Hình thức trả lương khoán

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LONG THÀNH (Trang 44 - 47)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI

2. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty Long Thành

2.4.2. Hình thức trả lương khoán

Đối tượng áp dụng

Với đặc thù của lĩnh vực xây dựng, thi công công trình là quản lý theo từng gói thầu, từng nhóm công việc. Mỗi công đoạn hoàn thành công việc không tách rời thành từng mảnh nhỏ mà tính đến hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, công ty đã sử dụng hình thức trả lương khoán cho đội ngũ công nhân trực tiếp, công nhân thi công và vận hành máy.

Phương pháp tính

Cơ sở xác định mức khoán:

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình Căn cứ vào hồ sơ dự thầu và hồ sơ trúng thầu Căn cứ vào hợp đồng kinh tế của ban quản lý dự án Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình

Dựa vào cơ sở xác định mức khoán trên để tính: Số công dự tính

Số lượng nhân công và cán bộ kỹ thuật, chuyên viên cần thiết

Dựa vào thực tế thi công để xác định:

Số công thực tế, căn cứ bảng chấm công và công tác nghiệm thu công trình Đơn giá giao khoán

Các bước thực hiện:

Các đội thi công công trình tổ chức thực hiện gói thầu, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thi công

Tổ chức theo dõi, đánh giá, chấm công cho người lao động

Cuối tháng kiểm tra và nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành

Kế toán công trường thực hiện công tác tính lương thực tế mỗi người trong đội căn cứ vào số liệu về tiền lương khoán và bảng chấm công đã được đội trưởng duyệt. Sau đó tiến hành chia lương cho từng người.

2.4.2.1. Với công nhân trực tiếp

Đối với trường hợp giao khoán cho cá nhân: Tiền lương = đơn giá giao khoán * số công thực tế

Đối với trường hợp giao khoán cho các Đội: kế toán công trường căn cứ vào trình độ tay nghề, bậc thợ, hệ số lương, ngày công thực tế để chia lương.

Ti = m i i i i k C h C V * * 1 ∑ = Trong đó

Vk: quỹ lương giao khoán

Ci: số công thực tế của người thứ i hi: hệ số lương của người thứ i m: tổng số thành viên của cả đội

Bảng 11: Hệ số lương theo cấp bậc của công ty

Hệ số Nhóm Bậc 1 2 3 4 5 6 7 I 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.2 II 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 III 1.78 2.1 2.48 2.92 3.45 4.07 4.8

Ví dụ: trong dự án thi công mỏ đá Ba Voi, quỹ lương khoán cho đội khoan nổ là 50 triệu đồng. Số công thực tế của cả đội gồm 10 người là 100. Huy là công nhân bậc 3 với hệ số là 2.16, số công thực tế là 12. Như vậy lương của Huy nhận được là:

T = *12*2.16 7.776.000 100 000 . 000 . 30 = đồng

Khoản tiền này tương đối hợp lý bởi khoan nổ là công việc khá nguy hiểm và vất vả.

2.4.2.2. Đối với công nhân vận hành thi công máy

Nếu khoán theo giờ máy, ca máy thì:

Tiền lương = đơn giá khoán nhân công lái máy * số giờ( ca máy)

Nếu khoán theo khối lượng công việc thì:

Tiền lương = đơn giá khoán * khối lượng thực hiên được

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương khoán của công ty

Việc lựa chọn hình thức trả lương khoán cho các đội thi công công trình hoàn toàn phù hợp với điều kiện cũng như đặc điểm sản xuất của công ty.

Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất hoàn thành nhiệm vụ của mình trước thời hạn giao khoán mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Bởi trong cách tính lương này, số tiền mà người công nhân

nhận được phụ thuộc vào khối lượng công việc khoán hoàn thành và số công mà họ thực hiện được. Điều này tạo động lực để người lao động tự chủ, linh hoạt hơn trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc.

Tuy nhiên, trong hình thức này, công tác tính toán đơn giá tiền lương tương đối phức tạp, chủ yếu dựa vào thống kê kinh nghiệm, ít có sự tính toán khoa học khách quan do đó đôi khi không chính xác làm cho tiền lương khoán nhận được thấp hơn so với giá trị sức lao động bỏ ra.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LONG THÀNH (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w