Thực trạng nhân lực trong các doanh nghiệp KTTN

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 43 - 53)

c) Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter

4.3.2. Thực trạng nhân lực trong các doanh nghiệp KTTN

Về cơ cấu trìnhđộ nguồn nhân lực tại thành phố Cần Thơ – theo báo cáo của Cục Thống kê Cần Thơ, trong kết quả khảo sát doanh nghiệp 2012- lao động phổ thông chiếm 83,596%; lao động trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 6,614% lao động qua đào tạo nghề và lao động có trìnhđộ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 9,79%. Ngoài ra, khả năng thích ứng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm của người lao động còn thấp. Người lao động lành nghề và cả lao động quản lý, khả năng giao tiếp, trìnhđộ ngoại ngữ còn yếu, nên gặp nhiều khó khăn trong hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Tại Cần Thơ, nghiên cứu đã khảo sát về nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp KTTN trên một số tiêu chí: trìnhđộ doanh nghiệp, trìnhđộ lao động, chất lượng đào tạo lao động:

4.3.2.1. Trìnhđộ chủ doanh nghiệp BẢNG 4.11: TRÌNHĐỘ CHỦ DOANH NGHIỆP Trình độ Số DN Tỷ lệ (%) THPT 5 16,1 Trung cấp 5 16,1 Cao đẳng 3 9,7 Đại học 16 51,6 Trên đại học 2 6,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Đánh giá chung về trình độ của quản lí doanh nghiệp trong thành phần KTTN Cần Thơ hiện nay là tương đối cao. Hơn 51% ch ủ doanh nghiệp hay quản lí doanh nghiệp thuộc trìnhđộ đại học và 6,5% thuộc trìnhđộ trên đại học trong tổng số 31 quan sát mà nghiên cứu điều tra được. Trìnhđộ THPT và trung cấp có tỷ lệ như nhau là 16,1%. Còn lại là trìnhđộ cao đẳng với 9,7%.

4.3.2.2. Trìnhđộ lao động:

BẢNG 4.12: TRÌNH ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KTTN Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%) Trên đại học 14 0,8 Đại học 39 2,25 Cao đẳng 78 4,5 Trung cấp 177 10,2 Khác 1424 82,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Theo kết quả khảo sát cho thấy trình độ lao động tại các doanh nghiệp KTTN Cần Thơ đa số là các lao động phổ thông với tỷ lệ khá cao là 82,2%. Trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 0,8%, đại học chỉ 2,25%, cao đẳng 4,5% và trung cấp là 10,2%.

Về đánh giá lợi thế của DN đối với yếu tố đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề thì cho kết quả như sau:

BẢNG 4.13:LỢITHẾ CỦA DN VỀ YẾU TỐ LAO ĐỘNG LÀNH NGHỀ

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Không lợi thế 3 9,7

Kém lợi thế 4 12,9

Tương đối lợi thế 8 25,8

Khá lợi thế 9 29

Rất lợi thế 7 22,6

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Số doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp mình có lợi thế về lao động lành nghề chiếm 77,4% (cộng dồn các mức độ tương đối, khá và rất lợi thế).

4.3.2.3. Khả năng thu hút lao động của doanh nghiệp:

Theo khảo sát đều tra thực tế 31 doanh nghiệp thì mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo yếu tố khả năng thu hút lao động được đánh giá làảnh hưởng đến doanh nghiệp rất ít với 32,3%, mức độ xếp thứ hai làảnh hưởng nhiều với 19,4%, còn lại ba mức độ ít, tương đối và khá đều có tỷ lệ như nhau là 16,1%. Một câu hỏi đặt ra là vì sao mức độ rất ít ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng nhiều lại cao hơn ba mức độ còn lại. Trong khi hai mức độ này lại hoàn toàn đối lập nhau. Giả thuyết được đặt ra là các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn Cần Thơ có sức hút lao động chênh lệch khá cao. 32,3% doanh nghiệp cho rằng việc thu hút lao động của doanh nghiệp mình không là vấn đề cần quan tâm vì có thể đối với các doanh nghiệp này việc kinh doanh rất tốt, lợi nhuận thu được cao và các đối tượng lao động sẽ tự tìmđến doanh nghiệp. Hoặc là doanh nghiệp không quan tâm đến việc thu hút lao động cho doanh nghiệp mình có nhiều hay không vì các doanh nghiệp này có thể sử dụng lao động trong gia đình, các mối quen biết trong xã hội mà phục vụ nguồn lực cho doanh nghiệp của mình. Đối với mức đánh giá ảnh hưởng nhiều, có thể giả thuyết các doanh nghiệp chọn mức độ đánh giá này là vì với họ việc thu hút lao động rất quan trọng vì họ thiếu nguồn lực lao động hoặc có thể đối với họ lao động trong doanh nghiệp nhiều hay ít là tiêu chí đánh giá quy mô của doanh nghiệp mình, quy mô kinh doanh lớn thì số lao động phải đủ nhiều để đáp ứng công việc, đều này tương ứng với nhận xét việc thu hút lao động là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

BẢNG 4.14:KHẢ NĂNG THU HÚT LAO ĐỘNGẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít ảnh hưởng 10 32,3

Ítảnh hưởng 5 16,1

Tương đối ảnh hưởng 5 16,1

Kháảnh hưởng 5 16,1

Ảnh hưởng nhiều 6 19,4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

4.4. NĂNG LỰC QUẢN LÍ VÀ ĐỀU HÀNH

4.4.1. Trình độ quản lí DN và chiến lược kinh doanh

BẢNG 4.15:TRÌNHĐỘ QUẢN LÍ DNẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít ảnh hưởng 2 6,5

Ítảnh hưởng 3 9,7

Tương đối ảnh hưởng 11 35,5

Kháảnh hưởng 5 16,1

Ảnh hưởng nhiều 10 32,3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố trìnhđộ quản lí của doanh nghiệp tương đối khá ảnh hưởng ở mức cao nhất, đến 35,5% và theo sau đó là ảnh hưởng nhiều đến 32,3%. Hai mức độ này mang tính chất đánh giá không chênh lệch nhau là mấy nên ở đây ta sẽ hiểu rằng các doanh nghiệp đều đánh giá rất cao trìnhđộ quản lí của doanh nghiệp.

Tuy được đánh giá cao, nhưng trìnhđộ quản lí của doanh nghiệp tại Cần Thơ chưa được hiểu đúng và phát huy tốt trong quá trìnhđiều hành. Hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự phân biệt được giữa quản lý và quản trị khác nhau ở chỗ nào. Người quản trị là người đặt ra các mục tiêu, định hướng chiến lược để

hoạt động, còn người quản lí là người giám sát, thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đó. Các nhà lãnh đạo KTTN hiện nay ít quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty mà tập trung giải quyết các vấn đề về pháp lí, cho nên không đưa ra được cái nhìn tổng thể về chiến lược phát triển doanh nghiệp, hoặc có cái nhìn chưa đúng do bị chính những công việc quản lí thường ngày chi phối- cả về thời gian và cách suy nghĩ.

Qua khảo sát các doanh nghiệp KTTN của thành phố, các doanh nghiệp nhỏ thường kết hợp công việc quản trị- quản lí nhằm tiết kiệm chi phí. Khi đó, người quản trị cũng phải lo các công việc quản lí hằng ngày, tình trạng này dẫn đến sự nhằm lẫn hoặc thiếu tập trung trong công việc, nếu nhà quản trị không có ý thức rõ ràng về trách nhiệm và sự tách bạnh trong tính chất công việc. Bên cạnh đó, năng lực quản lí, điều hành của doanh nghiệp KTTN còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, trong điều hành là xử lí tình huống với công việc, chưa thấy được yêu cầu của quản lí hiện đại.

4.4.2. Thực trạng đều hành của doanh nghiệp KTTN - Về quản trị chiến lược:

Kết quả nghiên cứu đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh cho kết quả sau:

BẢNG 4.16:ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP

Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

Rất ít ảnh hưởng 3 9,7

Ítảnh hưởng 3 9,7

Tương đối ảnh hưởng 10 32,3

Kháảnh hưởng 8 25,8

Ảnh hưởng nhiều 7 22,6

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Với kết quả trên ta thấy rằng cách nhìn nhận về yếu tố chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá cao. Với 32,3% dành cho mức tương đối ảnh hưởng, 25,8% dành cho kháảnh hưởng và 22,6% dành choảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, việc nhận thức được yếu tố quản trị chiến lược kinh doanh rất quan trọng nhưng đa số các doanh nghiệp tại Cần Thơ chưa thực sự thàn h công trong việc quản trị chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp. Theo quan sát thực tế, đại bộ phận doanh nghiêp KTTN đều không có mục tiêu dài hạn và chiến lược phát triển (trên 90%). Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu được thông qua kế hoạch vận hành ngắn hạn, phần lớn là kế hoạch tháng, thậm chí ngắn hơn. Hoạt động doanh nghiệp với tư duy ngắn hạn thì khó có kế hoạch phát triển doanh nghiệp dài hơi và tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn hay sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Về quản trị tài chính và kế toán: Nhóm nghiên cứu đã không thu được những kết quả báo cáo tài chính thật sự chính xác của các doanh nghiệp KTTN. Lý do vì các doanh nghiệp khai báo chưa minh bạch ho ặc do nghiệp vụ kế toán và quản trị tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự được đánh chú trọng và hoạt động hiệu quả. Đều đó gây cản trở cho việc thu thập số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012 gặp nhiều cản trở. Đều đó có thể hiểu rằng, đặc điểm chung của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn TP. Cần Thơ là chưa thực sự vận hành hệ thống quản trị tài chính một cách khoa học và

minh bạch, phần lớn chỉ mới chú trọng chức năng kế toán nhằm ứng phó với cơ quan Thuế. Quản trị dòng tiền ra vào doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn chỉ mới chú trọng việc hoạch toán đúng doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận trong từng năm hoạt động hoặc từng tác nghiệp riêng lẽ. Đa số doanh nghiệp chỉ quan tâm doanh thu và chi phí nên xảy ra tình trạng kinh doanh có lãi nhưng doanh nghiệp không có tiền thanh toán các khoản chi. Chính vì yếu kém trong quản trị tài chính dẫn đến thiếu thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc ra quyết định đầu tư kinh doanh, đưa doanh nghiệp rơi vào tình huống khó khăn.

- Về quản trị nguồn nhân lực: nhân lực là một yếu tố căn bản quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên tình hình chung của các doanh nghiệp thành phố là chất lượng nguồn nhân lực thấp và rất thiếu ổn định. Ngoài nguyên nhân về hệ thống đào tạo của nước ta cách quản trị công ty cua doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này. Cách quản trị chưa đáp ứng được những yêu cầu của của người lao động là: môi trường làm việc, phân công hợp lí, phát huy được khả năng, thù lao tương xứng và cơ hội thăng tiến. Do đó, tỷ lệ thay đổi nhân viên khá cao và doanh nghiệp rất lúng túng.

Trong việc bố trí nhân sự thay thế cho những vị trí nghỉ việc. động cơ làm việc của nhân viên chủ yếu là thu nhập đ ể đảm bảo cuộc sống, làm việc theo kiểu hết giờ hoặc hết nhiệm vụ là nghỉ, ít sáng tạo và ít sáng kiến cải tiến công việc. Nhân viên không biết hoặc không hiểu thấu đáo định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Mức độ gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp rất thấp, họ khá thờ ơ với những thành công hay thất bại của doanh nghiệp, xem đó như là vấn đề của chủ doanh nghiệp.

- Về quản trị thương hiệu và Marketing:

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường với các yếu tố sau:

BẢNG 4.17:CẠNH TRANH CỦA DN VỀ CẠNH TRANH VỀ GIÁ Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%) Cạnh tranh kém 4 12,9 Cạnh tranh yếu 1 3,2 Cạnh tranh trung bình 9 29 Cạnh tranh khá 8 25,8 Cạnh tranh tốt 9 29

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Cạnh tranh về giá được các doanh nghiệp đánh giá ở mức khá tốt. Điều này có thể nhận thấy các doanh nghiệp KTTN nắm bắt được giá cả thị trường, có thể xoay sở và tạo ra mức giá phù hợp trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá của 31 doanh nghiệp, con số này chưa đủ nói hết tình hình cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp KTTN tại Cần Thơ hiện nay, nhất là trong tình hình kinh tế suy thoái và biến động như những năm gần đây.

BẢNG 4.18:CẠNH TRANH CỦA DN VỀ CẠNH TRANH VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%) Cạnh tranh kém 1 3,2 Cạnh tranh yếu 1 3,2 Cạnh tranh trung bình 10 32,3 Cạnh tranh khá 11 35,5 Cạnh tranh tốt 8 25,8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Nhìn chung, các doanh nghiệp đều cho khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm của mình nằm ở mức có lợi thế khá tốt. Đây là một điều đáng mừng cho chất lượng sản phẩm nội địa. Trong quá trình hội nhập WTO hiện nay, yếu tố chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng. Sự hội nhập kinh tế kéo theo

sự tăng lên ngày càng nhiều các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài và tăng thêm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Nếu các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm trong nước hay ở qui mô nhỏ hơn là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì việc các doanh nghiệp bám trụ được trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay với các sản phẩm nhập khẩu là một đều đáng mừng.

Về đánh giá năng lực cạnh tranh của DN đối với yếu tố cạnh tranh về uy tín, thương hiệu thì phần lớn các doanh nghiệp tự tin rằng doanh nghiệp mình có khả năng cạnh tranh tốt với 45,2%, theo sau đó là cạnh tranh trung bình với 25,8%.

BẢNG 4.19:CẠNH TRANH CỦA DN VỀ CẠNH TRANH VỀ UY TÍN, THƯƠNG HIỆU Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%) Cạnh tranh kém 3 9,7 Cạnh tranh yếu 1 3,2 Cạnh tranh trung bình 8 25,8 Cạnh tranh khá 5 16,1 Cạnh tranh tốt 14 45,2

BẢNG 4.20:CẠNH TRANH CỦA DN VỀ CẠNH TRANH VỀ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%) Cạnh tranh kém 5 16,1 Cạnh tranh yếu 5 16,1 Cạnh tranh trung bình 10 32,3 Cạnh tranh khá 5 16,1 Cạnh tranh tốt 6 19,4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá về năng lực cạnh tranh về mạng lưới bán hàng chỉ ở mức trung bình với 32,3%. Đều này có t hể lí giải với phân tích trình độ quản lí của doanh nghiệp đãđược đề cập ở mục 4.5.1.

BẢNG 4.21:CẠNH TRANH CỦA DN VỀ CẠNH TRANH VỀ QUẢNG CÁO, KHUYẾN MÃI Đánh giá Số DN Tỷ lệ (%) Cạnh tranh kém 11 35,5 Cạnh tranh yếu 5 16,1 Cạnh tranh trung bình 9 29 Cạnh tranh khá 3 9,7 Cạnh tranh tốt 3 9,7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, tháng 4/2013)

Từ khi TP. Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2009 thì nền kinh tế tại thành phố mới phát triển rõ rệt. Nhưng vì nền kinh tế Cần Thơ đi theo sau các thành phố lớn khác một giai đoạn đủ dài để khiến kinh tế tại thành phố này thua thiệt các thành phố lớn khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,… Vì thế, khả năng về quảng cáo hay tạo chiến lược marketing cho sản phẩm của các doanh nghiệp chưa thực sự vững vàng và có nhiều thách thức.

Các doanh nghiệp tại Cần Thơ chưa nắm bắt được xu hướng quảng cáo và marketing trên thị trường kinh doanh hiện nay. Nhìn chung đánh giá của doanh nghiệp đối với yếu tố lợi thế cạnh tranh về quảng cáo, khuyến mãiở mức cạnh tranh kém cao nhất ( 35,5%) là vô cùng hợp lí.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kttn trên địa bàn tp. cần thơ (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)