Ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 97)

Để tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, nhất là rừng phòng hộ đặc dụng, rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ môi trường và đê điều, Yên Hưng tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình trồng mới 5.000 ha rừng.

Quản lý, bảo vệ, trồng bổ sung mới thêm cây sú, vẹt ở khu vực phòng hộ ở các xã ven sông, ven biển như Hà An, Tiền An, Hoàng Tân và các xã khu vực Hà Nam, đặc biệt là rừng phòng hộ Yên Lập đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện.

Chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo chu kỳ hợp lý diện tích rừng sản xuất (chủ yếu là rừng thông khai thác nhựa). Đặc biệt là tập trung đầu tư các

chương trình, thiết bị để chống cháy rừng, kết hợp chăn nuôi dê, bò trên diện tích rừng thông ở xã Hoàng Tân, Minh Thành. Căn cứ vào tiềm năng đất đai và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2010, huyện Yên Hưng sẽ tiến hành chuyển một phần diện tích rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả (khoảng 49,35 ha), chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở… Dự kiến đến năm 2010, diện tích rừng sản xuất là 2.520,91 ha.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YỂU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG

Xuất phát từ những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua cũng như mục tiêu, phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nay đến năm 2010, hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trên tại huyện Yên Hưng thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu:

3.3.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quảhoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước tại huyện nhằm thúc hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước tại huyện nhằm thúc

đẩy quá trình phát triển KT - XH toàn huyện nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Kinh tế – cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Nông – lâm – thuỷ sản. Cần có sự phân công rõ ràng, cụ thể hơn về nhiệm vụ và quyền hạn giữa HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn quản lý lĩnh vực kinh tế cũng như các lĩnh vực khác để nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, cấp dưới bị động, lúng túng chờ cấp trên khiến công việc triển khai chậm, công tác quản lý kém hiệu quả.

3.3.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạtđộng của đội ngũ cán bộ, công chức - đây là một trong bốn nội dung quan động của đội ngũ cán bộ, công chức - đây là một trong bốn nội dung quan

trọng của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước. Để thực hiện tốt nội dung này, có thể tiến hành một số biện pháp sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện và các xã, thị trấn. Hiện nay, trong huyện mới chỉ có 3.717 nhân lực đã qua đào tạo (chiếm 5,18% tổng nhân lực toàn huyện), trong đó chỉ có khoảng 320 nhân lực có trình độ đại học và trên đại học (xem phụ biểu 2).

Như vậy có thể thấy, trình độ của nguồn nhân lực nói chung và của đội ngũ cán bộ, công chức huyện nói riêng còn thấp nên việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức là rất cần thiết. Muốn thực hiện tốt công tác này cần làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng theo quy hoạch cán bộ, công chức và theo các tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đối với cán bộ, công chức của huyện: phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với số lượng, trình độ, cơ cấu về ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chuẩn hoá, tăng cường đào tạo những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, thuỷ lợi, quản lý nhà nước, chính trị.

- Đối với cán bộ xã, thị trấn: cần tăng cường số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện nay; chú ý những lĩnh vực có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lớn là quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, nông nghiệp; nhất là về quản lý Nhà nước nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn và kỹ năng thực hành hành chính, vì đây là mặt yếu nhất đối với những chức danh chủ chốt của chính quyền xã, thị trấn hiện nay. Bên cạnh đó, huyện cần có chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ nông nghiệp, nông thôn lâu dài; coi trọng và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý lao động ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chủ trương thu hút cán bộ, kỹ sư và đông đảo trí thức về nông thôn công tác. Ngoài ra, huyện tiến hành chọn đào

tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện về kỹ thuật quản lý, quản trị kinh doanh và thị trường cho cán bộ quản lý hợp tác xã, những người sản xuất giỏi.

Hai là: Tổ chức thực hiện đúng các nội dung về quản lý cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức, trong đó chú trọng tăng cường những công tác sau:

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là những chức danh chủ chốt ở huyện và xã nhằm khắc phục tình trạng chắp vá không theo quy hoạch trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức.

- Xây dựng, hoàn thiện quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức để làm cơ sở cho quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, công chức giữa huyện và các xã, thị trấn.

- Thường xuyên đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt trong quá trình sử dụng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Ba là: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời khen thưởng những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

3.3.3. Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khă năng cạnh tranh

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng vùng và định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn tiến hành công tác quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những nội dung chính như sau:

Một phần của tài liệu Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 97)