Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, thị trƣờng Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng. Vì vậy, các ngân hàng nhỏ khó có thể đƣơng đầu với thách thức ngày càng lớn trên thị trƣờng, nhất là với một môi trƣờng có mức độ cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập.
Trƣớc tình hình trên, việc cho phép tồn tại những ngân hàng nhỏ kinh doanh kém hiệu quả sẽ chỉ là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, sự đổ vỡ tín dụng, gia tăng nợ xấu cũng xuất phát trƣớc tiên từ những ngân hàng nhỏ này, vì năm 2007 họ là những đơn vị tài trợ nhiều nhất cho bất động sản với nguồn vốn vay liên ngân hàng là chủ yếu.
Đứng trên góc độ quản lý của các ngân hàng yếu là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế và sự tăng trƣởng các ngành khác. Hiện nay, chỉ có một số ngân hàng có vốn điều lệ cao nhƣ: Ngân hàng công thƣơng Việt Nam 37.234 tỷ đồng; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 29.606 tỷ đồng; Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam BIDV 28.111 tỷ đồng….còn lại hầu hết là các ngân hàng có vốn điều lệ vài nghìn tỷ đồng do đó, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc liệt vào danh sách ngân hàng siêu nhỏ so với các nƣớc trong khu vực. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/12/2011, tổ chức tín dụng đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc đƣợc cấp tối thiểu tƣơng đƣơng mức vốn pháp định theo quy định, trong đó ngân hàng TMCP phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Hiện trên thị trƣờng vẫn còn 12 ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, ví dụ nhƣ: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 3.000 tỷ đồng.... Trƣớc sức ép sáp nhập, hợp nhất để tồn tại thì Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thƣơng (SaigonBank), Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB)… cũng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng trong kỳ đại hội đồng cổ đông vừa qua [92].
Khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nghĩa là đã tạo đƣợc cho mình một tấm lá chắn vững chắc chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự
bảo vệ mình, vừa bảo vệ ngƣời gửi tiền. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hiện trên thế giới phổ biến ở mức 12% theo tiêu chuẩn của Basel II do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Mặt khác, nếu chỉ tăng vốn điều lệ để đối phó với các quy định mà bỏ quên việc cải thiện năng lực quản trị và trình độ nguồn nhân lực thì cho dù ngân hàng có dồi dào về nguồn vốn cũng chƣa chắc đã vững mạnh về tài chính.
Thực tế cho thấy, các ngân hàng nhỏ, năng lực yếu rồi đây sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể. Hơn nữa, trong khi các ngân hàng nhỏ đang chới với, các ngân hàng lớn, có thƣơng hiệu và sự quản trị tốt, hiệu quả ngày càng có điều kiện chứng tỏ và bứt phá.
Do đó, giải pháp sáp nhập những ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn để nâng cao năng lực quản trị là cần thiết. Những ngân hàng nào hội đủ ba điều kiện: vốn theo quy định, có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt và công khai minh bạch thì mới duy trì. Lúc này việc điều hành, quản trị ở các ngân hàng sẽ tập trung và dễ quản lý hơn. Và khi hệ thống ngân hàng đủ mạnh sẽ tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế.
3.1.5. Khoảng trống pháp lý trong hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay