9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất của trường Đại học
Đại học Sư phạm Hà Nội
Điểm lại quá trình xây dựng và phát triển của Khoa Giáo dục Thể chất – trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa và Nhà trường đã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giảng viên TDTT, nhằm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Qua thực tế điều tra về đội ngũ giảng viên khoa GDTC trường Đại học Sư phạm Hà Nội kết quả được trình bày ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Thực trạng cơ đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục thể chất của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội theo độ tuổi và trình độ (năm 2001- 2011)
Thông tin Năm 2001 Năm 2006 Năm 2011
SL % SL % SL % Đội tuổi < 30 tuổi 16 76.19 18 69.23 6 24 Từ 30 – 45 tuổi 1 4.76 5 19.23 16 64 > 45 tuổi 4 19.05 3 11.54 3 12 Trình độ Cử nhân 20 95.24 18 69.23 3 12 Thạc sĩ 1 4.76 6 23.08 21 84 Trên thạc sỹ 0 0 2 7.69 1 4
57
Sự thay đổi về tuổi, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất từ năm 2001 đến 2011 được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 1 và biểu đồ 2:
Biều đồ 1. Sự thay đổi về tuổi của đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất từ năm 2001 đến 2011.
Biều đồ 2. Sự thay đổi về tuổi của đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất từ năm 2001 đến 2011.
Qua biểu đồ 1: cho thấy tuổi đời của các cán bộ giảng viên trong khoa là khá đồng đều, hầu hết là cán bộ trung tuổi chiếm tới 64% (năm 2011).
Năm %
%
58
Qua biểu đồ 2: cho thấy Giảng viên khoa giáo dục thể chất có trình độ chuyên môn khá cao, đội ngũ thạc sĩ được tăng lên rõ rệt qua các năm thể hiện: Năm 2001 thạc sĩ có 1 chiếm 4.76%; đến năm 2006 có 6 cán bộ chiếm 23,08%, thời điểm hiện nay có 21 thạc sĩ chiếm 84%. Ngoài ra Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Thể chất luôn luôn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ đi học nghiên cứu sinh trên thực tế đã có 1 tiến sĩ, 4 cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh. Qua đó nói lên trình độ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.