DÂN CƯ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 29)

c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter

3.4.DÂN CƯ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.4.1. Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người, dân số sống tại nông thông đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, trong khi đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰.

3.4.2. Văn hóa xã hội

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmerở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở cácquận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoaở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiềuvà huyệnPhong Điền, người Hoagốc Quảng Đônglàm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....

Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đấtTây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diệnẩm thực, lối sống,tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò vàđợi con nước để rời sang bến khác.

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng nhưNguyễn Văn Nhân,Đoàn Văn Trường, Nguyễn Văn Tuyên,Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn, NSND Phùng Há... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa... Cần Thơ từ xưa từng được biết đến qua câu ca dao:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về ”

-Ca dao Việt Nam

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KTTN TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ

4.1. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG ĐỀU TRA, PHỎNG VẤN4.1.1. Thông tin về chủ doanh nghiệp 4.1.1. Thông tin về chủ doanh nghiệp

Cuộc khảo sát được thực hiện với 31 đối tượng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ vào tháng 5/2013. Thông tin về các chủ doanh nghiệp KTTN bao gồm giới tính, chức vụ, độ tuổi các chủ doanh nghiệp.

BẢNG 4.1: GIỚI TÍNH CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP KTTN TẠI TP. CẦN THƠ STT Giới tính Tần số Tỷ lệ (%) 1 2 Nam Nữ 20 11 64,5 35,5 Tổng 31 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

35.50%

64.50%

Nam Nữ

Theo kết quả (Bảng 4.1) ta nhận thấy rằng các chủ doanh nghiệp là nữ chỉ chiếm 35,5% trong khi đó tỷ lệ chủ DN là nam là 64,5% thì chiếm gần gấp đôi tỷ

lệ chủ doanh nghiệp là nữ. Đều này phản ánh đúng thực tế kết quả đều tra.

HÌNH 2: Biểu đồ tỷ lệ nam nữ của các doanh nghiệp KTTN tại TP. Cần Thơ

BẢNG 4.2:ĐỘ TUỔI CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP TẠI TP. CẦN THƠ Số thứ tự Mức tuổi Số chủ doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 15 48,4 2 Từ 30 đến 40 11 35,5 3 Từ 41 đến 50 3 9,7 4 Từ 51 trở lên 2 6,5 Tổng 31 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

48.35% 35.46% 9.69% 6.49% Dướ i 30 Từ 30-40 Từ 41-50 Trên 50

Bảng 1.2 cho thấy đa số các chủ doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn thành phố còn rất trẻ. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,4%, từ 30-40 chiếm 35,5%, từ 41-50 chiếm 9,7% và còn lại độ tuổi trên 51 chỉ có 6,5%. Với nguồn nhân lực đi đầu có lợi thế về tuổi trẻ như hiện nay thìđây là một yếu tố rất tốt để phát triển doanh nghiệp cũng như kinh tế của thành phần KTTN tại TP. Cần Thơ.

4.1.2. Thông tin về doanh nghiệp

- Loại hình doanh nghiệp

Loại hình công ty TNHH chiếm đa số với tỉ lệ 41,9% cho thấy đây là loại hình phổ biến của các doanh nghiệp KTTN hiện nay trên TP. Cần Thơ. Sau đó là loại hình doanh nghiệp tư nhân với tỉ lệ 22,6%, tiếp đến là công ty cổ phần, hợp danh với tỉ lệ 16,1%. Loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ chỉ có 12,9% và 6,5% là các loại hình khác.

BẢNG 4.3: LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KTTN

Loại hình doanh nghiệp Số lượng doanh

nghiệp Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp tư nhân 7 22,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty TNHH 13 41,9

Công ty cổ phần, hợp danh 5 16,1

Cá thể, tiểu chủ 4 12,9

Loại hình khác 2 6,5

Tổng 31 100

(Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

22.60%

41.90% 16.10%

12.90%

6.50% Doanh nghiệp tưnhân

Công ty TNHH Công ty cổ phần, hợ p danh

Cá thể tiểu chủ Loại hình khác

HÌNH 4: Biểu đồ tỷ lệ loại hình doanh nghiệp KTTN tại TP.Cần Thơ

- Về lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp KTTN, kết quả đều tra đã cung cấp những thôngtin sau:

BẢNG 4.4: THÔNG TIN VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KTTN TẠI CẦN THƠ

Lĩnh vực kinh doanh Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp 7 22,6

Công nghiệp xây dựng 9 29

Thương mại dịch vụ 15 48,4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

Lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4%. Tiếp theo là công nghiệp xây dựng 29%, và còn lại là nông, lâm, ngư nghiệp với 22,6%. Đều này cho thấy KTTN tại Cần Thơ đang chuyển từ cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp dần sang công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.

- Phân bố các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ không đồng đều. Theo kết quả đều tra, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố là quận Ninh Kiều ( 48,4%), thứ hai là quận Bình T hủy- nơi tập trung các cụm công nghiệp của thành phố (12,9). Còn lại các quận, huyện khác chiếm tỷ lệ dưới 10% mỗi đơn vị.

BẢNG 4.5: SỐ DOANH NGHIỆP PHÂN BỐ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

Tên quận, huyện Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Ninh Kiều 15 48,4 Bình Thủy 4 12,9 Cái Răng 2 6,5 Ô Môn 3 9,7 Thới Lai 3 9,7 Thốt Nốt 1 3,2 Phong Điền 1 3,2 Cờ Đỏ 1 3,2 Vĩnh Thạnh 1 3,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

48% 13% 7% 10% 10% 3%3%3% 3% Ninh Kiều Bình Thủy Cái Răng Ô Môn Thớ i Lai Thốt Nốt Phong Điền Cờ Đỏ Vĩnh Thạnh

HÌNH 5: Biểu đồ tỷ lệ phân bố các doanh nghiệp KTTN tại TP. Cần Thơ

4.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGUỒN VỐN CỦA DN KTTN TRÊN ĐỊABÀN TP. CẦN THƠ BÀN TP. CẦN THƠ

4.2.1. Nguồn vốn của các doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong kinh doanh, vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào và là công cụ để biến các ý tưởng, dự án sản xuất kinh doanh thành hiện thực. Trong bối cảnh hội nhập, vốn là nhân tố quyết định tới việc tăng năng lực cạnh tranh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, một thực trạng đáng quan tâm là đa phần các doanh nghiệp KTTN nói chung và hệ thống KTTN Cần Thơ nói riêng hiện nay có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và luôn trong tình trạng thiếu vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc trang thiết bị mới.

4.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp KTTN Cần Thơ nhìn chung cũng chỉ dựa vào nguồn vốn tự có, tích lũy từ khi khởi nghiệp hay tích lũy từ chính kết quả sản xuất kinh doanh với trên 74,2% số doanh nghiệp được kháo sát (Bảng 4.9), chính vì vậy, khi hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi trong thời gian qua, khó khăn về vốn càng đè nặng lên t hành phần kinh tế này. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này, không đa dạng các nguồn vốn, các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong mở rộng sản xuất và nhất là khi đối mặt với những biến động kinh tế theo hướng suy giảm, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ t rong năm 2011 như vừa qua.

BẢNG 4.6: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KTTN TP. CẦN THƠ

Cơ cấu nguồn vốn Vốn tự có Nguồn vốn khác

Số DN 23 8

Tỷ lệ (%) 74,2 25,8

4.2.1.2. Nguồn vay khi cần vốn cho sản xuất kinh doanh

BẢNG 4.7: NGUỒN VAY VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH

Nguồn vay khi thiếu

vốn Số DN Tỷ lệ (%)

Ngân hàng 27 87

Cá nhân 2 6,45

Quỹ tín dụng thương mại 2 6,45

Khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tháng 4/2013)

Thực trạng cho thấy, kênh vốn hiện nay mà các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ lựa chọn khi thiếu vốn với 31 doanh nghiệp khảo sát thừa nhận, thì có 27 doanh nghiệp chọn nguồn vay từ ngân hàng, 2 doanh nghiệp chọn vay cá nhân, số còn lại chọn vay từ quỹ tín dụng thương mại và k hông có doanh nghiệp nào trong số doanh nghiệp khảo sát chọn vay từ các nguồn khác. Kết quả cho thấy nguồn vay vốn của các doanh nghiệp KTTN còn hạn chế. Các doanh nghiệp luôn có nguy cơ thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư thiết bị công nghệ mới trong quá trình sản xuất.

4.2.2. Đánh giá những khó khăn khi tiếp cận và vay vốn của các DN4.2.2.1. Khó khăn xuất phát từ doanh nghiệp 4.2.2.1. Khó khăn xuất phát từ doanh nghiệp

Phương pháp tổng hợp kết quả đều tra như sau:

+ Loại bỏ các đối tượng đánh giá các yếu tố khó khăn khi tiếp cận và vay vốn các tổ chức tín dụng với câu trả lời không biết.

+ Cộng các doanh nghiệp với câu trả lời hoàn toàn không khó khăn và ít khó khăn làm nhóm 1.

+ Cộng các doanh nghiệp với câu trả lời tương đối, khá và rất khó khăn làm nhóm 2.

+ So sánh giữa nhóm 1và 2, chọn ra nhóm có số lượng doanh nghiệp đánh giá cao hơn.

Và sau đây là 3 yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá là yếu tố gây khó khăn khi tiếp cận và vay vốn các tổ chức tín dụng.

BẢNG 4.8: TRỞ NGẠI KHI TIẾP CẬN VỐN VAY

Các yếu tố Số DN Tỷ lệ (%)

Thiếu tài sản thế chấp 20 64,5

Thủ tục cho vay phức tạp 15 48,5

Lãi suất cao 20 64,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả đều tra tháng 4/2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, thiếu tài sản thế chấp: đối với các ngân hàng, tài sản đảm b ảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trìnhđánh giá khoản vay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không có cách nào để tiếp cận khoản tín dụng trung và dài hạn do không đủ tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường đánh giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị thực rất nhiều, do vậy doanh nghiệp không thể vay được đủ số vốn như mong muốn. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên các tổ chức tín dụng rất khó thẩm tra, đánh giá đúng về năng lực của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thủ tục cho vay phức tạp là một trong những nguyên nhân cơ bản mà các doanh nghiệp đề cập đến khi có nhu cầu tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng. Một phần do doanh nghiệp chưa hiểu rõ về cơ chế tín dụng của các ngân hàng thương mại, có tâm lí sợ thủ tục vay vốn của các ngân hàng rờm rà, phức tạp. Ở một số doanh nghiệp việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo chưa bài bản, mang nặng tính chủ quan gia đình, trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, khả năng thuyết trình,đàm phán. Điều này đãđược chính sách ngân hàng chia sẻ với doanh nghiệp trong các hội thảo mà nghiên cứu tổ chức.

Thứ ba, lãi suất vay vốn tăng cao làm cản trở các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Việc phải chịu lãi suất cao làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng, tăng

thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khiến sản xuất kinh doanh cầm chừng, làm giảm đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài 3 yếu tố đã được đều tra trên thì các doanh nghiệp còn gặp khó khăn với các yếu tố khác sau đây:

- Thứ tư, các doanh nghiệp KTTN rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng; lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục. Ngoài ra, do yếu kém trong tiếp cận thông tin thị trường, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nên nhiều quyết định kinh doanh dựa vào cảm tính, kinh nghiệm,…Vì vậy, kết quả kinh doanh không ổn định và còn thấp nên doanh nghiệp chưa tạo được uy tín tài chính cho ngân hàng. Hơn nữa, thủ tục cho vay tín chấp chưa rõ ràng và cụ thể. Hiện nay, Nhà nước đã có c hủ trương cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn theo hình thức tín chấp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp lại không thể vay vốn theo hình thức này vì không có tổ chức đại diện đứng ra bảo lãnh.

- Thứ năm, các ngân hàng y êu cầu doanh nghiệp khi đi vay phải có trách nhiệm chứng minh tình hình tài chính, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không đáp ứng được những yêu cầu này. Qua quan sát và thăm dò, phần lớn các chủ doanh nghiệp do ngại chi phí nên không có tổ chức kế toán tốt, chỉ thực hiện để đối phó với các ban ngành nên các thông tin tài chính thường không được phản ánh đúng hoặc trung thực như yêu cầu của ngân hàng. Thậm chí báo cáo tài chính cũng không được kiểm toán hàng năm. Vì vậy, minh bạch tài chính và duy trì một hệ thống kế toán đáng tin cậy, thể hiện cao các tiêu chuẩn quản trị là một vấn đề đáng ngại đối với doanh nghiệp KTTN. Các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống tài chính kế toán nhằm phục vụ cho mục đích báo cáo thuế. Để tránh phải nộp thuế nhiều, các doanh nghiệp này thường cố ý giảm các chỉ tiêu về doanh thu, tăng chi phí nhằm hạn chế lợi nhuận trong báo cáo. Do đó, khi cung cấp báo cáo cho ngân hàng để vay vốn, chỉ tiêu lợi nhuận không cao nên ngân hàng không có cơ sở để cho vay dù thực tế là rất có hiệu quả.

- Thứ sáu, thủ tục thẩm định và cho vay của các ngân hàng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, thường là 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa đối với các nguồn vốn

tín dụng ưu đãi. Hơn nữa, các quy trình và thủ tục cho vay không được ngân hàng thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp nên dễ bị thiếu sót trong khi làm thủ tục vay, kéo dài thời gian cấp vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp có thể mất cơ hội kinh doanh do chưa có vốn.

- Cuối cùng, thời hạn cho vay trung và dài hạn chỉ từ 2-3 năm. Đây là khoảng thời gian quá ngắn, chưa đủ cho các dự án hoàn vốn và có doanh thu, lợi nhuận ổn định để trả nợ vay.

4.2.2.2. Khó khăn xuất phát từ cơ chế, chính sách

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp KTTN phát triển đều được các địa phương trên cả nước thực hiện tích cực. Ngòai các chính sách chung về phát triển doanh nghiệp, TP. Cần Thơ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp về cải cách hành chính, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển. Các hiệp hội cũng tích cực khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước theo cơ chế tín chấp hoặc trực tiếp quản lí thông qua các dự án quốc tế, vốn tín chấp từ các chương trình

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 29)