chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số cơ quan chuyên môn, một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn chưa đầy đủ. Do đó, trong công tác tham mưu điều hành chưa có giải pháp hữu hiệu để thực hiện, nhiều lúc còn thụ động, trông chờ ỷ lại cấp trên, thiếu kiên quyết… làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦYẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNGTỈNH QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG NINH
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN HƯNG TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN HƯNG
Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, tiềm năng đất đai, mặt nước và các lợi thế của huyện cũng như dựa trên cơ sở các dự báo, các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp trong tương lai, định hướng phát triển của các ngành nghề và các lĩnh vực khác. Việc phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên điạ bàn huyện cần quán triệt những quan điểm sau:
- Đến năm 2010, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Vì vậy, cần có sự tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải gắn với thị trường và hiệu quả sản xuất, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp và dịch vụ để hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn huyện; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó, không thể thiếu được vai trò định hướng, hỗ trợ thúc đẩy và kiểm soát quản lý của Nhà nước, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng. Chú trọng liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
- Phát huy lợi thế của huyện, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và thuỷ sản, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn về môi trường sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp ở huyện Yên Hưng phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các huyện trong tỉnh, với khu vực Đông Bắc bộ và cả nước.
3.2. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆPCỦA HUYỆN YÊN HƯNG CỦA HUYỆN YÊN HƯNG
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở các mục tiêu chung của quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội năm 2010 của tỉnh và huyện Yên Hưng, mục tiêu tổng quát của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đến năm 2010 là:
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển nông – lâm – thuỷ sản của huyện một cách bền vững, cùng với tỉnh và cả nước bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và gắn sản xuất với thị trường. Tăng cường và hoàn thiện một bước cơ bản kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của huyện. Trên cơ sở đó, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp, tăng việc làm, tăng hộ giàu, tiến tới xoá hộ nghèo, thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị – xã hội và đoàn kết nông thôn.
Mục tiêu tổng quát trên được thể hiện trong các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất là, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông – lâm – thuỷ sản hàng năm tối thiểu 7%, phát triển nông nghiệp bền vững theo cơ chế thị trường, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và an toàn thực phẩm cho nhu cầu trong huyện, tỉnh và tăng cường xuất khẩu. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt từ 55.000 đến 60.000 tấn.
Thứ hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng vùng sinh thái gắn với thị trường theo hướng tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, cây rau màu, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, giảm bớt hộ thuần nông, tăng hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và thau chua rửa mặn, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn: vùng lúa đặc sản, vùng rau sạch, thuỷ sản…
Thứ ba là, đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ kịp thời sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản nhằm tăng năng suất sản xuất và năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng nông sản và tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước.
Thứ tư là, tăng nhanh vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện…
Thứ năm là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế trong nông nghiệp; trong đó chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hình thức kinh tế trang trại hộ gia đình. Thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế quản lý và chính sách
đối với nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện.
Thứ sáu là, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc ở nông thôn: tạo nhiều việc làm, giảm thời gian nông nhàn, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, xoá hộ đói nghèo, chống tệ nạn xã hội… góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư ở nông thôn, ổn định vững chắc chính trị – kinh tế – xã hội trên địa bàn nông thôn của huyện.
Thứ bảy là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính phục vụ nhân dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện.
3.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu