Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 48 - 55)

Đến cuối năm 1949, đầu năm 1950, trong khi cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang giành được những thắng lợi to lớn thì tình hình thế giới cũng có những chuyển biến mới, tác động tích cực đối với cách mạng nước ta. Đó là sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời; sự kiện Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, công khai ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đó là thắng lợi lớn về ngoại giao, đã củng cố và nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường quốc tế, phá thế bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Từ đây, mở ra một bước ngoặt mới gắn bó chặt chẽ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta với phong trào cách mạng trên thế giới: độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình trong nước và trên thế giới có lợi cho ta, phong trào chiến tranh du kích của ta ngày càng phát triển, giữa năm 1949, thực dân Pháp đã cấp tốc cử tướng Rơve - Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang xem xét, nghiên cứu tình hình Đông Dương, nhằm vạch kế hoạch chiến lược mới, tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Rơve chủ trương tăng quân cho chiến trường Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng và trung du, tăng cường phòng thủ khu tứ giác Lạng Sơn - Tiên Yên - Hải Phòng - Hà Nội, bao vây căn cứ địa Việt Bắc, phong toả biên giới Việt - Trung. Rơve chú trọng phát triển, sử dụng quân ngụy vào việc chiếm đóng, tập trung quân Âu -

Phi để xây dựng lực lượng cơ động, càn quét đánh phá phong trào chiến tranh du kích, chuẩn bị điều kiện mở cuộc tiến công lớn hòng tiêu diệt chủ lực ta. Đồng thời, Rơve cũng chú trọng củng cố ngụy quyền, lợi dụng Đạo giáo, xúc tiến lập các “nước Nùng”, “nước Mường”, “nước Thái”, thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, hòng phá hoại khối đoàn kết toàn dân kháng chiến của ta.

Được tăng viện 3 vạn quân, từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, quân đội Pháp liên tiếp mở những chiến dịch lớn đánh chiếm trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời càn quét bình định những vùng chúng đã kiểm soát.

Kế hoạch Rơve được đế quốc Mỹ thông qua là một cố gắng lớn của địch để tiếp tục sự chuyển hướng chiến lược của chúng được dề ra từ đầu năm 1948. Đế quốc Mỹ đã bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt - Pháp nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng tràn xuống Đông Nam châu Â.

Với viện trợ Mỹ và số quân được tăng viện, từ tháng 7/1949 đến tháng 5/1950, Pháp mở nhều cuộc hành quân quy mô lớn đánh chiếm rộng đồng bằng và trung du Bắc Bộ: cuộc hành quân Bastille (13/7/1949) mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên; cuộc hành quân Canigou (8/1949) đánh chiếm Vĩnh Phúc, cuộc hành quân Anthracide (10/10/1949) đánh chiếm Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình; cuộc hành quân Diabolo (22/12/1949) đánh chiếm vùng tự do Nam phần Hải Dương, Hưng Yên; cuộc hành quân Tonneau (8/2/1950) đánh chiếm Thái Bình; cuộc hành quân Davide 1 (20/4//1950) đánh chiếm 5 huyện vùng tự do tỉnh Hà Đông; cuộc hành quân Davide 2 (29/4/1950) đánh chiếm Ninh Bình; cuộc hành quân Davide 3 (15/5/1950) đánh chiếm toàn bộ tỉnh Hà Nam và những vùng tự do còn lại của ba huyện phía bấc Nam Định; cuộc hành quân Foudre (5/1950) mở rộng đánh chiếm Ninh Bình, Hà Nam.

Cùng với những cuộc hành quân lấn chiếm, địch ra sức bình định để biến đồng bằng Bắc Bộ thành hậu phương của chiến tranh xâm lược, cướp phá kho người, kho của của ta. Hệ thống đồn bốt được xây dựng khắp nơi, tề

mọc lên như nấm. Các đảng phái phản động như “Xã hội công giáo”, “Việt Nam dân tộc Đảng”, nhất là “Việt Nam Quốc dân Đảng” được dịp hoạt động mạnh hơn, ra sức thu nạp những phần tử phản động, lưu manh, tạo cơ sở chính trị cho địch. Dựa vào bộ máy tay sai, địch ra sức thu thuế, bắt phu, đi lính, thành lập bảo an binh, nghĩa dũng binh để làm nhiệm vụ chiếm đóng hoặc tiến tới xây dựng những đội lính khố đỏ tinh nhuệ.

Ngày 6/12/1950, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Đơ Lat đơ Tatxinhi - Tư lệnh lục quân khối Tây Âu, sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương.

Nắm toàn bộ quyền lực trong tay, Đơ Lat đơ Tatxinhi đã vạch ra một kế hoạch quân sự gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng thành một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời phát triển ngụy binh với quy mô lớn để bổ sung vào đội quân viễn chinh Pháp, xây dựng “quân đội quốc gia” của chính quyền Bảo Đại, xây dựng tuyến công sự phòng ngự bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với chủ lực của quân đội ta và ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do, tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng bị chiếm và vùng du kích, phá hoại vùng căn cứ hậu phương và chuẩn bị tiến công ra vùng tự do.

Thực hiện kế hoạch đó, Đơ Lat đã tập trung phần lớn các tiểu đoàn cơ động chiến thuật thuộc lực lượng chiếm đóng ở Bắc Bộ, xây dựng được 7 binh đoàn cơ động chiến lược và 4 tiểu đoàn dù bố trí ở các tỉnh phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ. Cuối năm 1951, Pháp đã đưa tổng số quân lên 338.000 tên, đến năm 1953 là 465.000 tên.

Lực lượng ngụy binh tăng nhanh. Chính quyền Bảo Đại ra “dụ tổng động viên”, cưỡng bức thanh niên vào ngụy quân, thành lập các “tiểu đoàn khinh quân”, “tiểu đoàn sơn chiến”, chuyển lực lượng vũ trang phản động của các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa thành quân chính quy. Cuối năm 1953, thành phần ngụy quân trong quân đội Pháp chiếm 65%.

Kế hoạch xây dựng phòng tuyến “boong ke” ở Bắc Bộ được thực hiện từ đầu năm 1951, gồm khoảng 800 lô cốt, lập thành hàng chục cụm cứ điểm lớn nhỏ do 20 tiểu đoàn lính Âu - Phi chiếm đóng kéo dài từ Hồng Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông đến Ninh Bình. Ở vành ngoài, song song với phòng tuyến là một “vành đai trắng” có chiều rộng từ 5km đến 10km.

Cùng với việc lập phòng tuyến ở Bắc Bộ, địch đã đẩy mạnh hơn cuộc “chiến tranh tổng lực” ở các vùng chiếm đóng. Chúng cho quân càn đi, quét lại nhiều lần, đánh phá các cơ sở chính trị và quân sự của ta, giành giật, phá hoại mùa màng, cướp đoạt kinh tế. Chỉ tính năm 1951, địch đã mở trên 100 cuộc càn quét, riêng ở Bắc Bộ có 49 cuộc. Chúng còn kích động các ổ phỉ dọc biên giới Việt - Trung cấu kết với tàn quân Tưởng Giới Thạch (dạt sang biên giới Việt - Trung nước ta từ năm 1949) thường xuyên quấy phá hậu phương kháng chiến.

Chiến tranh tổng lực của địch đã gây cho ta, nhất là vùng sau lưng địch nhiều khó khăn và tổn thất. Một số vùng cơ sở kháng chiến bị tổn thất nghiêm trọng. Chỉ riêng cuộc càn quét của địch vào đầu tháng 10/1951 đã giúp chúng chiếm đóng lại khu vực Tiên - Duyên - Hưng với 363 làng gồm 280.000 dân. Căn cứ du kích liên hoàn gồm 3 huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân ở phía Bắc tỉnh Thái Bình trở thành vùng tạm chiếm.

Địch còn dốc sức củng cố ngụy quyền ở hương thôn, tuyên truyền cho nền “độc lập quốc gia” giả hiệu và đề cao viện trợ Mĩ để lừa gạt dân chúng. Như vậy, với sự viện trợ của Mĩ, tướng Đơ Lát và Chính phủ “quốc gia” đã xây dựng được một đội quân đông đảo, thực hiện ráo riết hơn chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.

Đầu năm 1950, do phải tập trung quân cơ động đánh chiếm đồng bằng và trung du, địch phải giảm bớt quân chiếm đóng rút bỏ một số vị trí ít quan trọng trên địa bàn Hải Phòng. Song chúng lại tăng cường hoạt động chính trị,

ra sức củng cố ngụy quyền và hoạt động gián điệp do thám. Chúng lừa bịp về chính trị, phỉnh phờ về kinh tế, bày trò “trao trả độc lập cho Việt Nam”, đề cao Bảo Đại, khuyến khích hoạt động của các đảng phái chính trị phản động như Đại Việt, Quốc dân Đảng…, xúc tiến lập các đoàn thể quần chúng giả hiệu, lôi kéo giáo dân, địa chủ, tư sản và những viên chức lớp trên. Trước những thủ đoạn chính trị, những luận điệu tuyên truyền xảo trá của địch cùng với việc chúng đánh chiếm rộng ra đồng bằng Bắc Bộ làm cho không ít dân chúng lúc đầu hoang mang nhưng chúng cũng chỉ lôi kéo được số ít người trong tầng lớp trên. Tuyệt đại đa số nhân dân vẫn tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và muốn được tham gia vào công cuộc kháng chiến cứu nước.

Tại An Lão, Kiến Thụy, địch có nhiều hoạt động chuyển quân, điều lính ngụy về các bốt lẻ và rút bọn lính Âu - Phi tập trung về các căn cứ chính. Nhiều ôtô bịt kín ngày đêm chuyên chở vũ khí, hàng hoá đến các căn cứ đó.

Bọn ngụy quyền hết sức xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân, mở các cuộc lạc quyên để giúp đỡ đồng bào hồi cư, cấp giấy tờ cho dân đi lại dễ dàng, đồng thời chúng cũng lợi dụng tung bọn do thám, chỉ điểm trà trộn, thâm nhập vào vùng tự do của ta.

Giữa mùa hè năm 1950, nắm được chủ trương chuyển mạnh sang tổng phản công của ta, thực dân Pháp quyết tâm chống phá. Chúng mở cuộc tiến công với quy mô lỡn bao vây đánh vào căn cứ Đèo Voi, Bãi Bằng và khu vực Lỗ Sơn, Hạ Chiểu (Đông Triều - Quảng Yên) - nơi tập trung hàng ngàn cán bộ, bộ đội, dân công của hai tỉnh, thành phố.

Trong nội địa, từ tháng 6 đến 12/1950, địch liên tiếp tiến hành hàng trăm cuộc càn quét, đặc biệt là 5 cuộc càn quét lớn, dài ngày vào vùng Bắc huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) nhằm thăm dò và tiêu diệt lực lượng ta.. Địch tập trung càn đi quét lại từng khu vực nhằm “tát nước bắt cá”, vừa cướp phá trắng trợn, tìm lật hầm bắt cán bộ, bộ đội, du kích, vừa thực hiện âm mưu bình định, dụ dỗ, ép dân tái lập tề, tuyển mộ lính, xây dựng mạng lưới do

thám, chỉ điểm. Đến tháng 11/1950, ở An Lão, hầu như xã nào cũng có trại tập trung thanh niên.

Ở Hải Phòng, sau khi càn quét đánh phá khu căn cứ, từ tháng 11/1950, địch tập trung lực lượng đánh phá nội ngoại thành. Chúng tổ chức phối hợp giữa lực lượng quân đội với công an ngụy quyền, cảnh binh, tình báo, mật thám liên bang, dựa vào bọn chỉ điểm tiến hành vây ráp, đánh phá các cơ sở ở các đường phố, xóm thợ, nhà máy, công sở. Hệ quả là nhiều cán bộ bị địch bắt và dẫn đến vỡ hàng mảng cơ sở.

Đi đôi với khủng bố, từ cuối năm 1950, địch tăng cường các thủ đoạn chính trị lừa bịp. Với chiêu bài “quốc gia”, một số đảng phái phản động mới mọc ra như “Quốc gia liên hiệp”, “Việt đoàn”, “Quốc gia Bình dân”, “Hội bảo trợ nạn nhân được phóng thích miền Duyên hải”… Đại Việt và Việt Nam quốc dân Đảng hoạt động ráo riết lập ra “Đoàn thanh niên xung phong” có gần trăm tên, hăng hái góp sức với do thám chỉ điểm lùng bắt cán bộ, phá cơ sở kháng chiến.

Ở vùng Thiên Chúa giáo, Pháp và Mỹ chỉ đạo bọn phản động đội lốt cha cố công khai hoạt động chống “Việt Minh cộng sản”, tuyên truyền cho việc chiếm đóng khu “Thánh địa” Bùi Chu Phát Diệm của giặc Pháp, việc toà thánh Vaticăng công nhận chính phủ Bảo Đại để lừa bịp giáo dân. Chúng còn lập câu lạc bộ “Thanh tâm”, bề ngoài giảng đạo nhưng bên trong là nơi tụ tập những phần tử phản động. Ngày 9/7/1950, chúng huy động trên 1 vạn giáo dân các tỉnh đồng bằng về Hải Phòng rước tượng Đức bà Phatima. Lợi dụng các buổi lễ, chúng công khai xuyên tạc đường lối chính sách của ta, kêu gọi giáo dân ủng hộ chính quyền bù nhìn, chống cộng. Tuy vậy, trên địa bàn Kiến An, dù địch ra sức càn quét, cơ sở bị tổn thất nhưng vẫn có nhiều thuận lợi hơn so với Hải Phòng. Bộ phận chỉ đạo của tỉnh, huyện và nhiều cán bộ các ngành, đoàn thể, bộ đội vẫn bám sát phong trào, được dân che chở bảo vệ.

Tháng 12/1950, Pháp được Mỹ viện trợ cả về vật chất và chuyên gia kỹ thuật, địch xây dựng Hải Phòng thành trung tâm của vùng chiến thuật và chia thành 4 tiểu khu. Dựa vào hệ thống đường sông, đường bộ, chúng xây dựng hệ thống boongke, lôcốt dọc theo các tỉnh Quảng Yên - Hải Dương - Kiến An với nhiều vành đai bao quanh Hải Phòng và sẵn sàng chi viện, ứng cứu cho nhau. Đặc biệt, chúng tập trung mở rộng sân bay Cát Bi, xây dựng thêm hai sân bay Kiến An, Đồ Sơn và nhiều kho hậu cần được khoét sâu vào hệ thống đồi núi ở Kiến An.

Mặt khác, địch đẩy chiến tranh tổng lực lên độ cao, phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quân sự với chính trị, kinh tế, văn hoá. Chúng ra sức “tô son trát phấn” cho Chính phủ bù nhìn. Chính phủ này đề ra các luật về “nghĩa vụ công dân” nhằm gọi lính, thu thuế… giúp Pháp đảm bảo cuộc chiến tranh xâm lược.

Thực dân Pháp có những đối sách cụ thể từng vùng đô thị, tạm chiếm sâu và khu du kích. Ở nội thành Hải Phòng, chúng cố tạo ra bộ mặt xã hội “phồn vinh, ổn định”, nặng về hoạt động chính trị lừa bịp, giảm hẳn các cuộc khủng bố trắng trợn, tăng cường hoạt động do thám chỉ điểm ngầm, huy động nhân dân “học tập” rồi lập ra các “ngũ gia liên báo”, “thập gia liên báo” để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ta. Hễ bắt được cán bộ, bộ đội, chúng đều bắt ký vào nhữn truyền đơn in sẵn, tung ra để gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong nhân dân. Ở những khu có cơ sở kháng chiến mạnh, chúng tập trung càn quét liên tục, dài ngày cày đi xới lại 5 - 6 tháng liền như khu Ngọ Kiến Thụy và vùng ven biển Đồ Sơn, khu 1, 2, 3 An Lão, khu 1,2 An Dương. Ở khu du kích, chúng quyết tâm tàn phá, đánh chiếm và bình định trở lại. Đầu tháng 4/1951, chúng càn quét và chiếm đóng thêm nhiều vị trí ở bắc huyện Thủy Nguyên.

Ngày 20/4/1951, địch mở chiến dịch Mêđuy càn quét 5 huyện vùng du kích: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Kiến An), Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương) và

Thụy Anh (Thái Bình) lập tỉnh Vĩnh Ninh, tạo thành vành đai ngoài bảo vệ khu cố thủ Hải Phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địch huy động tới ba binh đoàn cơ động, có chiến hạm, canô, tàu chiến, máy bay và hàng trăm khẩu pháo phối hợp, bao vây chia cắt, càn đi quét lại từng khu vực. Cuộc hành quân kéo dài 12 ngày nhưng địch chỉ gặp một số cuộc chống trả yếu ớt của bộ đội địa phương và du kích ở Vĩnh Bảo. Lực lượng vũ trang của ta thoát khỏi vòng vây để bảo toàn lực lượng.

Kết thúc trận càn, quân cơ động của địch rút đi, chúng tiến hành bình định, đóng thêm 6 vị trí Mỹ Lộc, Đốc Hành, Hán Nam (Tiên Lãng), Hà Phương, Mai Sơn, Liễu Thâm (Vĩnh Bảo). Chúng để lại tiểu đoàn 22 BVN (Bataillon Viet Nam) ngụy gian ác cùng những đội quân GAMO, tiếp tục sục sạo, triệt phá cơ sở kháng chiến, tuyên truyền xuyên tạc và lừa bịp, gây cơ sở do thám chỉ điểm, ép dân lập tề, xây dựng bộ máy ngụy quyền ở thôn, xã.

Từ giữa năm 1951, địch giảm bớt các cuộc hành quân càn quét nhưng lại tăng cường các thủ đoạn chính trị và hoạt động gián điệp. Ở nông thôn, chúng tập trung củng cố bộ máy ngụy quyền xã, tổng, phát triển mạnh tổ chức

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 48 - 55)