c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter
5.2.2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
- Xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả là phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng được một thương hiệu tin cậy thì doanh nghiệp phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
- Nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Việc đăng kí sở hữu công nghiệp đăng kí độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, bảo về quyền lợi và lợi ich hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường trong và ngoài nước là những hoạt động mà doanh nghiệp cần sớm thực hiện.
5.2.2.7. Sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính và Nhà nước
- Sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính
Doanh nghiệp là khách hàng, các tổ chức tài chính là chủ thể cung ứng dịch vụ. Do vậy, nếu khách hàng không ổn định phát triển thì chủ thể cung ứng dịch vụ cũng khó phát triển. Vì vậy, ngoài những vấn đề mà doanh nghiệp cần tự giải quyết đã nêu thì các tổ chức cũng cần có những biện pháp hỗ trợ phát triển KTTN về nâng cao năng lực cạnh tranh như : đa dạng hóa các hình thức cung ứng vốn; cần có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp KTTN trong vay vốn, coi đây là dịch vụ tài chính cần thiết.
- Sự hỗ trợ từ Nhà nước:
• Hỗ trợ các doanh nghiệp KTTN tiếp cận với nguồn vốn.
• Thúc đẩy hình thành và phát triển các loại thị trường một cách đồng bộ và hiệu quả.
• Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp. • Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất.
• Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực.
• Tăng cường hỗ trợ về hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để năng cao sức cạnh tranh.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là nơi quy tụ, sử dụng tài năng và các tiềm lực của thành phố; tỷ trọng đóng góp lớn trong các chi tiêu phát triển kinh tế của thành phố, góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác. Trong thời gian quan, do nội lực yếu, môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cộng với những chấn động do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, đãđặt khả năng của các doanh nghiệp KTTN Cân Thơ vào thế bất lợi. Các doanh nghiệp KTTN này đang chịu nhiều thua thiệt, khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn. Bất ổn định, cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mở rộng mang tính chất toàn cầu như hiện nay. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì những công việc mà các doanh nghiệp cần chủ động làm là nhận thức thấu đáo về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và cuối cùng là phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thành phần kinh tế tư nhân của thành phố Cần Thơ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó trụ vững và từng bước lớn mạnh, cần có sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, nhà nước và chính quyền địa phương thông qua việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ, cụ thể là:
Đối với doanh nghiệp, nhanh chống cải thiện năng lực tài chính thông qua tích lũy và đa dạng các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thể và được phép tiếp cận (hệ thống NHTM, nguồn ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức tài chính, huy động từ xã hội qua thị trường tài chính, các chính sách hỗ trợ năng lực tài
chính,…); nâng cao trình độ trang thiết bị, công nghê hướng tới tiếp cận và sở hữu, làm chủ những công nghệ tiên tiến- đây được coi là chiến lược bền vững cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc để phù hợp với xu thế phát triển mới (bao gồm tái cấu trúc chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, quản trị, thị trường, sản phẩm…) theo h ướng chuyên nghiệp, trung và dài hạn, phù hợp với xu thế và những chuẩn mực chung của nền kinh tế và thế giới. Nâng cao tính liên kết hợp tác chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp để cùng phát huy lợi thế cạnh tranh và phát triển.
Đối với nhà nước, thành phố, các Hiệp hội, cần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bìnhđẳng, thống nhất khuôn khổ pháp lí cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt trong việc tiếp cận vốn. Tiếp tục hoàn thiện và đưa ra các văn bản pháp luật thực thi vào cuộc sống, tránh việc ùn tắc và hạn chế các khoảng trống trong quản lí nhằm xây dựng một chiến lược hội nhập lâu dài. Chính sách cần có tầm nhìn trung và dài hạn, hạn chế việc xử lý tình thế. Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để giải thích, tháo gỡ, có sự trợ giúp phù hợp như hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chính sách: vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, thuế,… giảm bớt phiền hà trong thủ tục hành chính, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường… Tất cả những hỡ trợ đó sẽ tạo ra yếu tố mới cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này phải được thực hiện theo lộ trình, lâu dài. Thêm vào đó, cần tích cực đẩy mạnh các hợp tác ở cấp quốc gia với các nước và tổ chức kinh tế để cập nhật thông tin thị trường. Chính quyền các cấp cũng cần có thêm các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp như một hình thức tiếp nhận phản hồi những bất cập của quá trình vận hành chính sách. Từ đó có thể đưa ra những đều chỉnh phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp kịp thời với trách nhiệm cao của các cơ quan quản lí cũng như những cán bộ công chức sẽ trở thành nguồn động viên tinh thần rất lớn cho thành phần KTTN.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu tố, song cần tập trung vào các khâu then chốt, có tính
quyết định. Đây không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà còn là nhiệm v ụ của tất cả các cơ quan chính quyền các cấp và toàn xã hội, bởi nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố và chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ phát triển. trong thời gian tới thành phố Cần Thơ cần quan tâm các điểm sau:
- Tạo điều kiện giảm gánh nặng yếu tố đầu vào thông qua chính sách hoàn thiện cơ sở hạ tầng như cải thiện tình trạ ng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp KTTN.
- Đẩy nhanh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng và đầu tư cho các doanh nghiệp KTTN. Đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp.
- Xây dựng, kết nối các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp KTTN của Cần Thơ với Quốc gia và các tổ chức kinh tế như nghiên cứu, đề xuất các đề án chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KTTN của thành phố Cần Thơ để vận động tài trợ kinh phí của các Tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế (JICA, ADB, WB,…). Ngoài ra, Thành phố xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư được hỗ trợ một phần kinh phí.
- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách, thủ tục bao gồm: thể chế về đầu tư, thể chế về đất đai, thể chế về vốn, công nghệ, vốn,…Bên cạnh đó cần cụ
thể hóa pháp luật về thương mại; hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán- báo cáo tài chính. Cần tiếp tục đổi mới đăng kí kinh doanh với doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát các văn bản do các bộ, ngành địa phương ban hành, bãi bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính các khâu có liên quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp KTTN.
- Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kĩ thuật thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giới thiệu cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đánh giá và lựa chọn công nghệ. Thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các danh nghiệp thực hiện đăng kí bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng theo kiểu tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
- Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực qua việc Thành phố xây dựng các kế hoạch đào tạp ngắn hạn nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, Giám đốc điều hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Thuận (2007). Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Ths ngành Kinh tế chính trị- Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. PGS.TS. Mai Văn Nam (2012). Nghiên cứu mức độ đáp ứng của các dịch vụ thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ. Báo cáo tổng hợp Kết quả khoa học và công nghệ Đề tài cấp thành phố. Sở Khoa học và công nghệ.
3. Ths. Võ Thị Kim Thu (2012). Phát triển kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở. Học viện chính trị- hành chính khu vực IV.
4. TS. Lưu Tiến Thuận, ThS. Huỳnh Nhựt Phương, ThS. Phạm Lê Hồng Nhung (2012). Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS. Khoa KT & QTKD trường Đại học Cần Thơ.