Phát triển chiến tranh du kíc hở vùng sau lưng địch (194 8 1950)

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 36 - 48)

Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu cuộc tiến công quyết định lên Việt Bắc, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược “chớp nhoáng”. Địch đã huy động hơn hai vạn quân tinh nhuệ nhất gồm đủ hải, lục, không quân tham gia, mở nhiều mũi tiến công, bao vây, thọc sâu, đánh thẳng vào khu trung tâm căn cứ địa Việt Bắc.

Dưới sự chỉ đạo sang suốt tài tình của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã “đập tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Chiến dịch phản công của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 đã giành thắng lợi vô cùng to lớn. Chiến thắng Việt Bắc đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang một giai đoạn mới.

Sau khi chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh kéo dài”, ráo riết thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, rải quân để bình định, củng cố các vùng chiếm đóng của chúng ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bình Trị Thiên và đồng bằng Bắc Bộ, thực thi chiến lược “chiến tranh tổng lực” đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượng hậu bị của ta.

Để chống lại chiến lược đánh kéo dài và chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, quân và dân ta đã tích cực phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Đây là một cuộc đấu tranh tổng hợp, kết hợp cả quân sự, chính trị, kinh tế - một phương thức tiến công của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích của Việt Nam.

Ngày 15/1/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng nhằm đánh giá tình hình cuộc kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới. Căn cứ vào những chuyển biến mới của tình hình, Hội nghị chủ

trương đẩy mạnh kháng chiến sang giai đoạn mới. Về mặt quân sự, phải ra sức phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát. Hội nghị xác định phương châm tác chiến của ta là: Du kích chiến là chính, vận động chiến là phù trợ. Hội nghị chỉ rõ: phải đưa các đại đội độc lập vào vùng sau lưng địch, xây dựng cơ sở chính trị và quân sự, giúp du kích trở nên những bộ đội địa phương, lập nhiều làng chiến đấu ở đồng bằng, khu chiến đấu ở miền núi, phát triển dân quân, lập căn cứ du kích, phát triển rộng khắp chiến tranh du kích.

Tháng 2/1948, Liên Khu ủy III ra Nghị quyết chỉ đạo cuộc kháng chiến trong Liên khu nhằm làm thất bại kế hoạch lập phòng tuyến bao vây của địch, phát động du kích chiến tranh vùng sau lưng địch; dùng đại đội độc lập, phối hợp với du kích tập trung đánh đồn bốt nằm trên các phòng tuyến và phục kích các toán địch đi lẻ, xây dựng làng xã chiến đấu.

Cũng trong tháng 2/1948, lần đầu tiên, Liên tỉnh Hải - Kiến triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ. Sau khi được phổ biến nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Liên khu III, các đại biểu tập trung đánh giá tình hình chuyển biến so sánh lực lượng giữa ta và địch. Trước âm mưu mới của địch và điều kiện hoạt động của ta, Đại hội xác định rõ nhiệm vụ của Đảng bộ liên tỉnh: phá tề trừ gian, xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích và tổ chức cơ sở quần chúng, nghiên cứu, tổ chức lực lượng thích hợp để hoạt động vũ trang tuyên truyền ở nội thành Hải Phòng và các thị trấn, thị xã. Đối với huyện Tiên Lãng, Đảng bộ chỉ đạo tích cực việc chuẩn bị chống địch đánh chiếm nhất là xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích, xây dựng làng xã kháng chiến, xây dựng và củng cố thêm hầm hào tránh phi pháo. Thời kỳ này địa bàn Hải Phòng - Kiến An đã hình thành hai vùng rõ rệt: vùng tự do và vùng bị địch chiếm, ngăn cách bởi sông Văn Úc.

Mặc dù bị đàn áp hết sức dã man, nhưng ở trong vùng địch chiếm đóng, cán bộ và nhân dân vẫn kiên trì chống lại chúng. Trên cơ sở phục hồi và phát

triển phong trào kháng chiến, lực lượng dân quân du kích các xã đã phát triển. Suốt năm 1948, du kích nhiều xã phối hợp với lực lượng tập trung của huyện tổ chức được hàng trăm trận diệt địch đi càn quét hoặc quấy rối các vị trí của địch. Phong trào xây dựng lực lượng dân quân du kích và làng kháng chiến phát triển mạnh mẽ, xây dựng lực lượng dân quân du kích phát triển mạnh. Ngày 7/10/1948, Hội nghị Liên Tỉnh ủy họp đề ra chủ trương: tích cực phòng thủ Tiên Lãng, củng cố du kích, xây dựng căn cứ và tập trận. Làng kháng chiến kiểu mẫu đã được xây dựng ở các xã: Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Quang Phục, Tiên Minh, Hùng Thắng, Chấn Hưng… rất công phu: xung quanh làng có đắp luỹ, rào tre dày đặc, có hào giao thông, hầm hố chiến đấu từ thôn này sang thôn khác. Các xóm ngõ đều được cải tạo thành những khu chiến đấu và có hầm bí mật để tránh giặc, cất giấu lương thực, vũ khí.

Dân quân du kích được tổ chức rộng khắp. Riêng Tiên Lãng có 1.890 du kích (28% là nữ du kích và có tới 346 lão du kích - còn gọi là “bạch đầu quân”). Trang bị của du kích vẫn là giáo mác, mìn, lựu đạn, một số xã có thêm vài khẩu súng trường. Tuy vậy, tinh thần chiến đấu của dân quân du kích Hải - Kiến vô cùng bất khuất, trung dũng. Tiêu biểu trong trận càn ngày 25/2/1948, 600 quân Pháp, có cả lực lượng tàu chiến và máy bay tham gia, được trọng pháo chi viện, chia làm nhiều mũi bao vây tiến công vào xã kháng chiến Hùng Thắng (Tiên Lãng). Hùng Thắng là một xã lớn, nằm gần cửa sông Văn Úc ở phía đông huyện. Ngay từ năm 1947, thi hành chủ trương của Huyện ủy, chi bộ và chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân xây dựng làng kháng chiến, thực hiện “vườn không nhà trống” sẵn sàng đánh thắng quân thù. Chiến đấu chống chọi với địch trong trận này, mặc dù lực lượng quá chênh lệch và kinh nghiệm chống càn chưa có nhưng với tinh thần yêu nước, yêu quê hương, quân dân Hùng Thắng đã chiến đấu dũng cảm. Tiểu đội vũ trang tuyên truyền của Liên tỉnh cùng với du kích thôn bố trí chiến đấu ở phía tây làng Chử Khê. Ở các hướng khác, dân quân du kích với 6 cây súng trường

và mìn, lựu đạn, dao, kiếm… dựa vào làng kháng chiến, dựa vào bờ tre, xóm ngõ, căn nhà, bờ tường để tiêu diệt địch. Trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm. Trung đội trưởng du kích Vũ Văn Phông bị thương đã xé áo buộc vết thương lại, tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đồng chí Gõ du kích Chử Khê, bị địch gọi hàng, đồng chí xông lên bất ngờ hét to một tiếng xung phong, dùng lựu đạn đập vào mặt tên giặc gần nhất. Bị đánh bất ngờ, địch không kịp ứng phó, đồng chí Gõ luồn lại tuyến sau tiếp tục chiến đấu. Tiểu đội du kích do đồng chí Vũ Văn Đuốc chỉ huy chiến đấu giáp lá cà, diệt nhiều địch. Các đồng chí Hàn, Nghiêm, Nho bị bắt đã lao vào giặc rồi rút kíp lựu đạn. Cụ Biểu, lão du kích dùng tên tẩm thuốc độc bắn địch. Chị Bòng xông pha trong làn lửa đạn để tiếp tế cơm cho du kích.

Sau một ngày chiến đấu quyết liệt với kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dù có hy sinh 25 du kích, 50 người dân, tổn thất 472 nóc nhà bị cháy, song dân quân du kích và nhân dân xã Hùng Thắng đã chiến đấu dũng cảm, đánh bật nhiều đợt xung phong của địch, diệt 42 tên và làm bị thương 45 tên. Rút khỏi Chử Khê, kẻ thù còn hoảng sợ tinh thần đoàn kết chiến đấu “thà chết không chịu đầu hàng” của nhân dân Hùng Thắng.

Tiếng súng chống càn của nhân dân Hùng Thắng còn vang thì ngày 8/3/1948, địch lại huy động lực lượng lớn tiến công vào xã Khởi Nghĩa, căn cứ kháng chiến của huyện. Đại đội 25 của liên tỉnh, trung đội xung phong của huyện đóng trên địa bàn phối hợp cùng dân quân du kích dựa vào làng kháng chiến lợi dụng địa hình địa vật, chiến đấu giữ từng thôn xóm, đánh lui nhiều đợt tiến công của một tiểu đoàn lính Pháp ở Hà Đới, Ninh Duy diệt 60 tên. Trung đội trưởng du kích Phạm Văn Hân, chỉ huy du kích chiến đấu bình tĩnh, gan dạ. Đồng chí ném tới 30 quả lựu đạn diệt nhiều tên địch. Chiến đấu đến khi hết đạn và lựu đạn, các chiến sĩ dùng dao, kiếm, gậy gộc đánh địch, ngăn chặn bước tiến của chúng. Đồng chí Tiến sau khi ném nốt quả lựu đạn cuối cùng, đã xông vào vật nhau với một tên địch. Anh Hoàng Văn Ngộ, cầm đòn

gánh đuổi một tên Pháp, nó bị động hoảng hốt không kịp bắn, vứt súng bỏ chạy. Cướp được súng, anh dùng súng giặc bắn giặc. Đây thực sự là một tấm gương xuất sắc biểu thị tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của quân dân Khởi Nghĩa.

Cuộc chiến đấu của dân và quân Hùng Thắng, Khởi Nghĩa bằng lực lượng tại chỗ và vũ khí có trong tay, dựa vào làng xã kháng chiến, đã làm thất bại cuộc tiến công càn quét của giặc, bảo vệ xóm làng, được Liên khu ủy 3 phát động toàn Liên khu học tập. Đó là sự cổ vũ lớn lao đối với phong trào chiến tranh du kích và là niềm tự hào của quân và dân Hải - Kiến.

Từ lập phòng tuyến bao vây giam chân địch trong thành phố góp phần nhằm làm thất bại chiến lược “chớp nhoáng” của thực dân Pháp, cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, Đảng bộ, quân và dân Hải - Kiến đã nhạy bén chuyển hướng hoạt động, không ngại gian nan, nguy hiểm, ác liệt. hy sinh, kiên trì bám đất xây dựng lực lượng chính trị, phát triển cuộc chiến tranh du kích ở cả vùng địch tạm chiếm và vùng căn cứ tự do, hình thành thế trận của cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương. Có thể khẳng định rằng cơ sở đảng, cơ sở chính trị vững mạnh, lực lượng dân quân du kích phát triển, đó là lực lượng chủ yếu quyết định nhất để đánh bại âm mưu, thủ đoạn bình định của địch ở cơ sở.

Tại huyện An Dương, từ sau Hội nghị dân quân du kích toàn quốc, nhất là từ khi có huấn lệnh của Bộ Tổng chỉ huy (14/11/1947) khẳng định vị trí chiến lược của chiến tranh du kích và thống nhất hình thức tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, việc xây dựng dân quân du kích được các chi bộ hết sức chú trọng. Đến tháng 7/1949, toàn huyện đã có 610 du kích, 208 dân quân rải khắp các thôn xóm trong huyện. Một số xã đã gài được du kích vào hàng ngũ bảo an, hương dũng, hoạt động bảo vệ cơ sở. Dân quân du kích vừa lao động sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đào hầm bí mật, canh gác bảo vệ cán bộ, cùng

lực lượng công an diệt tề trừ gian, tham gia đấu tranh chính trị, kinh tế với các đoàn thể, là lực lượng chính phá hoại đường số 5, đường sắt. Lực lượng dân quân du kích ở nhiều xã đã lập được chiến công xuất sắc như du kích Hồng Hưng và Đại Bản dùng nội công, ngoại kích diệt đồn Mai Trữ; du kích Hùng Vương dùng dao găm, mã tấu phục kích tiểu đội Âu Phi đi tuần trên đường số 5; du kích Hồng Thái hai lần phục kích đánh đuổi bọn lính gác bến đò Đào Yêu; du kích Đại Bản phục đánh bọn Tây dẫn phu đi chặt tre ở Tiên Nông; du kích Khinh Giao đột nhập chợ Hỗ giữa ban ngày diệt một số tên phản động; du kích các xã Bắc Sơn, Đặng Cương, Hồng Phong, Đồng Thái nhiều lần anh dũng đánh trả quân địch đi càn quét. Lực lượng dân quân du kích ngày càng giữ vị trí hết sức quan trọng trong phong trào chiến tranh du kích ở An Dương.

Tháng 12/1948, tổng kết 1 năm phong trào chiến tranh du kích, Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng đã khẳng định về mặt quân sự “trong một năm qua, dân quân An Lão đã làm cho quân Pháp nhiều phen hoảng hồn và tiến đánh rất chậm chạp trên chiến trường An Lão. Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn vẫn duy trì được du kích, cổ vũ cho du kích có một tinh thần chiến đấu hăng hái dẻo dai” [5, tr.2].

Cuối năm 1948, Trung ương Đảng ra lệnh tổng phá tề, đập tan chính quyền địch ở cơ sở. Liên tỉnh ủy đã ra nghị quyết tổ chức tổng phá tề cho từng huyện, từng khu vực, nhằm đập tan bộ máy tề ngụy ở các thôn xã, làm thất bại âm mưu bình định kìm kẹp của địch ở cơ sở, đề cao và củng cố chính quyền nhân dân, phát triển phong trào chiến tranh du kích lên một bước.

Qua cuộc tổng phá tề trừ gian, chính quyền địch bị tê liệt ở hầu khắp các thôn xã. Chúng vội vã tập trung lực lượng ứng chiến càn quét đối phó. Điển hình nhất là ở huyện Thủy Nguyên, hàng ngàn quân tinh nhuệ của địch kéo về cùng với quân chiếm đóng càn quét các xóm làng và khủng bố hết sức dữ dội. Tuy vậy, giặc Pháp vẫn không thể dập tắt được phong trào chiến tranh du kích của Thủy Nguyên. Trong lúc địch càn quét, dân quân du kích Thủy

Nguyên vẫn bám đất đánh địch bảo vệ nhân dân. Du kích Thủy Đường đuổi đánh một trung đội địch kéo đến phá lúa. Nữ du kích Thủy Đường, Thiên Hương, Ngọc Động đã đột nhập vào các chợ Thanh Lãng, Trịnh Xá, Núi Đèo diệt bọn tề ác ôn ngoan cố theo giặc giết hại đồng bào. Năm du kích Lưu Kiếm cải trang diệt một tiểu đội địch ở chợ Tổng. Đồng chí Rom, du kích Ngọc Địch đã dũng cảm một mình tay không diệt được một lính Pháp ở Thanh Lãng và cướp được vũ khí. Dân quân du kích Thủy Nguyên còn bao vây các bốt Trịnh Xá, Phi Liệt hàng tháng trời. Địch phải tiếp tế bằng đường không và mở những cuộc hành binh bảo vệ các đoàn xe vận tải tiếp tế cho bọn quân trong đồn. Du kích xã Minh Tân đã kết hợp với nội ứng diệt bốt Tràng Kênh, bắt 25 tên, thu 29 súng trường, phá hủy một khẩu đại bác.

Tổng phá tề đã làm sống lại không khí của những ngày Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân, làm cho quần chúng tin tưởng vững chắc vào năng lực của chính mình và của kháng chiến trong quá trình đấu tranh giành quyền làm chủ.

“Tổng giải tán hội tề là một bằng chứng xác đáng để dân chúng nhận thấy sức mạnh của chính quyền nhân dân và uy tín của Chính phủ Trung ương ta. Phong trào nhân dân kháng chiến sẽ nhờ việc giải tán hội tề mà ngày càng phát triển. Dân chúng nhờ đó ngày thêm tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng” [29, tr.42].

Việc phá chính quyền địch, gây dựng lại chính quyền nhân dân trong vùng tạm bị chiếm có ý nghĩa như là khởi nghĩa từng phần, vừa là kết quả của phong trào chiến tranh du kích vừa tác động trở lại làm cho chiến tranh du kích có thêm điều kiện sinh sôi nảy nở, tạo địa bàn làm chủ ở những mức độ khác nhau, hình thành nên những khu du kích và căn cứ du kích. Có thể nói, thời kỳ này, phong trào chiến tranh du kích diễn ra vô cùng phong phú. Du kích và nhân dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, bằng mọi vũ khí, bằng hình thức quấy rối, phá hoại, chông mìn, cạm bẫy, đánh lẻ,

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)