c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter
4.6. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BẢNG 4.24: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DN
Mức độ quan trọng Số DN Tỷ lệ (%)
Rất ít quan trọng 6 19,4
Ít quan trọng 2 6,5
Tương đối quan trọng 7 22,6
Khá quan trọng 9 29
Rất quan trọng 7 22,6
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)
Kết quả đều tra 31 doanh nghiệp cho thấy rằng họ đánh giá yếu tố xúc tiến thương mại và phát triển thị trường cao nhất ở mức đánh giá khá quan trọng với 29%. Tuy đa số các doanh nghiệp nhận thức được yếu tố xúc tiến thương mại và phát triển thị trường khá quan trọng nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả đáng kể trong hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ra nước ngoài. Các kết quả đạt được của các doanh nghiệp KTTN này tại Cần Thơ chỉ ở mức tương đối thấp so với các doanh nghiệp tại các thành phố khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,...
Thị trường trong nước là thị trường ch ủ yếu của các doanh nghiệp được đều tra với 93,5% doanh nghiệp, chỉ có 1 lượng nhỏ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài là 6,5%. Thị trường mà các doanh nghiệp KTTN nhắm đến nhiều nhất là thị trường Đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp
thường cung cấp cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long một lượng khá lớn hàng hóa gồm bia, nước ngọt, bột giặt, thuốc tân dược, thức ăn gia súc và một số vật tư khác.
Các doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu là vì các yếu tố sau (chỉ lấy ở mức tương đối quan trọng đến rất quan trọng):
BẢNG 4.25: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRONG VIỆC HẠN CHẾ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DN TẠI CẦN THƠ
Yếu tố không xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
1. Chất lượng sản phẩm 21 67,7
2. Giá cả 20 64,6
3. Chất lượng nguồn nhân lực 24 77,4
4. Năng lực tài chính 20 64,6
5. Thông tin thị trường 20 64,6
6. Thủ tục hành chính 20 64,
7. Sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước,
Hiệp hội 21 67,7
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)
Hoạt động xuất tiến thương mại của các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn nhất là nguồn lực (77,4%), tiếp sau đó là chất lượng sản phẩm và sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, Hiệp hội (67,7%), các yếu tố giá cả, năng lực tài chính, thông tin thị trường, thủ tục hành chính đều có tỷ lệ n hư nhau. Trong những năm qua, mặc dù đã có những bước tiến lớn, song hoạt động xúc tiến thương mại của thành phố còn manh mún mang tính tự phát, chưa tạo được nhiều thị trường. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại mang tính tạm thời, chạy theo sự vụ trước mắt chứ chưa tính hiệu quả lâu dài. Hoạt động thương mại mới dừng lại ở mức đưa ra thông tin, chưa được nâng lên tầm phân tích và dự báo để đạt tới yêu cầu hướng dẫn các doanh nghiệp.