Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi trọng công tác chính

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 84 - 97)

trị trong quá trình tiến hành chiến tranh du kích

Trong quá trình xây dựng và tiến hành cuộc chiến tranh du kích cần đảm bảo giữ vững được vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự hình thành và chất lượng cuộc kháng chiến. Muốn vậy, công tác Đảng - công tác chính trị trong các đơn vị phải được coi trọng, nhất là trong điều kiện trang bị cho sinh hoạt và chiến đấu của chiến sĩ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Lực lượng vũ

trang giác ngộ càng đầy đủ và sâu sắc thì tinh thần chiến đấu càng cao, càng có ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đánh thắng kẻ thù. Nhận thức rõ điều này, trong quá trình chỉ đạo chiến tranh du kích, Đảng bộ thành phố đều hết sức coi trọng chủ trương của cấp trên về việc xây dựng lực lượng phải nắm vững phương châm chất lượng trọng hơn số lượng, chủ yếu là nâng cao chất lượng về chính trị, kiện toàn ban công tác chính trị đại đội, mở rộng dân chủ, giữ vững đề cao kỷ luật, chú trọng công tác dân vận, huấn luyện và giáo dục cho cán bộ, đội viên về đạo đức cách mạng, những điều căn bản về chính trị. Đảng bộ luôn nắm vững quan điểm: phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, trước hết phải xây dựng Đảng trong bộ đội lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, lấy xây dựng Đảng làm nòng cốt và hạt nhân lãnh đạo đơn vị. Thành ủy quyết định đưa 2/3 số đảng viên vào tham gia tự vệ và dân quân, du kích, các bí thư hoặc ủy viên thường vụ các cấp ủy Đảng phải trực tiếp làm chính trị viên, cán bộ đảng các cấp nhất thiết phải nghiên cứu đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng trong mỗi thời kỳ chiến tranh và phải luôn theo dõi tình hình quân sự ở địa phương để trực tiếp tham gia lãnh đạo. Nhờ đó mà tổ chức Đảng trong các đơn vị ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của đơn vị.

Để nâng cao ý thức chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, phải không ngừng giáo dục cho các lực lượng vũ trang có lập trường cách mạng kiên định, ý chí chiến đấu cao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong công tác giáo dục, trước hết Đảng bộ coi trọng việc giáo dục về đường lối cách mạng của Đảng, làm cho mọi người nhận rõ kẻ thù, phương hướng, nhiệm vụ cách mạng, trên cơ sở đó xác định rõ mục tiêu chiến đấu. Giáo dục về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng. Trong công tác giáo dục, tuyên truyền cũng chú ý làm cho cán bộ, chiến sĩ ý

thức được rõ vai trò quan trọng của Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc và những nhiệm vụ mà Trung ương Đảng giao cho quân và dân Hải Phòng, từ đó nêu cao quyết tâm chiến đấu. Từng bước khắc phục những tư tưởng bi quan, dao động, xây dựng và phát huy tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng. Đảng bộ cũng rất chú ý việc mở các lớp huấn luyện tại chỗ cho cán bộ, chiến sĩ và cử cán bộ, chiến sĩ đi học tại các lớp, khoá huấn luyện do Thành ủy mở.

Công tác giáo dục chính trị cho các lực lượng vũ trang địa phương phải gắn liền với công tác giáo dục chính trị cho quần chúng nhân dân ở địa phương. Trình độ giác ngộ chính trị của quân đội, tự vệ, bộ đội địa phương luôn gắn liền một cách trực tiếp nhất với trình độ chính trị của nhân dân lao động. Chính vì vậy, công tác giáo dục tư tưởng, chính trị trong lực lượng vũ trang địa phương cần được phối hợp với các tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan chính quyền, các cơ quan quân sự địa phương cùng tiến hành.

Để không ngừng tăng cường bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang, công tác Đảng - công tác chính trị trong lực lượng vũ trang cần phải nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc trong xây dựng quân đội về chính trị, đó là:

Luôn luôn quán triệt sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng đối với lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất.

Không ngừng củng cố hệ thống tổ chức Đảng và hệ thống công tác chính trị, luôn luôn tăng cường công tác chính trị trong quân đội.

Coi trọng việc giáo dục đường lối, nhiệm vụ cách mạng, chủ trương, chính sách của Đảng. Nâng cao giác ngộ chính trị, giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp, nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các lực lượng

vũ trang. Coi trọng việc quán triệt đường lối tư tưởng quân sự của Đảng, khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân.

Tích cực rèn luyện một đội ngũ cán bộ quân sự tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có năng lực lãnh đạo và chỉ huy, có năng lực tổ chức.

Thực hiện mở rộng dân chủ, ra sức tăng cường kỷ luật tự giác nghiêm minh, kỷ luật sắt của quân đội cách mạng.

Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các lực lượng vũ trang với Đảng, với chính quyền cách mạng, với nhân dân cũng như mối quan hệ trong nội bộ các lực lượng vũ trang.

Như vậy thực tiễn tiến hành cuộc chiến tranh du kích ở Hải Phòng đã cho thấy: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chú trọng công tác Đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang, nâng cao chất lượng vũ trang về mặt chính trị là điều kiện căn bản để giữ vững, phát huy bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang nói chung và dân quân du kích nói riêng, là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự trưởng thành, lớn mạnh của cách mạng.

KẾT LUẬN

Hải Phòng là thành phố Cảng lớn án ngữ phía đông bắc của Tổ quốc, là một trung tâm giao lưu quốc tế về kinh tế, một trung tâm công nghiệp, có sân bay, hải cảng, có đường giao thông thủy bộ thuận lợi. Trong cuộc đấu tranh cách mạng trước Tổng khởi nghĩa, Hải Phòng là một trong những thành phố có nhiều công nhân công nghiệp, có phong trào cách mạng sớm phát triển, vì thế, cũng là một trọng điểm khủng bố của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Trong kháng chiến chống Pháp, đối với miền Bắc, Hải Phòng là nơi đi trước về sau - nơi nổ tiếng súng kháng chiến đầu tiên trước ngày toàn quốc kháng chiến, cũng là nơi kết thúc cuộc kháng chiến sau cùng với quy chế khu vực tập kết 300 ngày. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Hải Phòng không phải chỉ chín năm mà là trọn mười năm.

Với chặng đường lịch sử 10 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác Hồ, Hải Phòng đã cùng cả nước làm nên cuộc đổi đời trong Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi phát xít Nhật, gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, chiến thắng vẻ vang quân đội viễn chinh Pháp và can thiệp Mỹ. Hải Phòng vượt qua biết bao khó khăn, đặc biệt đã khắc phục được nạn đói có một không hai trong lịch sử đất nước cùng với bao tệ nạn xã hội do phong kiến, đế quốc để lại, vừa kháng chiến chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng thực lực cách mạng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi cho kháng chiến.

Tiếng súng kháng chiến của Hải Phòng nổ ra sớm, trước cuộc kháng chiến toàn quốc một tháng tròn. Trong cuộc chiến đấu đó, quân và dân thành phố đã chứng minh: dù tình hình khó khăn phức tạp đến đâu, dù kẻ địch hung bạo, xảo quyệt, quân đông, nhiều súng thế nào, nếu quân dân thành phố đoàn kết một lòng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ thì nhất định sẽ giành thắng lợi.

Có thể nói rằng, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân thành phố Hải Phòng nói riêng và của dân tộc ta nói chung đã khẳng định sự ra đời, tính cách mạng và tính khoa học của một phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, một nền nghệ thuật quân sự của chiến tranh toàn dân và chiến tranh toàn diện ở nước ta. Tính cách mạng, tính nhân văn nổi bật của phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc là nhằm mục đích chống lại bạo lực phản cách mạng, chống lại chiến tranh xâm lược, thực hiện mục tiêu của dân tộc “nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tiêu biểu cho tính khoa học và phương thức của nghệ thuật này là tư tưởng chiến lược tiến công, tiến công quân thù toàn diện cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, bằng sức mạnh của cả dân tộc; thực hiện tiến công từ nhỏ đến lớn, từ bộ phận đến toàn bộ; tiến công vũ trang giữ vai trò quyết định. Tính tiên tiến của nghệ thuật quân sự này là tiến công tiêu diệt, tiêu hao, làm suy sụp ý chí xâm lược của đội quân viễn chinh bằng sự kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, lấy tiến công, phản công là loại hình tác chiến cơ bản, phổ biến, kết hợp chặt chẽ với các hình thức đấu tranh khác, trước hết là đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao. Chính nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng tuy còn non trẻ nhưng tràn đầy sức sống của quân và dân ta đã làm phá sản học thuyết chiến tranh xâm lược và các sản phẩm chiến tranh, sản phẩm tư duy quân sự tinh túy nhất của nước Pháp đế quốc trong bối cảnh so sánh lực lượng rất không cân sức lúc ban đầu.

Với những năm tháng cùng cả nước kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng bằng xương máu đã viết nên truyền thống “đoàn kết - trung dũng” và để lại nhiều bài học lịch sử vô giá. Những bài học ấy làm giàu thêm trí tuệ của Đảng bộ và nhân dân, cho hôm nay và mai sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. F. Ăng-ghen (1970), Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb. Sự Thật, Hà

Nội.

2. Vũ Văn Ba (chủ biên), Nguyễn Sơn Cao, Phan Tất Thắng (1991), Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954),

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1947), Báo cáo Sự thi hành Nghị quyết cán bộ Hội nghị toàn khu ngày 26/9/1947, Lưu Văn phòng

Thành ủy.

4. Ban Chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1948), Báo cáo của Liên tỉnh ủy Hải Kiến (1945 - 1948), tài liệu lưu trữ Ban Tuyên giáo Thành

ủy Hải Phòng.

5. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1948), Báo cáo công tác một năm ngày 30/12/1948, Lưu Văn phòng Thành ủy.

6. Ban Chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1950), Biên bản Hội nghị cán bộ lần thứ hai của Đảng bộ Hải Phòng họp tại căn cứ Đèo Voi (Quảng Yên) từ ngày 3 đến ngày 15 - 5 - 1950, Lưu trữ tại Văn phòng

Thành ủy Hải Phòng.

7. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1950), Nghị quyết cán bộ hội nghị về công tác 3 tháng 6, 7, 8/1950 cho các cấp, ban, ngành, Lưu

Văn phòng Thành ủy .

8. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1950), Nghị quyết cán bộ hội nghị về công tác 3 tháng 6,7,8/1950 cho các cấp, ban, ngành, Lưu

Văn phòng Thành ủy.

9. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1951), Nghị quyết Hội nghị cán bộ thành đảng bộ Hải Phòng lần thứ 3 họp từ ngày 15 đến ngày 31/5/1951, Lưu văn phòng Thành ủy bản I.

10. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1952), Nghị quyết Hội nghị Thường vụ Thành ủy mở rộng họp từ ngày 6 đến 14/9/1952, Lưu văn

phòng Thành ủy.

11. Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng (1954), Thông tri số 029 TT/TU ngày 4/3/1954 của BCH Thành Đảng bộ Hải Phòng V/v Đối phó với âm mưu do thám của địch, Lưu Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.

12. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Ban huấn luyện Liên khu 3 (1950), Vấn đề chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân.

15. Ban Nghiên cứu Lịch sử quân đội (1977). Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ huy quân sự huyện An Hải (1995), Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện An Hải, Nxb. Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

17. Trường Chinh (1965), “Giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin

sáng tạo nắm vững đường lối quân sự của Đảng”, Tạp chí Quân đội nhân dân, (tháng 2).

18. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

19. Trường Chinh (1976), Bàn về cách mạng Việt Nam, tập 1, Nxb. Sự thật,

20. Văn Tiến Dũng (1964), Công tác tư tưởng trong huấn luyên quân sự,

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Văn Tiến Dũng (1965), Bàn về những kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

22. Văn Tiến Dũng (1965), “Lấy kinh nghiệm đấu tranh của ta làm cơ sở để

xây dựng và phát triển nghệ thuật quân sự”, Tạp chí Quân đội nhân dân, (tháng 3).

23. Văn Tiến Dũng (1968), Những vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam,

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

24. Văn Tiến Dũng (1974), Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nxb.

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

25. Văn Tiến Dũng (1978), Chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, tập

1, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

26. Văn Tiến Dũng (1979), Sức mạnh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1947), Biên bản hội nghị dân quân toàn quốc, ngày 25, 26, 27/5/1947, Tài liệu lưu tại lưu trữ Bộ quốc phòng.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1948), Chỉ thị về xây dựng lực lượng và tổ chức lãnh đạo công tác dân quân từ 1948 - 1949, Tài liệu lưu trữ tại Bộ

Quốc phòng.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện quân sự của Đảng 1945- 1950, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện quân sự của Đảng 1951- 1954, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Nghị quyết Hội nghị quân sự Đảng toàn quốc ngày 19/10/1946, Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2, Nxb.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Văn kiện Đảng 1946-1948, tập 2,

quyển I, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hải Phòng (1991), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1925 - 1955), tập 1, Nxb. Hải Phòng.

35. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện An Lão (1992), Lịch sử Đảng bộ huyện An Lão, Nxb. Hải Phòng.

36. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Thủy Nguyên (1993), Lịch sử Đảng bộ Thủy Nguyên, Nxb. Hải Phòng.

37. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Tiên Lãng (1995), Lịch sử

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954 (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)