NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 53 - 55)

c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter

4.5. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

BẢNG 4.22: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LỢI THẾ CỦA DN ĐỐI VỚI YẾU TỐ NĂNG LỰC ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Không lợi thế 7 22,6

Kém lợi thế 3 9,7

Tương đối lợi thế 12 38,7

Khá lợi thế 5 16,1

Rất lợi thế 4 12,9

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Có sự chênh lệch về lợi thế của các doanh nghiệp đối với yếu tố năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. 38,7% doanh nghiệp cho rằng họ có lợi thế tương đối, mức cao hơn là khá lợi thế và rất lợi thế với 29%. Nhưng bên cạnh đó, hơn 22% doanh nghiệp cho rằng mình không hề lợi thế với yếu tố này. Một sự chênh lệch đáng kể. Lý do được giải thích là năng lực các doanh nghiệp phát triển không đồng đều mặc dù yếu tố phát triển năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đánh giá cao về mức độ quan trọng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua bảng số liệu sau:

BẢNG 4.23: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ KHẢ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DN KTTN

Mức độ quan trọng Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít quan trọng 8 25,8

Ít quan trọng 5 16,1

Tương đối quan trọng 4 12,9

Khá quan trọng 5 16,1

Rất quan trọng 9 29

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp KTTN tại Cần Thơ đã quan tâm đến chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm của các doanh nghiệp này có hàm lượng tri thức và công nghệ còn thấp, chủ yếu dựa vào lợi thế lao động, nguồn nguyên liệu sẵn có hoặc điều kiện tự nhiên. Ngoài một số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa như hàng thủ công mỹ nghệ, phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp chưa có tính độc đáo, luôn sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch giá thành của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá hối đoái… do nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ các doanh nghiệp chủ yếu tập trung đầu tư sản xuất những sản phẩm truyền thống, do thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chỗ hoặc các địa phương lân cận trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp Cần Thơ nhất là các doanh nghiệp KTTN thời gian qua đã cố gắng đầu tư thay đổi công nghệ, loại bỏ dần các công nghệ thiết bị đã lạc hậu, đầu tư công nghệ khá tiên tiến và hiện đại, góp phần tăng đáng kể chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm nói trên chưa được đầu tư nghiên cứu phát triển nhiều để nâng cao hơn nữa giá trị

sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Phần lớn các doanh nghiệp KTTN thực hiện gia công, chế biến thô còn nhiều, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên giá trị sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn yếu, làm hạn chế sự phát triển chung. Các doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạng đầu tư phát triển sản phẩm mới thuộc các ngành công nghệ cao như: điện tử- tin học, công nghiệp sinh học, công nghiệp vật liệu mới và một số phân ngành dịch vụ chất lượng cao.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)