Quy định đặc thù cho hoạt động mua lại và sáp nhập,hợp nhất ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở việt nam (Trang 55 - 61)

2.2.2. Quy định đặc thù cho hoạt động mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng tại Việt Nam tại Việt Nam

2.2.2.1. Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ban hành Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam

Ngày 15/07/1998, Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đã ký Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ban hành Quy chế sáp nhập, hợp nhất, qua lại Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam [42]. Quy chế 241 đã khẳng định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng cổ phần phải đƣợc Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc chấp thuận, cũng nhƣ đƣa ra các điều kiện và trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Tuy nhiên, Quy chế 241 mới chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng cổ phần và đã có nhiều bất cập. Do vậy, để tạo hành lang pháp lý cho việc sáp nhập hợp nhất, mua lại của tất cả các loại hình tổ chức tín dụng, vào thời điểm hiện tại Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN hƣớng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa Quy chế 241, phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh cũng nhƣ kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn.

2.2.2.2. Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của Ngân hàng Thƣơng mại chƣa đƣợc niêm yết chứng khoán

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam có một số nội dung cụ thể nhƣ [16]:

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (bao gồm cả cổ đông nƣớc ngoài hiện hữu) và ngƣời có liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đó không vƣợt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không phải là TCTD nƣớc ngoài và ngƣời có liên quan của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đó không vƣợt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; mức sở hữu cổ phần của một TCTD nƣớc ngoài và ngƣời có liên quan của TCTD nƣớc ngoài đó không vƣợt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Mức sở hữu của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài và ngƣời có liên quan của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài đó không vƣợt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Việc quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đông hoặc nhóm cổ đông nƣớc ngoài có cùng lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình. Luật các TCTD năm 2010 đã có hiệu lực ngày 01/01/2011 và tại Điều 16 Luật này quy định về “Mua cổ phần của nhà đầu tư nước

ngoài”: Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt

Nam...”Điều 55 Luật các TCTD năm 2010 đã nới rộng mức sở hữu cổ phần đối

với các cổ đông nói chung từ mức 15% lên mức 20% mà không cần sự chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ: “Cổ đông và người có liên quan của cổ đông

đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng” [54].

Nhƣ vậy, một số quy định về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngân hàng thƣơng mại không thống nhất với Luật các TCTD năm 2010 mới ban hành nhƣ về đối tƣợng bán cổ phần đã rộng hơn là tổ chức tín dụng Việt Nam mà không chỉ gồm các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam; về tỷ lệ

sở hữu cổ phần, đó là cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó đƣợc phép sở hữu đến 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng mà không cần sự chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ...

- Điều kiện của TCTD nƣớc ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam; TCTD có tổng tài sản có tối thiểu tƣơng đƣơng 20 tỷ USD vào năm trƣớc năm đăng ký mua cổ phần; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp loại ở mức có khả năng thực hiện cam kết tài chính và hoạt động bình thƣờng ngay cà khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hƣớng không thuận lợi.

- Điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: Ngân hàng phải có vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng; có tình hình tài chính lành mạnh đáp ứng các điều kiện liên quan của NHNN Việt Nam; có bộ máy quản trị điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả; và không bị cơ quan thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng với thời gian 24 tháng tính từ thời điểm NHNN xem xét.

- Điều kiện của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trên thị trƣờng chứng khoán: Khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phần của ngân hàng Việt nam theo các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định.

- Điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam: Một TCTD nƣớc ngoài chỉ đƣợc là nhà đầu tƣ chiến lƣợc tại một ngân hàng Việt Nam và một TCTD nƣớc ngoài chỉ đƣợc tham gia hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam.

2.2.2.3. Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 hƣớng dẫn về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng

Ngày 11/2/2010 Ngân hàng Nhà nƣớc mới ban hành Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN hƣớng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng để thay thế cho Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 (Thông tƣ số 04). Thông tƣ số 04 đã:

(i) Kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 241/1998/QÐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của NHNN, theo đó phạm vi các đối tƣợng đƣợc/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất đƣợc mở rộng;

(ii) Kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể:

Về hình thức M&A, Thông tƣ quy định việc sáp nhập, hợp nhất, và mua lại giữa các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc tiến hành dƣới một số hình thức nhất định. Ngân hàng đƣợc nhận hợp nhất, sáp nhập hay mua lại các tổ chức tín dụng khác, nhƣng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ đƣợc nhận hợp nhất, sáp nhập từ các công ty cùng loại. Riêng hoạt động mua lại chỉ có các hình thức sau: ngân hàng mua lại công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc công ty tài chính mua lại công ty cho thuê tài chính.

Về điều kiện tiến hành M&A, Thông tƣ cũng quy định điều kiện để tiến hành hợp nhất, sáp nhập hay mua lại các tổ chức tín dụng, theo đó việc hợp nhất, sáp nhập hay mua lại không đƣợc thuộc trƣờng hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các tổ chức tín dụng tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Về mặt thủ tục, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tại địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân địa phƣơng nơi tổ chức tín dụng tham gia mua lại đặt trụ sở chính và nếu thấy cần thiết sẽ lấy ý kiến của các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại và quan điểm về việc mua lại để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận.

Nếu đƣợc chấp thuận nguyên tắc, các tổ chức tín dụng tham gia phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức tín dụng để thông qua lại các nội

dung thay đổi tại đề án trƣớc khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho Ngân hàng Nhà nƣớc để đƣợc chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất v.v... Thông tƣ nghiêm cấm việc phân tán tài sản của tổ chức tín dụng dƣới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận [43].

Nhƣng đến nay, Thông tƣ số 04 nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là Thông tƣ số 04 đƣợc ban hành trƣớc khi Luật Các tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011, trong đó cho phép tổ chức tín dụng đƣợc tổ chức lại dƣới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận bằng văn bản; đồng thời giao Ngân hàng Nhà nƣớc quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.

Theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành đƣợc ngay; trƣờng hợp trong văn bản có điều, khoản mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chƣa có tính ổn định cao thì ngay tại điều, khoản đó có thể giao cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản đƣợc quy định chi tiết và phải đƣợc ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm đƣợc quy định chi tiết. Mặc dù Ngân hàng Nhà nƣớc đã xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Ðiều 153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 để thay thế Thông tƣ số 04 nêu trên nhƣng cho đến nay, dự thảo Thông tƣ này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành. Do đó, tính thi hành kịp thời Ðiều 153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và tuân thủ Ðiều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã không đƣợc bảo đảm trên thực tế. Chính vì thế, hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đang thiếu văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hƣớng dẫn cụ thể các thủ tục, quy trình

có liên quan để tạo hành lang pháp lý an toàn và điều kiện thuận tiện cho các ngân hàng tham gia, thực hiện.

2.2.2.4. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Việt Nam đƣợc chính thức chấp thuận gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tƣ cách thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức này kể từ ngày 11/01/2007. Trƣớc đó, nƣớc ta đã trải qua 12 năm đàm phán gia nhập và thực hiện cải cách kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa theo hƣớng phù hợp với các chính sách minh bạch, tự do hóa của WTO. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các bƣớc đổi mới trƣớc và sau khi gia nhập WTO. Về tài khóa, ta tiếp tục giảm bội chi ngân sách, thực hiện cải cách thuế theo hƣớng hiện đại. NHNN Việt Nam từng bƣớc hoàn thiện chức năng ngân hàng trung ƣơng thực thụ. Đối với hệ thống ngân hàng, các NHTM quốc doanh từng bƣớc cổ phần hóa (2010), nâng cao năng lực tài chính, tăng cƣờng quản trị rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động. Về ngoại hối, Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ đối với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyết định liên quan của WTO có liên quan tới IMF nhƣ gỡ bỏ những biện pháp kiểm soát đối với giao dịch vãng lai, bỏ kết hối ngoại tệ. Chúng ta cam kết các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp ngoại lệ do Chính phủ quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của IMF số 144 (52/51) ngày 14/08/1952. Việt Nam cũng nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và việc vay nƣớc ngoài của các tổ chức cƣ trú.

Sau khi gia nhập WTO, nƣớc ta thực hiện theo lộ trình các cam kết của mình về thuế quan, dịch vụ, quyền kinh doanh, đầu tƣ và mua sắm chính phủ. Liên quan đến ngân hàng và các TCTD khác, các NHTM nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài hoặc chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu của ngân hàng mẹ (10 tỷ USD vào cuối năm tài chính gần nhất). Từ ngày 01/01/2011, chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép nhận tiền gửi Việt Nam đồng ở mức tƣơng tự các ngân hàng trong nƣớc nhƣng không đƣợc phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ

sở của chi nhánh. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phần của các NHTM cổ phần hay các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam đƣợc cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần do phía nƣớc ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các NHTM trong nƣớc.

Nhƣ vậy, bức tranh hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sau gia nhập WTO đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà các NHTM phải đối mặt. Trong khi đó, các ngân hàng nƣớc ngoài, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trƣờng Việt Nam ngày càng sâu rộng, một thị trƣờng đƣợc đánh giá là nhiều tiềm năng, với tốc độ tăng trƣởng nhanh trong khi mức độ và trình độ cung cấp dịch vụ tài chính còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức này sẽ cạnh tranh thị trƣờng mạnh với ngân hàng về các hoạt động huy động vốn cũng nhƣ đầu tƣ. Do vậy, các ngân hàng trong nƣớc sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với mạng lƣới các kênh phân phối và cơ sở khách hàng đã có sẵn. Rõ ràng là việc tận dụng các tác động tích cực của việc gia nhập WTO chỉ có đƣợc khi bản thân nội tại của các ngân hàng trong nƣớc đủ để cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)