Đánh giá những khó khăn khi tiếp cận và vay vốn của các DN

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 36)

c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter

4.2.2. Đánh giá những khó khăn khi tiếp cận và vay vốn của các DN

4.2.2.1. Khó khăn xuất phát từ doanh nghiệp

Phương pháp tổng hợp kết quả đều tra như sau:

+ Loại bỏ các đối tượng đánh giá các yếu tố khó khăn khi tiếp cận và vay vốn các tổ chức tín dụng với câu trả lời không biết.

+ Cộng các doanh nghiệp với câu trả lời hoàn toàn không khó khăn và ít khó khăn làm nhóm 1.

+ Cộng các doanh nghiệp với câu trả lời tương đối, khá và rất khó khăn làm nhóm 2.

+ So sánh giữa nhóm 1và 2, chọn ra nhóm có số lượng doanh nghiệp đánh giá cao hơn.

Và sau đây là 3 yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá là yếu tố gây khó khăn khi tiếp cận và vay vốn các tổ chức tín dụng.

BẢNG 4.8: TRỞ NGẠI KHI TIẾP CẬN VỐN VAY

Các yếu tố Số DN Tỷ lệ (%)

Thiếu tài sản thế chấp 20 64,5

Thủ tục cho vay phức tạp 15 48,5

Lãi suất cao 20 64,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả đều tra tháng 4/2013)

Thứ nhất, thiếu tài sản thế chấp: đối với các ngân hàng, tài sản đảm b ảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trìnhđánh giá khoản vay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không có cách nào để tiếp cận khoản tín dụng trung và dài hạn do không đủ tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường đánh giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị thực rất nhiều, do vậy doanh nghiệp không thể vay được đủ số vốn như mong muốn. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên các tổ chức tín dụng rất khó thẩm tra, đánh giá đúng về năng lực của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thủ tục cho vay phức tạp là một trong những nguyên nhân cơ bản mà các doanh nghiệp đề cập đến khi có nhu cầu tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng. Một phần do doanh nghiệp chưa hiểu rõ về cơ chế tín dụng của các ngân hàng thương mại, có tâm lí sợ thủ tục vay vốn của các ngân hàng rờm rà, phức tạp. Ở một số doanh nghiệp việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo chưa bài bản, mang nặng tính chủ quan gia đình, trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, khả năng thuyết trình,đàm phán. Điều này đãđược chính sách ngân hàng chia sẻ với doanh nghiệp trong các hội thảo mà nghiên cứu tổ chức.

Thứ ba, lãi suất vay vốn tăng cao làm cản trở các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Việc phải chịu lãi suất cao làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng, tăng

thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khiến sản xuất kinh doanh cầm chừng, làm giảm đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài 3 yếu tố đã được đều tra trên thì các doanh nghiệp còn gặp khó khăn với các yếu tố khác sau đây:

- Thứ tư, các doanh nghiệp KTTN rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng; lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục. Ngoài ra, do yếu kém trong tiếp cận thông tin thị trường, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nên nhiều quyết định kinh doanh dựa vào cảm tính, kinh nghiệm,…Vì vậy, kết quả kinh doanh không ổn định và còn thấp nên doanh nghiệp chưa tạo được uy tín tài chính cho ngân hàng. Hơn nữa, thủ tục cho vay tín chấp chưa rõ ràng và cụ thể. Hiện nay, Nhà nước đã có c hủ trương cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn theo hình thức tín chấp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp lại không thể vay vốn theo hình thức này vì không có tổ chức đại diện đứng ra bảo lãnh.

- Thứ năm, các ngân hàng y êu cầu doanh nghiệp khi đi vay phải có trách nhiệm chứng minh tình hình tài chính, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không đáp ứng được những yêu cầu này. Qua quan sát và thăm dò, phần lớn các chủ doanh nghiệp do ngại chi phí nên không có tổ chức kế toán tốt, chỉ thực hiện để đối phó với các ban ngành nên các thông tin tài chính thường không được phản ánh đúng hoặc trung thực như yêu cầu của ngân hàng. Thậm chí báo cáo tài chính cũng không được kiểm toán hàng năm. Vì vậy, minh bạch tài chính và duy trì một hệ thống kế toán đáng tin cậy, thể hiện cao các tiêu chuẩn quản trị là một vấn đề đáng ngại đối với doanh nghiệp KTTN. Các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống tài chính kế toán nhằm phục vụ cho mục đích báo cáo thuế. Để tránh phải nộp thuế nhiều, các doanh nghiệp này thường cố ý giảm các chỉ tiêu về doanh thu, tăng chi phí nhằm hạn chế lợi nhuận trong báo cáo. Do đó, khi cung cấp báo cáo cho ngân hàng để vay vốn, chỉ tiêu lợi nhuận không cao nên ngân hàng không có cơ sở để cho vay dù thực tế là rất có hiệu quả.

- Thứ sáu, thủ tục thẩm định và cho vay của các ngân hàng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, thường là 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa đối với các nguồn vốn

tín dụng ưu đãi. Hơn nữa, các quy trình và thủ tục cho vay không được ngân hàng thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp nên dễ bị thiếu sót trong khi làm thủ tục vay, kéo dài thời gian cấp vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp có thể mất cơ hội kinh doanh do chưa có vốn.

- Cuối cùng, thời hạn cho vay trung và dài hạn chỉ từ 2-3 năm. Đây là khoảng thời gian quá ngắn, chưa đủ cho các dự án hoàn vốn và có doanh thu, lợi nhuận ổn định để trả nợ vay.

4.2.2.2. Khó khăn xuất phát từ cơ chế, chính sách

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp KTTN phát triển đều được các địa phương trên cả nước thực hiện tích cực. Ngòai các chính sách chung về phát triển doanh nghiệp, TP. Cần Thơ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp về cải cách hành chính, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển. Các hiệp hội cũng tích cực khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước theo cơ chế tín chấp hoặc trực tiếp quản lí thông qua các dự án quốc tế, vốn tín chấp từ các chương trình quốc gia hỗ trợ việc làm, các ngân hàng,…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn khởi sự và phát triển. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của thành phố về mặt chính sách cho các doanh nghiệp chưa nhiều, chỉ có một số ít chính sách được thực thi đầy đủ và đem lại hiệu quả, nhiều chính sách triển khai chậm trong thực tiễn chưa giúp hệ thống doanh nghiệp KTTN của TP. Cần Thơ tháo gỡ những khó khăn.

Việc thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 theo hướng cào bằng, áp dụng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu về vốn đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp KTTN. Các chính sách đưa ra chưa có tính phân loại cụ thể về lãi suất, dư nợ, lĩnh vực hoạt động. Nên các ngân hàng, tổ chức tín dụng rất khó phân loại khách hàng của mình để xem xét, doanh nghiệp nào cần đưa vốn vào, doanh nghiệp nào chưa làm gìđãđòi vốn,… Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường tốt, công việc kinh doanh đang thuận lợi, tạo được nhiều công ăn việc làm thì gặp khó khăn vì thiếu vốn.

Nhiều vướng mắc đang cản trở khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp thành phần KTTN, khiến các chính sách ngày càng xa rời đối tượng thụ hưởng. Thủ tục rườm rà, phức tạp, yêu cầu có tài sản thế chấp và chi phí môi giới để được hưởng các khoản vay ưu đãi cao đã khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nản lòng. Bên cạnh đó, do nguồn cung tín dụng hạn chế trong khi lãi suất thấp hơn đáng kể so với vay tại các ngân hàng thương mại nên dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữ các doanh nghiệp đi vay. Từ đó, ai muốn vay được khoản tín dụng ưu đãi thì phải trả phí môi giới cao hơn. Thêm vào đó, chính sách cung cấp ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn nhận ưu đãi cũng chưa đủ minh bạch và không được cập nhật một cách công khai.Qua kết quả khảo sát thì hầu hết (90%) các doanh nghiệp đều không có thông tin về các khoản vay ưu đãi và không rõ thủ tục để được xin vay.Bên cạnh đó chính sách ưu đãi tín dụng gây bất bìnhđẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đều này chứng tỏ chính sách tín dụng chưa rót đúng đối tượng. Thêm vào đó chính sách ưu đãi tín dụng đang tạo ra sự bất bìnhđẳng giữa các doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi và doanh nghiệp không được nhận tín dụng ưu đãi cùng ngành hàng. Với mức lãi suất ưu đãi chênh lệch thấp hơn lãi suất thị trường , tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi gần 75%. Dẫn đến cao hơn tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp không nhận ưu đãi. Đây không phải là kết quả nỗ lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mà là do các doanh nghiệp có được lợi thế từ việc được cấp tín dụng ưu đãi.

4.3. THỰC TRẠNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ NHÂN LỰCCỦA CÁC DN CỦA CÁC DN

4.3.1. Trang thiết bị công nghệ

BẢNG 4.9:LỢI THẾ CỦA TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KTTN

Mức độ ảnh hưởng Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít lợi thế 3 10

Ít lợi thế 5 16,7

Tương đối lợi thế 9 30

Khá lợi thế 9 30

Rất lợi thế 4 13,3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

Công nghệ có một vai trò quan trọng đối với tăng truởng kinh tế. Những quốc gia phát triển kinh tế thành công thường là các trung tâm sáng tạo, đổi mới hoặc là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo, đổi mới chuyển giao và phổ biến công nghệ. Trong những năm qua, các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể đánh giá rằng trong 31 doanh nghiệp được hỏi thì đã có hơn 70% số doanh nghiệp cho rằng mình có lợi thế về trìnhđộ trang thiết bị, công nghệ. Số ít phần trăm còn lại cho rằng ít lợi thế hơn. Điều đó cho thấy tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu , trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Sự lạc hậu về công nghệ kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và khôngổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá.

Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ quan trọng của nhân tố trìnhđộ trang thiết bị công nghệ của 31 quan sát tại thành phố Cần Thơ cho kết quả như sau:

BẢNG 4.10:MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KTTN

Mức độ quan trọng Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít quan trọng 0 0

Ít quan trọng 4 12,9

Tương đối quan trọng 8 25,8

Khá quan trọng 9 29

Rất quan trọng 10 32,3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

Từ kết quả trên ta nhận thấy rằng nhiều doanh nghiệp đánh giá yếu tố trang thiết bị công nghệ ở mức rất quan trọng là 32,3% và khá quan trọng là 29%. Từ đó có thể nhận thấy rằng đa số các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ đánh giá cao về yếu tố trình độ trang thiết bị công nghệ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Để có thể đứng vững và tăng sức mạnh trên thương trường, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần coi đầu tư vào đổi mới và nâng cao trìnhđộ khoa học công nghệ của doanh nghiệp là một trong những việc làm có tính chiến lược. Chính trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp có vai trò quyết định nhất đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và làm cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng vượt qua những rào cản kỹ thuật do các nước nhập khẩu đưa ra. Các doanh nghiệp cần dành một tỉ lệ thích đáng các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, hình thành các dây chuyền sản xuất sản phẩm có hàm luợng công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư từng khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp phải xúc tiến sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ không phế thải, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu- tức là “công nghệ xanh ”. Gắn kết với vấn đề này, mỗi doanh nghiệp phải nắm vững, hiểu biết

thấu đáo, cặn kẽ các cam kết và rào cảm trong khuôn khổ WTO để đầu tư cho đúng và theo đó là phòng tránh rủi ro và thực hiện đầy đủ các cam kết. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng chiến lược phát triển, lộ trình hội nhập cho mình một cách thích ứng và an toàn nhất.

4.3.2. Thực trạng nhân lực trong các doanh nghiệp KTTN

Về cơ cấu trìnhđộ nguồn nhân lực tại thành phố Cần Thơ – theo báo cáo của Cục Thống kê Cần Thơ, trong kết quả khảo sát doanh nghiệp 2012- lao động phổ thông chiếm 83,596%; lao động trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 6,614% lao động qua đào tạo nghề và lao động có trìnhđộ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 9,79%. Ngoài ra, khả năng thích ứng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm của người lao động còn thấp. Người lao động lành nghề và cả lao động quản lý, khả năng giao tiếp, trìnhđộ ngoại ngữ còn yếu, nên gặp nhiều khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Tại Cần Thơ, nghiên cứu đã khảo sát về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp KTTN trên một số tiêu chí: trìnhđộ doanh nghiệp, trìnhđộ lao động, chất lượng đào tạo lao động:

4.3.2.1. Trìnhđộ chủ doanh nghiệp BẢNG 4.11: TRÌNHĐỘ CHỦ DOANH NGHIỆP Trình độ Số DN Tỷ lệ (%) THPT 5 16,1 Trung cấp 5 16,1 Cao đẳng 3 9,7 Đại học 16 51,6 Trên đại học 2 6,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Đánh giá chung về trình độ của quản lí doanh nghiệp trong thành phần KTTN Cần Thơ hiện nay là tương đối cao. Hơn 51% ch ủ doanh nghiệp hay quản lí doanh nghiệp thuộc trìnhđộ đại học và 6,5% thuộc trìnhđộ trên đại học trong tổng số 31 quan sát mà nghiên cứu điều tra được. Trìnhđộ THPT và trung cấp có tỷ lệ như nhau là 16,1%. Còn lại là trìnhđộ cao đẳng với 9,7%.

4.3.2.2. Trìnhđộ lao động:

BẢNG 4.12: TRÌNH ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KTTN Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%) Trên đại học 14 0,8 Đại học 39 2,25 Cao đẳng 78 4,5 Trung cấp 177 10,2 Khác 1424 82,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Theo kết quả khảo sát cho thấy trình độ lao động tại các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ đa số là các lao động phổ thông với tỷ lệ khá cao là 82,2%. Trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 0,8%, đại học chỉ 2,25%, cao đẳng 4,5% và trung cấp là 10,2%.

Về đánh giá lợi thế của DN đối với yếu tố đội ngũ cán bộ, công nhân lành

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)