Xu thế chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 25)

9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

1.2.2. Xu thế chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế

chế tín chỉ.

Để nền giáo dục Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quan tâm chú trọng tới hình thức đào tạo theo tín chỉ. Thực chất của việc đào tạo theo tín chỉ người học vẫn phải hoàn thành một chương trình do nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Nếu như trong đào tạo theo niên chế, sinh viên phải học theo đúng kế hoạch học tập cả khóa, từng học kỳ của Nhà trường thì trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập cả khóa và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Kế hoạch mà nhà trường đưa ra trong thời khóa biểu của từng học kỳ là kế hoạch gợi ý tiêu chuẩn để sinh viên có thể tốt nghiệp trong thời gian quy định. Tuy nhiên, sinh viên có thể tự quyết định kế hoạch học tập để tốt nghiệp sớm hơn hoặc muộn hơn.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia có thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triển giáo dục đại học. Bởi vậy, xu thế hiện nay là chuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm thực hiện mục đích:

- Rút ngắn thời gian đào tạo từng môn học, đồng thời mở rộng thời gian tự học của sinh viên.

26

- Tạo điều kiện để sinh viên tăng cường khả năng tự học.

- Bắt buộc giáo viên đổi mới phương pháp dạy học: Từ thầy đọc trò ghi sang thầy là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn sinh viên tiếp nhận tri thức.

- Trong vai trò của người tham gia vào quá trình dạy - học, người dạy hoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học. Với tư cách vừa là cố vấn vừa là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm một vai trò bổ sung nữa đó là nguồn tham khảo cho người học, giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

- Mở rộng nội dung tự chọn trong đào tạo.

- Tạo điều kiện để sinh viên có khả năng tự hoạch định kế hoạch đào tạo trong quá trình học đại học.

- Phát huy tính tự giác, tích cực của sinh viên.

Phương thức đào tạo theo tín chỉ hầu như đã trở thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước. Một khi sự liên thông được mở rộng, nhiều trường đại học công nhận chất lượng đào tạo của nhau, người học có thể dễ dàng di chuyển từ trường đại học này sang học ở trường đại học kia (kể cả trong và ngoài nước) mà không gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tín chỉ, sinh viên mở rộng sự lựa chọn học tập,… [24]

1.3. Cơ sở lý luận xây dựng chƣơng trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên đại học

1.3.1. Quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất

Trong chiến lược phát triển TDTT Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề quan trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách cho người học, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

27

Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của tất cả các ngành các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế TDTT”. [34]

Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân... thực hiện nền giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh - sinh viên”. [6]

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học". Điều đó đã khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với TDTT và GDTC trong nhà trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết và liên tục toàn Đảng toàn dân, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 133 TTg về xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT. Trong đó đã nêu: "Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện của quần chúng: Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy chế

28

bắt buộc ở các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học”. [7]

Để GDTC và thể thao trường học thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất sức khỏe, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững tăng cường an ninh quốc phòng. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh - sinh viên. Quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và các văn bản pháp lệnh của Chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới. Đồng thời, để khắc phục thực trạng giảm sút sức khỏe thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục đào tạo và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC của học sinh, sinh viên: "Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình nâng cao GDTC, sức khỏe, bồi dưỡng năng khiếu thể thao học sinh, sinh viên... kiến nghị với Nhà nước phê duyệt thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thỏa đáng”. [28]

Với nội dung phối hợp chỉ đạo giữa hai ngành là chỉ đạo các cấp học giảng dạy TDTT nội khóa theo chương trình kế hoạch có nề nếp, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy phạm đánh giá quá trình dạy học thể dục, quy chế giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên và thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên, điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy và tập luyện TDTT. Phát động phong trào tập luyện rộng khắp trong nhà trường các cấp, chỉ đạo việc cải tiến nội dung hình thức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao, xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên TDTT và bảo đảm cơ

29

sở vật chất tối thiểu để phục vụ thực hiện chương trình nội khóa và luyện thể thao ngoài giờ của học sinh - sinh viên.

Hai ngành: Giáo dục - Đào tạo và Thể dục thể thao đã thống nhất những biện pháp chủ yếu, để nhằm tăng cường đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường các cấp là: "Hai ngành thống nhất tổ chức cuộc vận động tuyên truyền rộng khắp nhằm có được nhận thức đúng về vị trí quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong chiến lược phát triển con người tới đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đào tạo và TDTT, học sinh, sinh viên và toàn xã hội. Kiện toàn tổ chức chỉ đạo và quản lý GDTC từ Trung ương tới trường học. Cần có hình thức chỉ đạo linh hoạt, gắn hoạt động GDTC với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, TDTT, văn hóa, kinh tế - xã hội".

Cũng như: "Xác định rõ trách nhiệm hiệu trưởng nhà trường các cấp và toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác GDTC. Kiến nghị với các cấp, các ngành cần chấm dứt việc lấn chiếm sân chơi, bãi tập của nhà trường. Các địa phương cần cấp đất đủ để xây dựng sân chơi bãi tập cho học sinh, sinh viên trong trường học các cấp".

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể chất được thực hiện trong nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. [23]

Trong các trường đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn

30

thiện thể chất của sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khỏe và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai. Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thân thể củng cố sức khỏe góp phần tổ chức xây dựng phong trào thể thao trong nhà trường. Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trường đại học: "Chương trình GDTC trong các trường đại học nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục: trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên”. [8]

Căn cứ vào quyết định số 203/TDTT ngày 23/1/1989, văn bản số 904/ĐH ngày 17/2/1994 quyết định số 3244/GD – ĐT ngày 12/9/1995, quyết định số 1262/ GD – ĐT ngày 12/4/1997 và đến năm 2006 theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại Điều 2 đã đề cập đến việc xây dựng chương trình môn GDTC được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình được cấu trúc chia làm 2 học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn mỗi học phần đều có dạng lý thuyết và thực hành

Căn cứ nghị quyết số 14/2005 ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, văn bản số 6051/BGDĐT của Bộ GD và ĐT đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên khối các trường đại học và cao đẳng sư phạm toàn quốc theo hướng đào tạo hướng dẫn viên rèn luyện thân thể trong nhà trường phổ thông.

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của trường đại học

31

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [21]

1.3.2.2. Nhiệm vụ của trường đại học

Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.

Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.

Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

Tuyển sinh và quản lý người học.

Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

32

1.3.2.3. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học.

Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự và cụ thể là:

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước.

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)