Nền kinh tế thị trƣờng đang trong giai đoạn phát triển đỉnh cao không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong nền kinh tế chuyển đổi nhƣ hiện nay, để phát triển kinh tế lâu dài và vững mạnh cần xây dựng một thị trƣờng tài chính phát triển, phân phối nguồn vốn có hiệu quả.
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, ngành ngân hàng đƣợc xem là một ngành kinh tế quan trọng, là hoạt động trung gian – cầu nối, gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế bao gồm cả trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tƣợng đặc biệt là tiền tệ và các dịch vụ liên quan, nó khác hẳn với nội dung và tích chất hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh khác. Trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trƣờng, khi thị trƣờng tài chính còn sơ khai, thị trƣờng tiền tệ chƣa đủ mạnh, thì hệ thống ngân hàng gần nhƣ đóng vai trò độc tôn trong việc cung cấp và điều hòa vốn. Với mạng lƣới chi nhánh rộng khắp và tính chất hoạt động là dạng ngân hàng ghi sổ, hệ thống ngân hàng tỏa ra nhƣ mạch máu cung cấp vốn cho đất nƣớc và cũng là tấm gƣơng phản ánh một cách nhanh nhất thực lực thực trạng phát triển của kinh tế. Nhìn chung, trong các thời kỳ phát triển của nền kinh tế ngân hàng luôn đóng vai trò sau:
Thứ nhất, ngân hàng là trung gian trong việc phân phối nguồn vốn xã hội.
Ngân hàng có nhiệm vụ chuyển đổi từ tiền tiết kiệm nhàn rỗi sang vốn đầu tƣ sản xuất. Với một hệ thống ngân hàng hoạt động trôi chảy sẽ giảm chi phí dịch vụ chu chuyển vốn từ ngƣời gửi tiết kiệm sang ngƣời vay. Tiết kiệm cao sẽ thúc đẩy đầu tƣ tăng và gia tăng mức độ sâu rộng của hệ thống ngân hàng. Với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng hiện đại ngày nay, khi thị trƣờng vốn với những sản phẩm đa dạng và thị trƣờng chứng khoán phát triển sâu rộng thì chức năng
huy động tiền gửi và cho vay tín dụng không còn là chức năng chủ đạo trong kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai, ngân hàng đóng vai trò là trung tâm thanh toán. Mục tiêu của thanh
toán qua ngân hàng là giảm thiểu rủi ro giao dịch và tăng hiệu quả kinh doanh, thể hiện bằng giảm thời gian thanh toán, độ tin cậy cao và chi phí hợp lý cho một giao dịch thanh toán. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự trợ giúp của công nghệ thông tin, viễn thông, thanh toán qua ngân hàng đã phát triển vƣợt bậc với sự đa dạng về hình thức, phƣơng tiện và chủ thể thanh toán. Sự đa dạng đó mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia vào hoạt động thanh toán và góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.
Thứ ba, ngân hàng là đại lý khách hàng. Thay mặt khách hàng quản lý và
bảo vệ tài sản, thuê mua hoặc phát hành và thu hồi các chứng khoán của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, các ngân hàng không tập trung vào kinh doanh tín dụng mà mở rộng phạm vi kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ cho khách hàng, nhƣ: bảo lãnh, tƣ vấn, thuê mua…
Trong điều kiện còn thiếu một cơ sở hạ tầng đồng bộ trong thị trƣờng tài chính và thị trƣờng tiền tệ, việc nâng cao năng lực, sự tín nhiệm của ngân hàng là một nhiệm vụ cần thiết để đối mặt và giảm thiểu những tác động xấu của tính dễ biến động của thị trƣờng khu vực và quốc tế. Để chủ động đón nhận những thách thức do mở cửa thị trƣờng tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc cần tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh. Do đó, nhiệm vụ trƣớc mắt của công cuộc đổi mới ngân hàng và NHNN là hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực của ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng.
3.1.2. Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay