Đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên và sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 33 - 39)

9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

1.3.3.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên và sinh viên sư phạm

- Một số khái niệm về sinh viên và sinh viên sư phạm

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ Latinh “students” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó

34

được dùng nghĩa tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, “Étudiant” trong tiếng Pháp, để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang học ở trường phổ thông. [16]

Theo xã hội học, sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang chuẩn bị cho hoạt động lao động trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Ở cấp xã hội, sinh viên là những người đang chuẩn bị gia nhập vào đội ngũ tri thức xã hội. Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trường thành về mặt xã hội, chín muồi về cơ thể, định hình về nhân cách, đang học tập, tiếp thu những tri thức, kĩ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Trong tâm lý học lứa tuổi, tuổi sinh viên được quan niệm là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương diện xã hội. Đây là thời kỳ hình thành mạnh mẽ nhất về nhân cách, theo các nhà nghiên cứu thì sự phát triển nhân cách đó của sinh viên được diễn ra theo các hướng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hướng, nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố phát triển.

- Các quá trình tâm lý, đặc biệt là các quá trình nhận thức được “nghề nghiệp hóa”.

- Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm và tính độc lập được nâng cao; cá tính và lập trường sống của sinh viên được bộc lộ rõ rệt.

- Sự kì vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên được phát triển - Song song với sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức, việc hình thành những nhân phẩm nghề nghiệp và sự ổn định chung về nhân cách của sinh viên được phát triển.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao.

- Hình thành tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai.

35

đang học tập và rèn luyện trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm để trở thành những người giáo viên tương lai của xã hội. Họ mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên song họ còn có những đặc thù riêng về nhân cách và hoạt động của nhà giáo dục”. [16]

* Đặc điểm tâm lý

- Về mặt tâm lý, ở lứa tuổi 18 - 22 các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình. Ở giai đoạn này các em đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, cùng với lòng ham hiểu biết, nhiều hoài bão, tính tự lập… tuy nhiên vẫn còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình tập luyện thể dục thể thao các em thường tỏ ra vội vàng dẫn đến sai lệch về kỹ thuật động tác, đặc biệt là giai đoạn tập luyện ban đầu.

- Ở lứa tuổi này, thế giới quan đã và đang được hình thành, phát triển. Đây cũng là lứa tuổi của sự lãng mạn, với những mơ ước độc đáo, táo bạo, dám nghĩ, dám làm và luôn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là lứa tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, đồng thời rất dễ nảy nở những tình cảm mới, trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong suốt cuộc đời…

- Trong học tập, các em đã có thái độ tự giác tích cực, song hứng thú học tập lại do nhiều động cơ khác nhau như: giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh… Do đó trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để cho các em có được hứng thú bền vững trong quá trình học tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.

- Về mặt tình cảm: so với lứa tuổi học sinh phổ thông thì sinh viên đại học đã có sự biểu lộ rõ rệt hơn. Các em dám thể hiện sự yêu, ghét rõ ràng. Vì vậy việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành công trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt với xu thế phát triển hiện nay thì sinh viên có quyền lựa chọn giáo viên giảng dạy cho từng môn học, khi đó

36

các em sẽ tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện và thi đấu thể thao.

- Trí nhớ: ở lứa tuổi này các em đã có sự ghi nhớ một cách hệ thống và lôgic, có tư duy chặt chẽ và óc sáng tạo, biết lĩnh hội bản chất của vấn đề. Do đặc điểm trí nhớ của các em khá tốt nên trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích sâu các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, hỗ trợ trong GDTC để các em có thể tự tập luyện một cách độc lập trong thời gian rảnh rỗi.

- Phẩm chất ý chí: tính gan dạ và quyết đoán được thể hiện rất rõ ở lứa tuổi này. Các em có thể hoàn thành được những bài tập với độ khó cao và có thể tự khắc phục được những khó khăn trong quá trình thực hiện.

* Đặc điểm sinh lý

- Hệ thần kinh: Đa số các em sinh viên đang ở trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Khả năng tư duy, khả năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa phát triển tạo thuận lợi cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện. Đây là điều kiện thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng gây cho các em cảm giác chóng mệt mỏi. Do đó, trong quá trình lên lớp giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú, đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu, trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sức bền.

Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng gây ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là các em nữ tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động không cao. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể nữ sinh viên để có biện pháp giải

37 quyết kịp thời.

- Hệ vận động:

Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Do đó, việc tập luyện TDTT một cách thường xuyên và liên tục sẽ làm cho bộ xương chắc khỏe hơn. Ở lứa tuổi sinh viên các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo, chống, mang vác vật nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển không đồng đều của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo nên việc tập luyện các tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu… cho các em là rất cần thiết.

Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn nên xương của nữ không khỏe bằng nam. Đặc biệt, xương chậu của nữ to hơn và yếu hơn. Vì thế, trong quá trình GDTC không nên sử dụng các bài tập có khối lượng vận động và cường độ vận động như của nam giới mà cần phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính.

- Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt, các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh của cơ thể. Do vậy, cần tập những bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhóm cơ. Nhưng cần có yêu cầu riêng biệt đối với các em nữ, tính chất động tác của nữ cần mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo.

- Hệ tuần hoàn: buồng tim của các em ở lứa tuổi này phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nam vào khoảng 70 – 75 lần/phút, của nữ khoảng 75 – 80 lần/phút. Hệ thống điều hòa tim mạch phát triển tương đối là hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục một cách nhanh chóng. Cho nên ở

38

lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn.

- Hệ hô hấp: đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam từ 70 – 80 cm, nữ từ 75 – 85 cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 – 130cm2 . Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng (khoảng 3 – 4 lít), tần số hô hấp khoảng 10 – 20 lần/phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ chủ yếu là co giãn cơ hoành. Do vậy, trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằng ngực, các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ hô hấp.

* Một số đặt điểm hoạt động và nhân cách của sinh viên sư phạm

Mục đích hoạt động của sinh viên sư phạm là trở thành người giáo viên tương lai – nghề nghiệp đặc thù – một thứ lao động “siêu lao động”, mà sản phẩm của nó là nhân cách con người – một thứ “sản phẩm siêu cao cấp”. Nói như Ph.N.Gônbolin, “đất nước giao phó cho họ một trọng trách to lớn hình thành tâm lý của nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ, những người chủ tương lai, những người sáng tạo và hưởng thụ tất cả những phồn vinh của đất nước”. [16]

Nhiệm vụ đó đã tạo nên sự khác biệt giữa sinh viên sư phạm và sinh viên ở các trường khác. Với trọng trách giáo dục thế hệ trẻ nắm giữ trong tay cả vận mệnh đất nước trong tương lai, mỗi sinh viên sư phạm phải luôn xác định cho mình một ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người giáo viên có đầy đủ những phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại.

Nhiệm vụ của người giáo viên là tái tạo những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã đúc kết cho thế hệ trẻ. Vì thế, người sinh viên sư phạm ngoài việc học tập để nắm được các tri thức xã hội, tri thức chuyên môn, họ còn phải học cách tổ chức con đường tái tạo lại những tri thức đó, “học cách dạy”, học cách làm thầy.

Đối tượng hoạt động của giáo viên trong tương lai là những con người – những mầm sống của đất nước với nội tâm phong phú, đa dạng, phức tạp.

39

Theo Ph.N.Gonobolin, “đó là cái quý giá nhất mà đối với nó tất cả phải được xây dựng, chuẩn bị và chinh phục”[16]. Kết quả lao động của họ không thể nhìn thấy ngay được, mà để nhìn thấy nó, họ phải lao động năm này qua năm khác, có khi đến hàng chục năm. “Không có người nào hay không hài lòng, hay bất bình thường như người giáo viên; không có lao động nào mà những sai lầm và thiếu sót lại dẫn tới những hậu quả nặng nề như lao động của người thầy giáo” [36]. Do vậy, mỗi sinh viên sư phạm còn cần phải học cách giao tiếp với học sinh, học cách giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những tình huống bất ngờ xảy ra trong hoạt động sư phạm sau này. Họ được trang bị những khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm: tâm lý học, giáo dục học, tâm lí lứa tuổi, tâm lý sư phạm, giao tiếp sư phạm và các tri thức khác có liên quan… làm cơ sở lí luận để họ vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục trong tương lai.

Thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ, việc học tập của sinh viên sư phạm không chỉ đóng khung trong nhà trường, trên lí thuyết sách vở mà còn mở rộng ra bên ngoài xã hội, học tập trong thực tiễn, học tập suốt đời. Trong quá trình đó, nhân cách của họ không ngừng phát triển và hoàn thiện. Thể dục thể thao hay giáo dục thể chất trong các nhà trường là phương tiện để giáo dục, giáo dưỡng người học về mặt thân thể và tâm lý “thân tâm”. Làm cho giá trị về mặt xã hội, văn hóa, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, kết quả học tập các môn học có hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)