Những áp lực cạnh tranh ngành tác động đến doanh nghiệp KTTN

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 60)

c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter

4.7.2. Những áp lực cạnh tranh ngành tác động đến doanh nghiệp KTTN

4.7.2.1. Áp lực cạnh tranh của khách hàng

Sức mạnh khách hàng làảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọị là độc quyền mua- tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ích hiện tượng độc quyền mua trên thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một ngành sản xuất và người mua. Sau đây là những yếu tố quyết định sức mạnh khách hàng.

Khách hàng có sức mạnh lớn khi: Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn; Khách hàng mua một lượng lớn sản

phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đãđược chuẩn hóa; khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất.

Khách hàng yếu trong những trường hợp sau: Trường hợp xác nhập xảy ra, nhà sản xuất có khả năng sát nhập hoặc mua hãng phân phối/ bán lẻ; Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác được; có rất nhiều khách hàng, vì thế không khách hàng nào cóảnh hưởng đáng kể đến sản phẩm hoặc giá sản phẩm. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng.

Khảo sát 31 doanh nghiệp KTTN, kết quả đưa ra là 29% doanh nghiệp cho rằng tương đối khó khăn, khá khó khăn và rất khó khăn là 25,8%. Chỉ có 16,1% cho rằng yếu tố khách hàng không gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

BẢNG 4.28: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN CỦA DN VỀ KHÁCH HÀNG

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Không khó khăn 5 16,1

Ít khó khăn 1 3,2

Tương đối khó khăn 9 29

Khá khó khăn 8 25,8

Rất khó khăn 8 25,8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

4.7.2.2. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Đối với doanh nghiệp áp lực này được xét trên 2 phương diện: đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Đối với đầu vào, nhà cung cấp là chủ thể cung ứng nguyên, nhiên vật liệu chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn xét trên phương diện đầu ra của doanh nghiệp, áp lực từ nhà cung cấp được thể hiện thông qua vị thế của doanh nghiệp trong việc chi phối thị trường, nếu qua mô hình doanh nghiệp lớn hay sở hữu những ưu thế vượt trội trên thị trường như kiểm soát nguồn lực quý hiếm, liên kết các nhà sản xuất cùng

ngành sẽ có quyền lực đàm phán cao hơn đối với những doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ, đơn lẻ, sản xuất các sản phẩm thông thường.

BẢNG 4.29: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN CỦA DN VỀ NHÀ CUNG CẤP

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Không khó khăn 4 12,9

Ít khó khăn 4 12,9

Tương đối khó khăn 8 25,8

Khá khó khăn 8 25,8

Rất khó khăn 7 22,6

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Các doanh nghiệp đánh giá khó khăn về nhà cung cấp ở mức từ tương đối khó khăn trở lên cao hơn mức độ không khó khăn và ít khó khăn. Có thể giải thích vì sao các doanh nghiệp chọn các mức độ khó khăn cho yếu tố tương đối khó khăn trở lên như sau: các doanh nghiệp Cần Thơ cho rằng nguồn nguyên liệu sản xuất chính của các doanh nghiệp đa số được cung ứng qua hợp đồng cung cấp hoặc là thu mua tự do. Tính ổn định nguyên liệu đầu vào qua hình thức thu mua tự do dễ biến động hơn qua hợp đồng cung cấp vì mang tính ổn định kém, dễ thay đổi do tác nhân môi trường bên ngoài, các doanh nghiệp dễ bị ép giá trong thời điểm thị trường biến động. Còn cungứng qua hợp đồng cung cấp cũng chưa hẳn là được đảm bảo khi việc tuân thủ và tính ràng buộc trong các hợp đồng cungứng không phải lúc nào được thực hiện nghiêm.

4.7.2.3. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm đang được tiêu thụ làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành bởi hiệu ứng thay thế. Như vậy, mối đe dọa của sản phẩm thay thế càng lớn, nếu: số lượng loại sản phẩm thay thế càng nhiều; sản lượng của các sản phẩm thay thế; chênh lệch giá giữ sản phẩm đang được tiêu thụ chính và các sản phẩm thay thế; ngoài ra, phải kể đến tác động tiêu cực của các hình thức sản xuất phi pháp như hàng giả, hàng nhái. Đối với các doanh

nghiệp KTTN tại TP. Cần Thơ, áp lực này đến từ các sản phẩm tiêu dùng có sự chênh lệch về giá như hàng nhập khẩu, nhập lậu đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường nội địa. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, áp lực này đến từ các nước trong khu vực có cùng mặt hàng xuất khẩu như thủy sản của các nước Châu Mỹ, Châu Á; Gạo từ một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Paskistan. Vì thế các doanh nghiệp đánh giá mức độ khó khăn của sản phẩm thay thế ở mức tương đối khó kh ăn 32,3% và rất khó khăn với 25,8%.

BẢNG 4.30: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN CỦA DN VỀSẢN PHẨM THAY THẾ

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Không khó khăn 6 19,4

Ít khó khăn 3 9,7

Tương đối khó khăn 10 32,3

Khá khó khăn 4 12,9

Rất khó khăn 8 25,8

(Nguồn: Tổng hợpkết quả điều tra, tháng 4/2013)

4.7.2.4. Áp lực cạnh tranh từ các rào cản gia nhập

Mức độ cản trở gia nhập thị trường được tạo nên bởi các yếu tố sau: Dung lượng thị trường và tốc độ phát triển của nó; Sự bão hòa của thị trường hoặc khả năng mua thấp của người tiêu dung cản trở việc thành lập doanh nghiệp mới; Quy mô sản xuất lớn chiếm ưu thế trong ngành là làm giảm lợi thế cạnh tranh bằng chi phí sản xuất và rào cản vào ngành. Rào cản giảm trong điều kiện trái ngược.

Khả năng tiếp cận các kênh phân phối. Nếu mạng lưới bán sỉ và lẻ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm, việc hợp tác với các doanh nghiệp phân phối hoặc thành lập kênh phân phối riêng làm tăng rào cản vào ngành.

Tính bảo thủ của hệ thống cung ứng. Quan hệ giữa nhà sản xuất hiện đại và nhà cung cấp càng chặt chẽ và tin cậy thì các doanh nghiệp mới càng khó khăn hơn để thu hút nhà cung cấp sang phía mình. Trìnhđộ phát triển kết cấu hạ

tầng. Ngoài ra, phải kể đến các yếu tố như mức bảo hộ bằng sang chế, giấy phép,…

4.7.2.5. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là hệ quả của rào cản gia nhập ngành. Rào cản vào ngành càng thấp, nguy cơ này càng cao và ngược lại.

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA KTTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1. NHỮNG TỒN TẠI VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC CẠNH TRANHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP KTTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KTTN

Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ trong thời gian qua có thể nhận thấy, sau hơn 5 năm gia nhập WTO, đặc biệt là trong khủng hoảng kinh tế vừa qua khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đãđược cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Hạn chế nổi bật trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, thứ hai là trang thiết bị chưa đáp ứng được công nghệ tiên tiến và trìnhđộ trang thiết bị giữ các doanh nghiệp phát triển chưa đồng đều. Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đầu tư thay đổi trang thiết bị vì lí do nguồn vốn còn hạn chế (do khó tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại). Về nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Năng lực quản lí điều hành còn thiếu chuyên nghiệp, bài bản. Công tác nghiên cứu, xúc tiến thị trường còn nhiều hạn chế, đơn điệu.

Về cơ chế, chính sách, mặc dù nhà nước cũng như địa phương đã vàđang triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân vượt qua khó khăn và môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện. Nhưng thực tiễn triển khai các chương trình và chính sách hỗ trợ còn chậm và tồn tại không ít vướng mắc, nhiều yếu tố trong kinh doanh vẫn chưa thực sự thông thoáng.

5.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH CHO CÁC DN KTTN TRANH CHO CÁC DN KTTN

5.2.1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpKTTN KTTN

5.2.1.1. Phát triển doanh nghiệp KTTN của TP. Cần Thơ trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù trực trạng các doanh nghiệp KTTN tại thành phố Cần Thơ chưa thực sự có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nhưng mục tiêu

đưa KTTN phát triển theo hướng toàn cầu hóa phải được đặt ra và thực hiện một cách hiệu quả nhất. Hội nhập kinh tế đặt ra cho doanh nghiệp KTTN nhiều cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tăng thêm cơ hội kinh doanh, được đối xử bìnhđẳng trong thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp, tiếp thu công nghệ và khả năng quản lí hiện đại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đối mặt cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu , đối mặt với doanh nghiệp nước ngoài có năng lực tài chính và công nghệ cao hơn, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng hóa xuất khẩu… Mặt khác, quá trình tự do hóa kinh tế quốc tế vàảnh hưởng tăng lên của toàn cầu hóa dẫn đến thay đổi cấu trúc thị trường trong nước và cấu trúc doanh nghiệp. Do đó, muốn phát triển doanh nghiệp KTTN cần phải nhận thức rõđược phương hướng phát triển các doanh nghiệp KTTN theo xu hướng tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt tại các Cụm công nghiệp. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất khi chúng hoạt động theo cụm và nhóm vì khiđó giữ chúng phát triển các mối liên kết ngang và dọc, đồng thời thông qua các hợp đồng phụ s ẽ hình thành thêm một mạng lưới chính thức và không chính thức, giúp khai thác được thế mạnh về tính linh hoạt và năng động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp KTTN có thể hạn chế được nhược điểm về qui mô và năng lực nếu đứng riêng một mình. Trong một số t rường hợp, nhà nước cần phát triển các doanh nghiệp hạ nguồn hay các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hỗ trợ phát triển.

5.2.1.2. Phát triển KTTN phù hợp với bối cảnh khoa học kỹ thuật vàcông nghệ phát triển cao công nghệ phát triển cao

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp KTTN phải chuẩn bị tốt để có thể tham gia vào thị trường và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nước và trên thế giới. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại không nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ trong quá trình cạnh tranh. Đa phần các doanh nghiệp đều cho rằng khó khăn đối với họ là thiếu vốn và khó khăn về thị trường. Tuy nhiên, yếu tố không kém quan trọng là yếu tố công nghệ và trang thiết bị, việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín chất lượng các doanh nghiệp lại

chưa coi trọng đúng mức. Hiện tại các doanh nghiệp KTTN tại Cần Thơ rất thiếu thông tin về những vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ. Một bộ phận lớn những người chủ của các doanh nghiệp ch ưa có thói quen tìm kiếm, thu thập, sử dụng thông tin để ra các quyết định. Họ thường đều hành và phát triển doanh nghiệp theo hướng sao chép. Không ít các đơn vị trong số họ hiện khó khăn về phương diện, nhân lực làm công nghệ thông tin, thường lung túng trong đề xuất ý tưởng, tìm kiếm và lựa chọn công nghệ cho cải thiện sản xuất kinh doanh, thiếu nhân lực khoa học công nghệ. Do đó, định hướng khoa học công nghệ trong giai đoạn tới là một vấn đề quan trọng cần xem xét một cách thỏa đáng.

Từ những quan điểm và phương hướng đã xác định, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh: chủ động về nguồn vốn, nâng cao năng lực quản lí doanh nghiệp, nâng cao năng lực Marketing của doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ, sử dụng có hiệu quả và nâng cao chất lượng nhận thức của doanh nghiệp, tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước. Mặt khác, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước cần giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp trên các mặt như: phát triển kết cấu hạ tầng; đổi mới thể chế, chính sách phù hợp với nền kinh tế của các doanh nghiệp KTTN; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là định hướng, cung cấp thông tin, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpKTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ

5.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính, mở rộng khả năng tiếp cận cácnguồn lực tài chính nguồn lực tài chính

- Đa dạng hóa các nguồn tài chính:

Hạn chế về năng lực tài chính hiện nay của các doanh nghiệp một phần xuất phát từ tính thiếu đa dạng trong các tiếp cận nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn của các doanh nghiệp đa số là nguồn vốn tự có và vốn vay khi cần thiết (vay của NHTM, gia đình, người thân, các m ối quan hệ xã hội) mà chưa quan tâm đến các nguồn lực tài chính khác như: huy động vốn từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán; tín dụng thương mại; cho thuê tài

chính; các quỹ đầu tư mạo hiểm; liên kết cùng thực hiện các dự án lớn; tái cấu trúc vốn…

- Nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu kĩ, nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà tổ chức tài chính cung ứng, muốn vậy các doanh nghiệp phải có sự am hiểu về các hoạt động của cá tổ chức tài chính.

- Chuyên nghiệp hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện minh bạch hóa, bài bản hóa hệ thống sổ sách kế toán, các tổ chức tài chính sẽ rất thuận tiện trong việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn khi quyết định vay vốn hay tài trợ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần pháp lí hóa các tài sản của doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình vốn hóa các tài sản như đất đai, nhà xưởng.

5.2.2.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp

Xây dựng hệ thống quản trị theo các chuẩn mực quy định. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời, có thể chỉ ra những nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng. Và việc quản lí theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các doanh nghiệp.

5.2.2.3. Nâng cao năng lực quản lí và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)