Xuân có diện tích 4.903,4 ha, giảm 14,2 ha so với năm 2005. Sản lượng đạt 27.151,3 tấn (tăng 641,5 tấn so với vụ Đông Xuân năm 2005). Năng suất bình quân đạt 55,4 tạ/ ha.

- Vụ Mùa có diện tích khoảng 5.760,5 ha, giảm 10,9 ha so với năm 2005. Sản lượng đạt 24.104,1 tấn (giảm 2.078 tấn), năng suất khoảng 41,8 tạ/ ha.

Những năm gần đây, huyện Yên Hưng đã kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng tăng diện tích lúa Xuân muộn, Mùa sớm, trung vụ để mở rộng diện tích cấy vụ Đông, nâng tỷ lệ diện tích cấy lúa thuần năng suất cao, mở rộng diện tích cho giá trị sản xuất trên 50 triệu/ ha/ năm nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân. Kết quả đạt được: tỷ lệ diện tích cấy lúa xuân muộn, mùa sớm liên tục tăng trong vòng 2 năm qua (xem bảng 10 dưới đây). Diện tích lúa Xuân

muộn chiếm 65,4% tổng diện tích cấy lúa, tăng 6,2% so với năm 2005. Diện tích lúa mùa trung, mùa sớm chiếm 80,2% tổng diện tích cấy lúa. Huyện cũng thực hiện quy hoạch 500 ha cấy lúa kém hiệu quả ở 4 xã (Tiền Phong, Sông Khoai, Nam Hoà, Hà An) sang nuôi trồng thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 81)