lý sinh viên.
Mục đích và nội dung của việc nghiên cứu tài liệu:
+ Mục đích: Nghiên cứu những tài liệu có liên quan, phục vụ cho công việc của một chuyên viên phụ trách công tác CTSV. Qua các tài liệu đó, nắm rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình để có thể làm việc và thực hiện tốt công việc của mình. Hơn nữa, với những tài liệu bổ ích đó, sẽ giúp cho một chuyên viên có vốn kiến thức chuyên môn và thực tiễn phong phú, đầy đủ và phương pháp làm việc khoa học, cần thiết, giúp cho công việc được thực hiện đạt kết quả tốt nhất.
+ Nội dung: Nghiên cứu một số tài liệu có liên quan đến vị trí công việc của một chuyên viên phòng CTSV (phụ trách công tác CTSV )
+) Nghiên cứu các văn bản, những quy định sơ lược về quá trình thành lập và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Trường ĐH và Văn Hóa của Phòng CTSV có tham khảo thông tin thêm trên trang thông tin điện tử (website) của nhà trường => nắm rõ hơn, cụ thể hơn về cơ sở thực tập, tầm quan trọng của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường với xã hội và đất nước, cũng như vị trí và tầm quan trọng của phòng trong nhà trường.
+) Nghiên cứu các văn bản về quản lý, quy chế Đào tạo và tuyển sinh của Bộ giáo dục và của Trường Đại học Văn Hóa. Bao
gồm một số văn bản như: một số văn bản về quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế 25, Quy chế 36, Quy chế 43, ...); Tập văn bản quy định về quản lý đào tạo của Trường ĐH Văn Hóa ; Tập văn bản hướng dẫn thực hiện công tác CTSV năm học 2012-2013, 2013 - 2014 của Trường ĐH Văn Hóa; Văn bản Hướng dẫn thực hiện xây dựng chương trình theo hệ thống tín chỉ Trường ĐH Văn Hóa... => nắm được những quy định hiện hành về quản lý đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như những quy định riêng của trường ĐH Văn Hóa để có thể dễ dàng phục vụ cho quá trình xem xét, nắm bắt tình hình thực tiễn đúng, đủ nhất. Tìm hiểu được thực trạng hoạt động CTSV của nhà trường, kế hoạch và những quy định đang được áp dụng để có sự vận dụng khi làm việc một cách hợp lý nhất.
+) Nghiên cứu các văn bản, những quy định về công tác CTSV của trường ĐH Văn Hóa => cung cấp những hiểu biết về những quy định của CTSV trong trường học nói chung, trường đại học nói riêng; về quá trình làm việc, phương pháp làm việc và nội dung công việc của một chuyên viên phòng CTSV
+) Nghiên cứu các văn bản về CTSV các trường đại học nói chung và của trường ĐH Văn Hóa nói riêng. Bao gồm một số tài liệu như: Quy chế đánh giá điểm rèn luyện của SV trong công tác CTSV; Tập tài liệu tập huấn công tác CTSV; Tập tài liệu hội thảo tổng kết công tác CTSV các trường ĐH 2011 của Bộ GD&ĐT; Báo cáo kết quả thực hiện công tác CTSV trường ĐH Văn Hóa (báo cáo sơ bộ) => nắm được rõ những quy định hiện hành về CTSV nói chung, về CTSV trường ĐH nói riêng; tìm hiểu rõ và kỹ lưỡng nội dung công việc,
nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn làm việc, phương pháp tiến hành các nhiệm vụ CTSV. Đồng thời, qua việc tìm hiểu các tài liệu này, giúp cho một chuyên viên có thể nắm được rõ tính chất, đặc điểm đặc thù của công việc và vận dụng đúng đắn, linh hoạt với điều kiện của đơn vị mình.
Những yêu cầu khi nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu đầy đủ các tài liệu được cung cấp;
+ Nghiên cứu có chọn lọc và chú trọng những đặc điểm nổi bật, riêng biệt, rõ nét nhất để củng cố, khắc sâu, phục vụ công việc được làm cụ thể sau này.
+ Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý quy định nhiệm vụ của chuyên viên kiểm định chất lượng giáo dục trong các văn bản, tài liệu được tiếp cận.
Phương pháp thực hiện:
+ Nghiên cứu các văn bản được cung cấp;
+ Trao đổi, hỏi ý kiến của giảng viên hướng dẫn về những vấn đề còn thắc mắc;
+ Ghi chép, tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với từng tài liệu theo từng ngày, tuần.
+ Nhận xét, đánh giá được giá trị tài liệu được tìm hiểu.
+Kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu với quan sát, tìm hiểu thực tiễn, kế hoạch làm việc của phòng và của chuyên viên (giảng viên hướng dẫn trực tiếp tại phòng) để rút ra những bài học cần thiết.
Kết quả nghiên cứu tài liệu:
+ Nắm được nội dung chính của các văn bản về quản lý đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: quy chế 25, Quy chế 43, Quy chế 36, ... để thấy được đặc trưng và những quy định chung về quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng, … hiện nay. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và tổng quan hơn nữa về hệ thống giáo dục chuyên nghiệp trong thời kỳ mới.
+ Nắm được sự khác biệt và những điểm riêng của các văn bản khi áp dụng tại trường ĐH Văn Hóa so với những quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, ví dụ như: Quy định về phân công trách nhiệm tổ chức tuyển sinh, đào tạo ...Quy định về phiếu đánh giá điểm rèn
luyện của HSSV…..
+ Thấy được tính đặc thù và chuyên biệt của Phòng CTSV và mối quan hệ giữa phòng với các đơn vị khác trong nhà trường;
+ Nắm vững kế hoạch công tác của Phòng theo từng ngày, tuần, tháng và kịp thời, chủ động đánh giá, điều chỉnh kế hoạch thực tập của cá nhân;
+ Nắm rõ các tiêu chuẩn cũng như nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Tìm hiểu và nắm vững quy trình đánh giá điểm rèn luyện của SV. + Thấy được những kết quả đạt được, những điểm mạnh, những mặt hạn chế, những biện pháp khắc phục và kiến nghị, đề xuất của các trường đại học về công tác CTSV.