0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 92 -92 )

9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

3.2.7. Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn

Chương trình môn học giáo dục thể chất phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tổng số giờ học quy định của chương trình. Nội dung chương trình môn học cần được tiến hành liên tục và phân bố đều trong các kỳ của năm học. Sinh viên phải học 02 trong thể thao trong chương trình tự chọn.

Năm thứ nhất học kỳ 1: sinh viên học lý thuyết chung + tự chọn 1 phần cơ bản (chọn 01 môn trong 03 môn thể thao cá nhân: Thể dục cơ bản, Cầu lông, Đá cầu), học kỳ 2: học lý thuyết, tự chọn 1 phần nâng cao

Năm thứ 2: học kỳ 3 học lý thuyết + tự chọn 2 phần cơ bản ( lựa chọn 01 trong 03 môn thể thao tập thể: Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ); học kỳ 4 lý thuyết + tự chọn 2 phần nâng cao.

Mỗi môn tự chọn có cấp độ 1 và cấp độ 2 (tự chọn phần cơ bản và tự chọn phần nâng cao) với yêu cầu tăng dần nhằm đạt được một trình độ kỹ năng vận động nhất định. Để tránh tình trạng học dồn, học ép không đảm bảo chất lượng học tập và dễ gây chấn thương trong tập luyện; đối với giờ học thực hành sinh viên chủ động lựa chọn thời khóa biểu trong giờ hành chính.

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể về giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, số lượng lớp v.v… để tổ chức giảng dạy đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đối với giờ học tự chọn quy định giảng dạy từ 30 – 45 sinh viên/1 giảng viên. Đội ngũ giáo viên cần được tập huấn về chương trình mới xây dựng để thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy và yêu cầu kiểm tra, đánh giá, đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm tổ chức giảng dạy.

- Phƣơng pháp giảng dạy tự chọn: [11]

Khi giảng dạy theo chương trình tự chọn cán bộ giảng viên ngoài việc sử dụng các phương pháp chuyên môn để giảng dạy ngoài ra cần phải tiến hành theo trình tự sau đây nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

1. Giải thích, hướng dẫn lý thuyết.

2. Làm chi tiết động tác kỹ thuật (làm mẫu). 3. Hỗ trợ trí nhớ (nhắc nhở, sửa sai).

4. Sử dụng kỹ năng (thực hành). 5. Thắc mắc (nêu câu hỏi). 6. Đánh giá.

7. Kiểm tra và hiệu chỉnh.

8. Ôn lại hoặc kiểm điểm lại.

- Kiểm tra, đánh giá dạy học tự chọn

Tổ chức thực hiện: việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn trong kế hoạch giáo dục của cấp học thực hiện theo quy định tại quy chế đánh giá, xếp loại ban hành kèm theo quyết định của Bộ GD&ĐT.

Môn học tự chọn: việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học đối với môn học tự chọn thực hiện như môn học khác.

Chủ đề tự chọn thuộc các môn học: Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm trong quá trình học tập môn đó; Điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì tham gia tính điểm trung bình của môn học đó.

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy học tự chọn:Mỗi hình thức dạy học tự chọn thì có những cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tương ứng và phù hợp. Đồng thời cần tăng cường hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả thực

hành của sinh viên, cách thức, kĩ năng và thao tác tiến hành khi thực hiện các bài tập thực hành, thái độ và tinh thần trong khi thực hiện các bài tập được giao.

Cần coi trọng việc hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên điều quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức dạy học tự chọn là cần sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá vào kết quả học tập nói chung của sinh viên. Khi tiến hành giảng dạy cần phải kết hợp chặt chẽ với kiểm tra sư phạm và theo dõi sức khỏe để điều chỉnh nhóm tập luyện cho phù hợp với đối tượng.

- Quy định miễn giảm

Người học nghề bị khuyết tật hoặc sức khỏe không đủ điều kiện học các nội dung trong chương trình quy định thì được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp với sức khỏe. Nhà trường cần soạn thảo nội dung các bài tập phù hợp cho những người học nghề kém sức khỏe để giảng dạy, đồng thời trang bị cho họ phương pháp tập luyện thể dục chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ theo đề nghị của cơ quan y tế nhà trường để xem xét, quyết định việc miễn, giảm nội dung môn học giáo dục thể chất đối với người học.

3.3. Bƣớc đầu đánh giá chƣơng trình tự chọn

3.3.1. Đánh giá chương trình của giảng viên khoa Giáo dục Thể chất

- Sự cần thiết xây dựng chƣơng trình tự chọn:

Để thấy được sự cần thiết của chương trình tự chọn được xây dựng đề tài tiến hành khảo nghiệm lại kết quả trên 25 cán bộ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về mức độ cần thiết của chƣơng trình tự chọn môn học Giáo dục thể chất

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra

Rất cần thiết Cần thiết Chƣa cần

thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

Sự cần thiết phải xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC đáp ứng nhu cầu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay:

20 80 3 12 2 8 0 0

Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy: Nhu cầu có một chương trình tự chọn thật sự cần thiết thể hiện 92% giảng viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cần thiết, trong đó có 80% là rất cần thiết. Có một chương trình đáp ứng được nhu cầu của người học sẽ đem lại cho họ những kiến thức bổ ích, từ đó họ sẽ say mê, tích cực học tập. Con số trên cũng nói lên cán bộ giảng viên của khoa đã nhận thức được tầm quan trọng của dạy học tự chọn môn GDTC đối với sinh viên, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ.

- Mức độ khả thi của chƣơng trình tự chọn

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn về mức độ khả thi của chƣơng trình tự chọn môn học Giáo dục thể chất

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra Rất khả thi Khả thi Chƣa khả

thi Không khả thi Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

Sự cần thiết phải xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC đáp ứng nhu cầu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay:

17 68 7 28 1 4 0 0

Chương trình tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập môn GDTC của sinh viên bước đầu thu được nhiều ý kiến đóng góp từ cán bộ giảng viên Khoa GDTC, từ các chuyên gia chắc chắn khi được triển khai, chương trình sẽ thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập của đông đảo sinh viên.

3.3.2. Đánh giá của chuyên gia giáo dục và Thể dục thể thao về chương trình tự chọn: tự chọn: tự chọn:

Qua kết quả điều tra về tính cần thiết của việc xây dựng chương trình tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kết hợp với việc khảo sát cấu trúc chương trình. Để chương trình có ý nghĩa thực tiễn, tính khoa học, hiệu quả sau khi được triển khai thì đề tài tiếp tục tiến hành phỏng vấn, điều tra 23 cán bộ quản lý các khoa trong trường Đại học sư phạm Hà Nội và 2 chuyên gia về Giáo dục thể chất và thể thao trường học (trong đó có 1 Tiến sỹ và 1 Phó giáo sư) về mức độ phù hợp của các nội dung được giảng dạy trong chương trình, hình thức tổ chức, thời điểm tổ chức. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4:

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn về mức độ phù hợp của chƣơng trình tự chọn môn học Giáo dục thể chất

Nội dung chƣơng trình tự chọn

Rất phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp Không phù hợp Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Nội dung giảng dạy

Kiến thức lý thuyết chung

- Kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, tâm lý, sinh lý, vệ sinh...

-Phương pháp giảng dạy, tổ chức tập luyện môn thể thao.

- Phương pháp tổ chức trọng tài - Các test kiểm tra, đánh giá sức khỏe thể lực của học sinh.

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động đoàn đội.

- Nội dung kiến thức về y sinh học nhằm nâng cao học vấn về GDTC

Kỹ năng thực hành

- Thể dục cơ bản; Đá cầu; Cầu lông; Bóng chuyền; Bóng đá; Bóng rổ. 19 76 4 16 2 8 0 0 Thời lƣợng 4 Học kỳ 22 90 2 8 1 2 0 0 Hình thức tổ chức - Tự chọn 2 môn thể thao học trong suốt quá trình học tại trường.

20 80 4 16 1 4 0 0

Thời gian thực hiện giờ học

- Sinh viên chủ động lựa chọn thời khóa biểu trong giờ hành chính.

24 96 1 4 0 0 0 0

Tóm lại: Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.4 cho thấy 92 ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng nội dung lý thuyết là phù hợp ( trong đó có 76% là rất phù hợp và 16 là phù hợp); 90 % ý kiến cho rằng thời lượng tiến hành giảng dạy trong 4 học kỳ là rất phù hợp; hình thức tự chọn 2 môn thể thao học trong suốt quá trình học tại trường có 80 % ý kiến các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 16 % cho rằng là cần thiết; thời gian thực hiện giờ học sinh viên chủ động lựa chọn thời khóa biểu trong giờ hành chính 100 % cán bộ cho là phù hợp trong đó có 96 % ý kiến là rất phù hợp chỉ có 4 % cho rằng phù hợp, không có ý kiến nào cho rằng là không phù hợp. Qua thực trạng này cho thấy các chuyên gia và nhà quản lý đánh giá cao về chương trình tự chọn môn GDTC đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Để khẳng định được điều này đề tài tiếp tục tiến hành phỏng vấn sinh viên và cán bộ về ý nghĩa của chương trình tự chọn đối với sinh viên sư phạm.

3.3.3. Đánh giá ý nghĩa của chương trình tự chọn đối với người học

Đề tài tiến hành điều tra 50 cán bộ (trong đó có 25 cán giảng viên khoa Giáo dục Thể chất, 23 cán bộ quản lý các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 chuyên gia về giáo dục Thể chất và thể dục thể thao trường học) và 300 sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội về ý nghĩa của chương trình tự chọn nếu được triển khai đến đối tượng sinh viên sư phạm. Bởi lẽ có những chương trình khi mới ra đời đã có những bất cập và trên cơ sở căn cứ vào ý kiến phản hồi của các chuyên gia, đối tượng người dạy, người học để đưa ra kết luận về hiệu quả của chương trình. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Kết quả điều tra về ý nghĩa của chƣơng trình tự chọn môn học Giáo dục thể chất đối với ngƣời học

TT Nội dung Mức độ (số lượng phiếu /tỷ lệ %) Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác SV CB SV CB SV CB 1

Nếu được xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC với những nội dung như trên sẽ thực sự góp phần nâng cao thể lực và chất lượng học tập môn GDTC. 230 76,6 46 92 60 20 2 4 10 4,4 2 4 2 - Chương trình tự chọn môn GDTC sẽ thực sự góp phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TDTT trong công tác sau này tại nhà trường phổ thông.

245 81,6 49 98 15 5 0 0 40 13,3 1 2 3

- Việc tổ chức giảng dạy theo chương trình tự chọn sẽ giúp sinh viên giải tỏa những khó khăn về năng lực vận động đối với việc học tập môn GDTC theo chương trình hiện nay.

275 91,67 47 94 7 2,33 1 2 18 6 2 4 4 - Chương trình tự chọn môn GDTC sẽ tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên. 290 96,67 50 100 6 2 0 0 4 1,33 0 0 5

- Sau khi kết thúc chương trình tự chọn môn GDTC sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng, phương pháp tập luyện của 1 môn TT để rèn luyện suốt đời.

234 78 44 88 23 7,67 2 4 43 14,3 3 4 8 6

- Sau khi kết thúc chương trình tự chọn môn GDTC sinh viên được trang bị về mặt phương pháp tổ chức trọng tài môn thể thao mình lựa chọn để có thể tham gia tổ chức hoạt động thể thao tại nhà trường phổ thông sau này.

269 89,66 50 100 5 1,66 0 0 26 8,68 0 0

Từ bảng 3.5 cho ta thấy:

Nếu được triển khai chương trình sẽ góp phần không nhỏ trong việc đổi mới hình thức thực hiện chương trình môn GDTC hiện nay tại trường Đại học sư phạm Hà Nội. Giúp cho người học khắc phục được những khó khăn về khả năng vận động, đáp ứng được nhu cầu học tập sẽ dẫn đến tích cực hóa hoạt động học tập, qua đó thể lực của sinh viên được cải thiện. Ngoài ra, chương trình sẽ đi sâu vào trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao giúp cho người học biết được những phương pháp tổ chức trọng tài môn thể thao mình lựa chọn để có thể tham gia tổ chức hoạt động thể thao tại nhà trường phổ thông, sau này, biết được phương pháp tự tập luyện. Khi triển khai được chương trình thì đó sẽ là một sản phẩm góp phần thực sự nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong trường.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở khảo sát các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi tổng hợp được ý kiến của giảng viên Khoa GDTC những nội dung được nhiều ý kiến chọn lựa nhất, đồng thời dựa trên cơ sở lý luận xây dựng chương trình, chúng tôi đề xuất cấu trúc nội dung cơ bản của chương trình tự chọn cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong tương lai gần gồm những kiến thức lý thuyết chung; kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, tâm lý, sinh lý, vệ sinh; phương pháp giảng dạy, tổ chức tập luyện môn thể thao; phương pháp tổ chức trọng tài; Các test kiểm tra, đánh giá sức khỏe thể lực của học sinh; kỹ năng tổ chức các hoạt động đoàn đội; nội dung kiến thức về y sinh học nhằm nâng cao học vấn về GDTC và các môn thực hành: Thể dục cơ bản; Đá cầu; Cầu lông; Bóng chuyền; Bóng đá; Bóng rổ. Về cơ bản, nội dung chương trình này không khác nhiều chương trình đang thực hiện. Nội dung chương trình mới là sự điều chỉnh, tổng hợp và bổ sung thêm một số nội dung dựa trên những quy định chung của Bộ GD và ĐT và phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. Các kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ giảng viên khoa GDTC về nội dung, thời lượng, hình thức thực hiện giờ học,... kết quả cho thấy chương trình phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học tự chọn ở nhà trường đại học là một xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới, cách thức tiến hành dạy học tự chọn ở nhà trường đại học hết sức đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng ngày càng cao cho sự phát triển của mỗi cá nhân sinh viên. Việt Nam đang trong xu thế hội nhập với các nước trên thế giới cả về kinh tế, văn hóa và giáo dục, vì vậy dù còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng sẽ theo xu thế chung là ngày càng tăng cường

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 92 -92 )

×