Quy định về công khai thông tin tài chính đƣợc Bộ Tài chính nêu cụ thể tại Thông tƣ số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012, theo đó các công ty đại chúng phải công bố thông tin tài chính định kỳ hàng quý, bán niên và hàng năm.Việc công bố thông tin phải do ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về thông tin do ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin công bố [6]. Thông tin tài chính đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính hàng quý, bán niên và báo cáo tài chính năm. Báo cáo tài chính bán niên phải đƣợc soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập và báo cáo tài chính năm phải đƣợc kiểm toán. Các báo cáo công bố thông tin định kỳ nêu trên phải đƣợc đăng tải trên website của từng ngân hàng và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở Giao dịch chứng khoán nơi niêm yết cổ phiếu để công bố ra công chúng.
Có thể nói, thông tin có tầm quan trọng đối với thị trƣờng. Ngƣời tham gia thị trƣờng nhƣ các nhà đầu tƣ vốn cổ phần, nhà xuất nhập khẩu, ngƣời kinh doanh ngoại hối, chủ sở hữu trái phiếu, các ngân hàng, doanh nghiệp và thậm chí cả ngƣời nông dân đều cần thông tin cập nhật hàng ngày để hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng. Việc công khai, minh bạch thông tin tài chính nêu trên của các công ty đại chúng tạo điều kiện cho các cổ đông giám sát hoạt động quản trị, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và giúp các nhà đầu tƣ có đƣợc thông tin, số liệu chính xác, kịp thời để đánh giá cổ phiếu của công ty đó trƣớc khi quyết định đầu tƣ hay không đầu tƣ; đồng thời tạo áp lực để Hội đồng quản trị, Ban điều hành không ngừng nâng cao năng lực quản trị, điều
hành, tuân thủ nghị quyết của Ðại hội đồng cổ đông và quy định của pháp luật, tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm mang lại lợi ích, cổ tức ngày càng tốt hơn cho các cổ đông. Nếu thông tin không đƣợc công khai, minh bạch và kịp thời thì các nhà đầu tƣ phải tự tìm kiếm thông tin, tìm hiểu tình hình tài chính của các ngân hàng; hoặc thông tin không đƣợc công bố đầy đủ, kịp thời dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng này không toàn diện, đầy đủ, chính xác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố thông tin trong đó có các chế tài thích hợp nếu không tuân thủ áp dụng đối với tất cả các ngân hàng thƣơng mại nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch về thông tin tài chính nhƣ các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán.
3.2.6. Cần có văn bản hƣớng dẫn về quy trình, thủ tục mua bán và sáp nhập
Quy định về việc xác lập các nguyên tắc và hình thức pháp lý cho các hoạt động mua bán, sáp nhập và hợp nhất đƣợc thể hiện cụ thể từ Điều 9 đến Điều 20 Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN [43]. Theo đó, ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện các thủ tục liên quan để giao dịch mua bán và sáp nhập, hợp nhất có hiệu lực và các thủ tục, trình tự tại các cơ quan/bộ phận có thẩm quyền của cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định, phê duyệt giao dịch mua bán và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định về các nguyên tắc và hình thức pháp lý thì dƣờng nhƣ pháp luật hiện hành chƣa có quy định cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục mua bán và sáp nhập ngân hàng. Điều này tạo ra những bất lợi không nhỏ cho các ngân hàng khi tham gia mua bán, hợp nhất hay sáp nhập với nhau. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam khi tham gia quá trình mua bán và sáp nhập với đối tác, nhất là đối tác mua lại là tổ chức tín dụng nƣớc ngoài thiếu cơ sở pháp lý để chủ động thực hiện. Theo thông lệ quốc tế, một giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện qua 4 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn đấu thầu, giai đoạn lựa chọn nhà đầu tƣ, giai đoạn thƣơng thảo - ký kết hợp đồng và giai đoạn hoàn tất. Song, một số trƣờng hợp doanh nghiệp Việt Nam đã không tuân thủ đầy đủ các giai đoạn của một thƣơng vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hoặc cũng có thể do
chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công của thƣơng vụ mua bán, sáp nhập và hợp nhất nên đã bỏ qua giai đoạn thẩm định pháp lý hoặc chƣa coi trọng đúng mức yếu tố pháp lý. Hậu quả là, các yếu tố rủi ro của doanh nghiệp mục tiêu không đƣợc nhận biết đầy đủ và doanh nghiệp thâu tóm đã quyết định thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập một cách không an toàn.
Khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn các tổ chức tƣ vấn tài chính quốc tế có uy tín trên thế giới để tƣ vấn kế hoạch, chiến lƣợc cổ phần hóa cho các ngân hàng. Vì vậy, Việt Nam đã có đƣợc những bài học, kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức tài chính lớn, có uy tín này. Điều này càng thôi thúc các nhà lập pháp cần sớm nghiên cứu để xây dựng và ban hành văn bản chuyên ngành hƣớng dẫn quy trình, thủ tục mua bán và sáp nhập ngân hàng làm cơ sở cho bên Việt Nam chủ động thực hiện, góp phần giảm thiểu rủi ro, chi phí, tự bảo vệ mình trong quá trình thƣơng thảo, đàm phán hợp đồng và tăng khả năng thành công của giao dịch.