Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình tự chọn

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 88 - 91)

9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

3.2.4. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình tự chọn

- Nội dung chương trình môn Giáo dục Thể chất được xây dựng dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và hướng dẫn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Chương trình được xây dựng chi tiết, phù hợp cho đối tượng là sinh viên Sư phạm. Các môn thể thao được xây dựng theo các cấp độ khác nhau.

- Chương trình môn học Giáo dục Thể chất bao gồm 3 khối kiến thức:

+ Kiến thức lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất. + Kiến thức kỹ năng vận động các môn thể thao.

+ Kiến thức về luật thi đấu các môn thể thao và phương pháp tổ chức trọng tài, thi đấu.

Khối lượng kiến thức và kỹ năng phải tích lũy trong chương trình môn GDTC mà sinh viên cần phải hoàn thành trong suốt quá trình học tại trường được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nội dung và phân bổ thời gian của chƣơng trình tự chọn TT Khối lƣợng kiến thức và kỹ năng Số tiết

1 Học kỳ 1 (tự chọn 1 phần cơ bản) 28

1.1. Kiến thức cơ sở 4

- Một số kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp GDTC.

2

- Các test kiểm tra, đánh giá sức khỏe thể lực của học sinh 2

1.2. Thực hành: lựa chọn 1 trong 3 môn học sau: Thể dục cơ bản, Cầu lông, Đá cầu.

24 2. Học kỳ 2 (tự chọn 1 phần nâng cao) 28 2.1. Kiến thức cơ sở 2 - Kiến thức về tâm lý học TDTT - Sinh lý và vệ sinh TDTT - Y sinh học TDTT

2.2. Thực hành: tự chọn 1 phần nâng cao giảng dạy với yêu cầu cấp độ cao hơn tự chọn 1 phần cơ bản, nhằm đạt được một trình độ kỹ năng vận động nhất định.

26

3. Học kỳ 3 (tự chọn 2 phần cơ bản) 28

3.1. Kiến thức cơ sở 2

-Phương pháp giảng dạy, tổ chức tập luyện môn thể thao

-Kỹ năng tổ chức các hoạt động đoàn đội. 2

3.2. Thực hành: lựa chọn 1 trong 3 môn học sau: bóng chuyền , bóng đá, bóng rổ.

24

4. Học kỳ 4(tự chọn 2 phần nâng cao) 28

4.1. Kiến thức cơ sở: (Phương pháp tổ chức trọng tài các môn thể thao).

2

4.2. Thực hành: tự chọn 2 giảng dạy với yêu cầu cấp độ cao hơn tự chọn 2 phần cơ bản, nhằm đạt được một trình độ kỹ năng vận động nhất định.

* Nội dung chƣơng trình tự chọn

Các nội dung tự chọn được xây dựng theo các quan điểm chỉ đạo sau: - Phù hợp với năng lực giảng viên, sinh viên.

- Khả thi (có thể thực hiện được với các điều kiện dạy học hiện đại) - Gây hứng thú (nhằm thu hút sự lựa chọn của người học).

Nội dung dạy học tự chọn bao gồm các môn học, hoạt động giáo dục tự chọn (gọi chung là môn học) và các chủ đề tự chọn.

+ Phần lý thuyết:

- Một số kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp GDTC: giúp sinh viên biết được vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn GDTC, ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người. Giới thiệu cho sinh viên nội dung chương trình GDTC của Bộ GD và ĐT, cơ sở khoa học về lý luận giáo dục thể chất…

- Các test kiểm tra, đánh giá sức khỏe thể lực của học sinh: Trang bị cho sinh viên những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, (theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT), những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học qua đó giúp cho sinh viên sau khi ra trường giúp nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh trong từng giai đoạn.

- Nội dung kiến thức về tâm lý, sinh lý, vệ sinh, y sinh học giúp người học nâng cao học vấn về GDTC, sau này khi ra trường làm công tác giáo viên chủ nhiệm tại nhà trường phổ thông sẽ tổ chức buổi sinh hoạt lớp theo chủ đề giáo dục thể chất trường học đạt hiệu quả và sẽ trở thành người tuyên truyền về kiến thức về GDTC tại địa phương.

- Phương pháp giảng dạy và tổ chức tập luyện môn thể thao: giúp cho người học củng cố kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường và phát triển thể lực để có thể tập luyện lâu dài môn thể thao mình lựa chọn. Điều này làm cho

phong trào các giải thi đấu cấp khoa, nhà trường được nâng cao chất lượng về chuyên môn.

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động đoàn đội thông qua hoạt động thể thao văn nghệ phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức hoạt động đoàn đội, giáo dục tại nhà trường phổ thông.

- Phương pháp tổ chức trọng tài môn thể thao: sinh viên nắm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài. Để có thể trở thành hướng dẫn viên thể thao tại các sở sở công tác sau này. Tổ chức tốt các hoạt động thi đấu thể thao, ngoại khóa và phục vụ tốt cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại các nhà trường phổ thông sau này cho học sinh trong nhà trường, hoặc cơ quan, xí nghiệp…

+ Phần thực hành:

Gồm có 6 môn: trong đó có 3 môn thể thao cá nhân (Thể dục cơ bản, Cầu lông, Đá cầu), và 3 môn thể thao tập thể (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ). Sinh viên được trang bị các kiến thức và kĩ năng cơ bản và nâng cao các môn thể thao, có được phương pháp tập luyện, cách thức tổ chức tập luyện, thi đấu, trọng tài và có năng lực trở thành hướng dẫn viên thể thao cho các đối tượng trong trường học các cấp và cơ sở. Nội dung chi tiết được trình bày ở phụ lục 4.

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)