Những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng ViệtNam trong tiến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở việt nam (Trang 73 - 75)

trình hội nhập kinh tế quốc tế [29]

3.1.3.1. Cơ hội

- Hội nhập đem lại cho ngành ngân hàng Việt Nam một sân chơi công bằng và bình đẳng; có nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh; những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế, điều vốn là hạn chế của các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

- Thông qua hội nhập, các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các ngân hàng phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các ngân hàng trong nƣớc phải chủ động thực hiện cơ cấu lại tổ chức theo hƣớng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều kiện quan trọng để các ngân hàng Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh.

- Hội nhập tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

- Hội nhập sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam.

- Việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trƣờng pháp lý phải đƣợc cải thiện hơn để thực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nƣớc thông qua đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài, tạo cơ hội để các ngân hàng cho vay và huy động vốn lớn hơn.

3.1.3.2. Thách thức

Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống các ngân hàng đã có những bƣớc phát triển nhất định song khoảng cách giữa các ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng trong khu vực và trên thế giới vẫn còn rất lớn về mọi phƣơng diện. Vì vậy, khi hội nhập, hệ thống ngân hàng ViệtNam cũng gặp phải những thách thức và sức ép không nhỏ.

- Các ngân hàng Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lƣợng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ chƣa cao, cơ cấu tổ chức chƣa thực sự hợp lý và chƣa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lƣới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phƣơng và môi trƣờng kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hoàn toàn.

- Hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng nƣớc ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam nhƣng sẽ có ƣu thế gần nhƣ toàn diện trong tƣơng lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nƣớc Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nƣớc ngoài đƣợc nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chƣa hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam. Nếu nhƣ năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lƣờng trƣớc đƣợc sự phát triển

nhanh chóng của các giao dịch tài chính - ngân hàng, ngành ngân hàng sẽ mất khả năng kiểm soát dẫn đến khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ phải tái áp ụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến hệ lụy không nhỏ đối với ngành ngân hàng.

- Hội nhập đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thƣơng mại quốc tế và đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các ngân hàng Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các ngân hàng Việt Nam.

- Khả năng kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế của NHNN Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng cũng rất dễ gây ra những rủi ro hệ thống cho các ngân hàng Việt Nam. Để tránh đƣợc rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của NHNN đòi hỏi phải có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế, điều mà NHNN Việt Nam chƣa có đƣợc.

Nhƣ vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam trong khi lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc về các ngân hàng nƣớc ngoài. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở nƣớc ngoài mà còn diễn ra ngay tại thị trƣờng trong nƣớc, nơi mà ngân hàng Việt Nam vẫn có nhiều ƣu thế nếu biết tận dụng những ƣu thế đó. Để có thể nắm vững ƣu thế, tận dụng cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng Việt Nam cần phải biết vị trí của mình, phải đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập, từ đó có những biện pháp cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình [29].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)