Hình thức trả lương theo thời gian

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LONG THÀNH (Trang 38 - 44)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI

2.4.1.Hình thức trả lương theo thời gian

2. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty Long Thành

2.4.1.Hình thức trả lương theo thời gian

Đối tượng áp dụng

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian công tác và cấp bậc, trình độ kỹ thuật của họ.

Tại Công ty CPĐT và XD Long Thành, hình thức này được áp dụng đối với lao động gián tiếp, phục vụ: Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và những người không thể trực tiếp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.

Cách tính lương theo thời gian

Tiền lương của người lao động được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền lương đã được xác định cho công việc và số ngày làm việc thực tế với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựng từ trước.

Tổng tiền lương của mỗi người bao gồm tiền lương cơ bản, lương doanh nghiệp và phụ cấp TL =(LCB+ LDN + PC) * Ntt/N

Trong đó: TL: tổng lương

LCB: lương cơ bản

LDN: lương doanh nghiệp PC: phụ cấp

Ntt: số ngày làm việc thực tế

N: số ngày công theo chế độ (24 ngày) HCD: hệ số chức danh

LTT: mức lương tối thiểu (980.000đ theo nghị định 97/NĐ-CP ngày 30/10/2009)

HSL: hệ số lương (theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ)

Bảng 7: Hệ số lương

T

T Bằng cấp Bậc lương

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

1 Thạc sỹ 4.00 4.33 4.66 4.99 5.32 5.65 2 Chuyên

viên, kinh tế viên chính, kỹ sư, cử nhân

2.34 2.65 3.96 3.27 3.58 3.89 4.20 4.51

3 Cán sự, kỹ

thuật viên 1.8 1.99 2.18 2.37 2.56 2.75 2.94 3.13 3.32 3.51 3.7 3.89 4 Công nhân kỹ thuật 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 5 Lái xe con 2.18 2.57 3.05 3.6 6 Lái xe tải 2.35 2.76 3.25

Lương doanh nghiệp: LDN = LCB* HCD

Bảng 8: hệ số chức danh TT Danh mục Danh mục Hệ số

HSL HNV bậc HCD

1 Giám đốc Thạc sỹ 4 1.1 2 1.000.000

2 Phó giám đốc 2.96 1.1 1.6 700.000

3 Trưởng phòng 2.65 1.1 1 1.6 500.000 1.1 2 1.4 500.000 1.1 3 1.2 500.000 4 Phó phòng 2.65 1.1 1 1 400.000 1.1 2 0.9 400.000 1.1 3 0.8 400.000 5 Chỉ huy trưởng Kỹ sư 2.65 1.1 1 1.6 500.000 1.1 2 500.000 1.1 3 500.000

6 Phó chỉ huy trưởng

Kỹ sư 2.65 1.1 1 1 400.000

1.1 2 400.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 3 400.000

7 Trợ lý công ty Kỹ sư 2.34 1.1 0.3 300.000

8 Kỹ thuật chính công trình

Kỹ sư 2.34 1.1 0.3 300.000

9 Nhân viên Kỹ sư, cử nhân 2.34 1.1

Cao đẳng 1.99 0.9

Trung cấp 1.8 0.7

10 Công nhân kỹ thuật

2.31 0.2 0.1

11 Lái xe Xe con Văn Phòng 2.18 0.8

Xe tải 2.35 0.2

Xe công trình 2.18 0.2

Ghi chú:

HNV: hệ số mà doanh nghiệp ấn định cho mỗi cán bộ công nhân viên theo bằng cấp HCD: hệ số mà doanh nghiệp ấn định cho mỗi cán bộ công nhân viên theo từng chức danh công việc. (riêng chỉ huy trưởng và phó chỉ huy trưởng phụ thuộc vào giá trị hợp đồng công trình)

Phòng Tài chính và phòng KH – KT xếp bậc 1, phòng VT – TB xếp bậc 2, phòng TC – HC xếp bậc 3

Phụ cấp: PC = Pkv + PTN + PĐT + PLĐ + PTH

Phụ cấp khu vực: Pkv = HKV * LTT

Phụ cấp thâm niên: PTN = 2% * (LCB + LDN)

Các đối tượng làm việc tại Công ty từ năm thứ 2 trở đi mới được hưởng phụ cấp thâm niên

Cứ sau 1 năm thì con số này tăng lên 1%

Bảng 9: hệ số thâm niên

Số năm công tác 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trở

lên Hệ số thâm niên 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1

Phụ cấp điện thoại: PĐT theo các chức danh. Cán bộ công nhân viên làm việc tại Văn phòng Công ty được hưởng 200.000đ tiền phụ cấp xăng xe và 100.000đ tiền phụ cấp điện thoại

Phụ cấp lưu động: PLĐ = HLĐ * LCB * số ngày công tác lưu động/ 24 ( áp dụng cho lái xe Văn phòng)

Bảng 10: hệ số phụ cấp khu vực và thu hút

TT

Khu vực Vùng Hệ số khu vực Hệ số thu hút

1 Hồ Bốn – Mù Căng Chải IV 0.7 0.7

2 Nậm La – Mường La IV 0.5 0.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Quỳnh Dị – Quỳnh Lưu IV 0 0

4 Nậm Le – Mường Lay IV 0.7 0.7

5 Tả Thàng – Mường

Khương IV 0.7 0.7

6 Alin – Thừa Thiên Huế IV 0.7 0.7

7 Sông Giang – Khánh Hòa IV 0.7 0.7

8 Tobuong – Sơn La IV 0.7 0.7

9 Văn phòng công ty I 0 0

Nếu làm thêm ngoài giờ thì Công ty sẽ trả lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% or 200% or 300% * Số giờ làm thêm

Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;

Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thỉ chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.

Nếu làm việc vào ban đêm:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ làm việc vào ban đêm

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm * 150% or 200 or 300%

Ví dụ: Anh Nguyễn văn A là kỹ sư, nhân viên phòng VTTB, có 3 năm làm việc tại công ty. Số ngày làm việc thực tế là 25 ngày, được xếp loại A do có sáng kiến cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng, tiết kiệm chi phí cho công ty. HCD= 1, HSL = 2.34.

Lương cơ bản = 980.000 * 2.34 = 2.293.200 đ Lương doanh nghiệp = 2.293.200 * 1 = 2.293.200 đ

Phụ cấp = 3% * (2.293.200 + 2.293.200) +200.000 + 100.00 = 437.592 đ Tổng lương = (2.293.200 + 2.293.200 + 437.529) * 25/24 * 110% = 5.756.600 đ Cách trả lương:

Chấm công:

Giao cho các phòng tự quản lý nhân sự và chấm công cho các cán bộ trong phòng Tiến hành bình xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các cá nhân theo các tiêu chí đã được công ty xây dựng.

TT Xếp loại Tiêu chí

1 Loại A

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến đóng góp mang lại hiệu quả cáo cho công ty, thời gian làm việc trong tháng đạt 26/30 ngày trở

lên.

2 Loại B hoàn thành nhiệm vụ, không bị cấp trên phê bình, thời gian làm việc trong tháng đạt từ 24 – 26/30 ngày.

3 Loại C

hoàn thành được công việc, tuy nhiên cũng gặp một số hạn chế trong công tác xử lý công việc, trong tháng không quá 1 việc chậm tiến độ,

thời gian làm việc trong tháng nhỏ hơn 22 ngày (không kể những ngày nghỉ có lý do chính đáng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đánh giá khả năng thực hiện công việc của từng người, các bộ phận chuyển bảng chấm công đã bình xét tới phòng TCHC để tính lương

Loại B: được tính lương theo số ngày định biên trong tháng (24 ngày). Loại C: được tính lương số ngày thực tế làm việc

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian của công ty

Với cách tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, hình thức này sẽ giúp cán bộ quản lý nhân sự đơn giản trong cách tính và dễ dàng giải thích cho người lao động về số tiền lương họ được nhận, tránh những bất bình do cảm nhận không công bằng trong mức lương.

Tiền lương của người lao động không chỉ gắn với hế số chức danh do Nhà Nước qui định mà còn tính đến khả năng đóng góp, hoàn thành công việc cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người. Như vậy, tiền lương người lao động sẽ tăng lên đáng kể khi trình độ chuyên môn của họ được nâng lên. Hình thức trả lương này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, khuyến khích người lao động hăng say và có ý thức trách nhiệm trong công việc.

Tuy nhiên, với hình thức trả lương theo thời gian, mới chỉ quan tâm đến yếu tố trình độ và thời gian làm việc của người lao động. Nhược điểm chính của hình thức tiền lương này là phần tiền lương mà người lao động được hưởng chưa gắn liền với kết quả lao động mà họ tạo ra, mang tính chất bình quân. Chính vì lẽ đó, nên hình thức tiền lương theo thời gian đã không mang lại cho người công nhân sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của mình, không tạo điều kiện thuận lợi để uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch và không khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian trong quá trình công tác.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LONG THÀNH (Trang 38 - 44)