17025: 2005 và GLP cho phòng thí nghiệm Dƣợc phẩm
3.2.2.1. Mô tả thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO/ IEC 17025: 2005 và GLP cho phòng thí nghiệm Dƣợc phẩm trên thế giới
Các nguyên tắc GLP thƣờng liên quan đến các hoạt động cần đƣợc thực hiện trƣớc, trong và sau một nghiên cứu. Những thử nghiệm này đƣợc GLP lên kế hoạch và chuẩn bị tài liệu rất chi tiết. Trong suốt qúa trình thực hiện thí nghiệm cần theo dõi định kỳ các tài liệu, các kiểm tra, nghiên cứu tổng thể và nghiên cứu cơ sở đƣợc thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn (SOPs).
SOP: Quy tình thao tác chuẩn: là một quy trình bằng văn bản và đã đƣuọc phê duyệt, đƣa ra các chỉ dẫn cho việc thực hiện các thao tác, không nhất thiết phải cụ thể cho từng sản phẩm, nguyên liệu. (Ví dụ: vận hành, bảo dƣỡng, và làm vệ sinh máy, thẩm định, làm vệ sinh nhà xƣởng, và kiểm soát môi trƣờng, lấy mẫu và kiểm tra). Một số SOP có thể sử dụng để bổ sung cho hồ sơ sản phẩm và hồ sơ sản xuất lô gốc cho sản phẩm cụ thể [38]
Ví dụ: Một nhóm những nhà quản lý lâu năm cho một công ty đƣợc chứng nhận GMP mô tả lại thủ tục giấy tờ cần thiết để giám sát bên cạnh những chi phí đắt đỏ. Thêm vào đó, giám đốc của một trong những công ty dƣợc lớn nhất Nepal nói rằng ban đầu sản xuất của họ bị giảm sau khi áp dụng các tiêu chuẩn GMP. Họ từng sử dụng “kiểm soát chất lƣợng” nhƣng giờ đây họ đã chuyển sang “đảm bảo chất lƣợng” nghiêm ngặt hơn. Sự thay dổi này đƣợc một gián đốc trong công ty cho biết: “Kiểm soát chất lƣợng bây giờ không còn thông dụng nữa.Chúng tôi gọi đó là đảm bảo chất lƣợng. Trƣớc kia thì thƣờng kiểm tra chất lƣợng cuối cùng nhƣng giờ thì học nói rằng nếu chúng tôi kiểm tra trƣớc tiên thì sẽ đảm bảo đƣợc chất lƣợng đúng từ những bƣớc đầu. Chất lƣợng của tá dƣợc, hay bất kể là nguyên liệu chƣa chế biến, bất kể là đƣợc cân chuẩn hay
không, nếu đƣợc làm đúng cách thì tất cả đều phải kiểm tra. Đây đƣợc gọi là SOP” [40]
Công nhận phòng thí nghiệm
Sự khác nhau giữa ISO/ IEC 17025: 2005 và GLP trong nhiều yêu cầu khiến chúng không thể thay thế cho nhau. Trong khi việc công nhận/ chứng nhận mỗi yêu cầu lại khác nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh giá năng lực của 2 phòng thí nghiệm thực hiện theo hai tiêu chuẩn: một PTN thực hiện theo nguyên tắc GLP, một PTN thực hiện theo tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025: 2005?
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025: 2005 có rất nhiều tổ chức công nhận. Nếu một phòng thử nghiệm đƣợc công nhận là phòng thử nghiệm của bên thứ ba thì sẽ phải chứng minh rằng PTN đó là khách quan, rằng các nhân viên của PTN đó không bị áp lực nào về thƣơng mại, tài chính, hay áp lực khác có thể ảnh hƣởng đến các quyết định có tính kỹ thuật của họ. PTN hoặc hiệu chuẩn bên thứ ba không đƣợc tham gia bất cứ hoạt động nào có thể tổn hại đến độ tin cậy tính độc lập của các quyết định và tính trung thực liên quan đến hoạt động thử nghiệm / hiệu chuẩn của PTN.
Các cơ quan công nhận PTN đầu tiên đƣợc thành lập là Hiệp hội các cơ quan thẩm tra quốc gia NATA tại Úc (1947) và Telarc ở New Zealand (1973). Hầu hết các cơ quan khác đều dựa trên mô hình NATA/ Telarc và bao gồm UKAS ở Anh, FINAS ở Phần Lan và DANAK ở Đan Mạch.
Ở Mỹ có một loạt các cơ quan công nhận phòng thí nghiệm:
- Hội đồng kiểm định quốc gia ANSI - ASQ và các thƣơng hiệu liên quan của họ (The ANSI - ASQ National Accreditation Board and their associated brands ACLASS) http://anab.org
- Hiệp hội công nhận phòng thử nghiệm Mỹ (The American Association for Laboratory Accreditation - A2LA) http://www.a2la.org/index.cfm
- Công nhận phòng thử nghiệm Bureau (Laboratory Accreditation Bureau - LAB) http://l-a-b.com
- Kiểm định phòng thử nghiệm Perry Johnson (Perry Johnson Laboratory Accreditation - PJLA)http://www.pjlabs.com/
- Dịch vụ công nhận quốc tế (International Accreditation Service - IAS) http://www.iasonline.org
...
Ở Canada, có 2 cơ quan công nhận là:
- Hội đồng tiêu chuẩn Cannada (Standards Council of Canada - SCC)
- Hiệp hội công nhận phòng thử nghiệm ở Cannada (The Canadian Association for Laboratory Accreditation - CALA) (http://www.cala.ca/) - Tại New Zealand (Aotearoa), có cơ quan công nhận là: Công nhận quốc tế
New Zealand (International Accreditation New ZealandI ANZ) http://www.ianz.govt.nz
Ở Việt Nam, các cơ quan công nhận là:Văn phòng Công nhận Chất lƣợng (Bureau of AccreditationBoA) http://www.boa.gov.vn/
Tại Ấn Độ, các cơ quan công nhận là: Hội đồng Kiểm định Quốc gia về kiểm tra và hiệu chuẩn Laboratories (National Accreditation Board for Testing and Calibration LaboratoriesNABL) http://www.nabl-india.org/ Mỗi quốc gia có tổ chức công nhận riêng, nếu tổ chức này tham gia trong Tổ chức hợp tác công nhận PTN quốc tế ILAC thì bằng công nhận của tổ chức này mang đƣợc thừa nhận quốc tế. Những PTN đƣợc công nhận bởi các tổ chức này có uy tín và tiếng nói đối với các phép thử/ hiệu chuẩn của mình. Chúng có giá trị trên toàn thế giới.
Ngƣợc lại, chứng nhận GLP mang tính chất nội địa, và đƣợc thực hiện chứng nhận bởi cơ quan có chức năng của mỗi nƣớc. Trong khi cơ quan chứng nhận mỗi nƣớc đặt ra yêu cầu chứng nhận là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện
hoàn cảnh, cơ sở vật chất, nhân lực, văn hóa của nƣớc đó. Do vậy các phép thử/ hiệu chuẩn của PTN đƣợc chứng nhận GLP có giá trị hẹp hơn các thử nghiệm/ hiệu chuẩn của PTN đƣợc công nhận ISO/ IEC 17025: 2005. Bởi GLP không mang tính thống nhất quốc tế. Thực tại đó đã thúc đẩy tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đƣa ra hệ thống chấp nhận dữ liệu chung MAD trong các nƣớc thành viên của tổ chức OECD. Từ năm 1997 các nƣớc không thuộc thành viên OECD cũng có thể tham gia vào hệ thống MAD, nếu quốc gia đáp ứng các mức độ tuân thủ tiêu chuẩn hóa GLP - OECD. Vì vậy, một số nƣớc Châu Á không thuộc OECD đang cố gắng để phát triển các tiêu chuẩn GLP của họ để trở thành thành viên chính thức của hệ thống MAD, khi đó chứng nhận GLP của các PTN đó sẽ có giá trị sử dụng trên toàn thế giới.
Cụ thể tại một nƣớc châu Á: Ở Trung Quốc, năm 1993 Uỷ ban khoa học Quốc gia đã ban hành dự thảo hƣớng dẫn về GLP. Sau khi Uỷ ban quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm (FSDA) thành lập năm 1998, GLP đã đƣợc áp dụng vào năm 1999, và phiên bản cập nhật 2003 là mới nhất cho đến nay [63]. Trong suốt thời gian đó, Trung Quốc đã chấp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ quốc tế. Ví dụ, từ năm 2000 dến 2005, chính phủ Nhật Bản đã gửi các trang thiết bị và chuyên gia đến Viện nghiên cứu quốc gia Trung Quốc về kiểm soát sản phẩm sinh học và Dƣợc phẩm, đồng thời Trung Quốc cử các thực tập sinh đi đào tạo thông qua Cục Hợp tác quốc tế Nhật Bản [54], [86]. Từ năm 2003, có hơn 30 cơ sở đƣợc thanh tra GLP cấp giấy chứng nhận tuân thủ GLP.
Tuy nhiên, GLP Trung Quốc lại khác với GLP FDA, OECD và Nhật Bản. Ở Trung Quốc. Ví dụ: Bản báo cáo cuối cùng phải đƣợc phê duyệt không chỉ bởi Giám đốc nghiên cứu mà còn cả quản lý cơ sở.Thêm vào đó, thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành nghiên cứu cũng nhƣ thời hạn trình phê duyệt đều phải xác định bởi quản lý cơ sở [83]. Trong khi, GLP của FDA, OECD, và Nhật Bản không yêu cầu sự phê duyệt bản báo cáo cuối cùng của cơ sở quản lý, các ngày tháng bắt đầu, kết thúc nghiên cứu chỉ cần đƣợc xác nhận bởi giám đốc nghiên
cứu, bởi giám đốc nghiên cứu chịu trách nhiệm chung với việc tiến hành các kỹ thuật trong nghiên cứu....Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chƣa là thành viên chính thức của hệ thống chấp nhận dữ liệu chung MAD.
ẤnĐộ
Những nỗ lực để thành lập GLP ở Ấn Độ đã bắt đầu từ năm 1983. Kể từ đó đến nay, sự phát triển về GLP đã có những bƣớc tiến bộ vƣợt bậc. Ví dụ, một hội thảo về GLP cấp Quốc gia đƣợc tổ chức năm 1994, sau đónăm 1998 với sự góp mặt của các chuyên gia GLP đến từ các tổ chức FDA, OECD, và Hà Lan [67]. Chính phủ Ấn độ đã thành lập Cơ quan giám sát việc tuân thủ GLP Quốc gia (the National GLP compliance Monitotring Authority) năm 2002, và ban hành hƣớng dẫn cho việc giám sát thực hành tốt phòng thí nghiệm tháng 8/2002. Việc kiểm tra GLP bắt đầu từ năm 2004. Tính đến 2008, đã có 12 cơ sở đƣợc cấp chứng nhận GLP trên toàn quốc.
GLP Ấn độ hoàn toàn giống với GLP OECD. Ấn Độ hiện là một thành viên tạm thời của hệ thống chấp nhận dữ liêu chung (MAD) từ năm 2003 và kỳ vọng sẽ sớm trở thành thành viên chính thức trong tƣơng lai gần. Bởi thị trƣờng dƣợc phẩm của Ân Độ xếp thứ 4 trên thế giới [67], Việc trở thành thành viên chính thức của hệ thống MAD sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành Dƣợc phẩm của Ấn Độ không chỉ trong khâu sản xuất mà trong cả lĩnh vực thử nghiệm thuốc.
Hàn Quốc
Những thông báo của GLP Hàn Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu an toàn phi lâm sàng của thuốcđƣợc ban hành năm 1986. Kểtừ năm 1998, Cơ quan quản lý Dƣợc phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc KFDA có quyền quyết định các tiêu chuẩn GLP [61]. Hàn quốc gia nhập OECD năm 1996 và sau nhiều lần sửa đổi GLP cho đồng bộ với GLP - OECD, nó đã đƣợc ban hành vào năm 2005. Vì vậy, nội dung GLP Hàn Quốc khá tƣơng đồng với GLP OECD [61]. Vào năm 2000, OECD kiểm tra các cơ quan giám sát GLP Hàn Quốc để điều tra năng lực
quản lý của họ, và thấy rằng không có vấn đề gì [59]. Hoạt động của ngành công nghiệp dƣợc phẩm Hàn Quốc và các hoạt động của cáctổ chức nghiên cứu hợp đồng để thực hiện nghiên cứu an toàn phi lâm sàng đều tăng trong những năm gần đây. Có 14 cơ sở GLP đƣợc cấp giấy chứng nhận ở Hàn Quốc trong năm 2006. Viện nghiên cứu độc chất Hàn Quốc KIT ( the korea institute of tioxcology) là cơ sở GLP lớn nhất Hàn Quốc. Điều đặc biệt là, mặc dầu trƣờng Đại họcQuốc gia Seoul là cơ sở học thuật nhƣng cũng có 1 cơ sở đƣợc cấp chứng nhận GLP [61]
Thêm vào đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hàn Quốc KFDA cũng thành lập một tổ chức đặc biệt và một chƣơng trình cho sự toàn cầu hoá của CRO (contract reseach oganization) năm 2014 và tổ chức này hỗ trợ bồi dƣỡng chuyên gia GLP và phát triển kỹ năng nghiên cứu an toàn phi lâm sàng
Singapore
Năm 2006, Chính phủ Singapore đã bổ nhiệm SPRING - Singapore the Standard, Productivity and Innovation Board) là cơ quan chủ quản về GLP [77] Cũng năm này, hội thảo của hệ thống OECD về MAD đƣợc tổ chức, các đại điện thành viên OECD đƣợc mời đến với mục đích tham gia hệ thống MAD. Năm 2007, chƣơng trình tuân thủ GLP đƣợc ban hành đồng thời quy định các quy trình kiểm tra [78] Sing trở thành thành viên tạm thời của hệ thống MAD (OECD 2008) GLP của Singapore cũng hoàn toàn giống với GLP OECD.
Singapore đƣợc kỳ vọng sẽ gia nhập hệ thống MAD bởi đất nƣớc này có kế hoạch tăng giá trị ngành công nghiệp y sinh từ 18 tỉ đô la Sing năm 2005 lên 25 tỉ đô la Sing năm 2015 [77]
nên
Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng để tham gia vào MAD của OECD trong khi việc thực hiện tuân thủ GLP đã là một khó khăn rất lớn. Ví dụ: Hai nhà sản xuất vaccine công ở Iran khi phải thích ứng với những thay đổi của yêu cầu GLP đã gặp rất nhiều rào cản. Mặc dù rằng chúng thỏa mãn nhu cầu trongnƣớc nhƣng nhu cầu đối với quá trình xác định xem có đủ tiêu chuẩn theo GMP WHO và sự thiếu năng lực là rào cản chính đối với việc xuất khẩu thuốc [40]. Trong bài phỏng vấn với nhân viên phòng quản lý chất lƣợng của công ty TNHH Thuốc Nepal, một công ty dƣợc chính phủ, đã đang gặp khó khăn với việc cạnh tranh với các công ty tƣ nhân mới, ông ấy không chỉ nhấn mạnh họ không có cơ sở hạ tầng để hoàn thành các tiêu chí GMP; mà phòng thí nghiệm cũng không đƣợc trang bị tốt; không đủ không gian; nguồn nhân lực không đủ; thiếu ngân sách cho R&D (Nghiên cứu và phát triển); ít hỗ trợ trong quản lý và vị trí của các nhà máy là không đúng, bởi vì chất lƣợng không khí tồi tệ ở Kathmandu.
Các thách thức lớn đối với những nƣớc đang phát triển có thể tóm gọn lại nhƣ sau:
- Nguồn nhân lực - Thay đổi công nghệ - Phụ thuộc các nhà tài trợ - Cơ sở hạ tầng kém,
- Kỹ năng quản lý tài chính
- Sự nỗ lực không ngừng của PTN.
Lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025: 2005 hay GLP - WHO cho phòng thí ngiệm?
Kể từ khi xuất hiện những thăc mắc về việc so sánh giữa tiêu chuẩn phòng thí nghiệm GLP của hệ thống bảo đảm chất lƣợng với ISO/IEC 17025 trong quá trình tiến hành những kiểm nghiệm thì chúng bỗng chốc đã trở thành 1 chủ đề tranh luận nóng hổi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, các chuyên gia trong các lĩnh vực GLP , chứng nhận , công nhận và công nghiệp đã cùng nhau tham dự hội nghị các nhà hóa học Đức trong khuôn khổ chung của “Hội nghị phân tích lần 98” đƣợc tổ chức vào ngày 21/4/1998 ở Munich nhằm làm rõ vẫn đề này đồng thời tìm ra đƣợc tiếng nói chung. Một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra và họ đi đến kết luận rằng ở cả 2 hệ thống nhiệm vụ, thành tựu, đối tƣợng cũng nhƣ loại giám sát là hoàn toàn khác biệt thế nên việc thay thế hệ thống này bằng hệ thống khác chắc chắn là không thể đƣợc. Do đó một phòng nghiệm đƣợc chứng nhận theo chuẩn GLP mong muốn đạt đƣợc sự công nhận ISO và ngƣợc lại PTN đã đƣợc công nhận ISO muốn đƣợc phát triển áp dụng nguyên tắc GLP thì có thể sử dụng hệ thống chất lƣợng sẵn có và thêm những yêu cầu cần thiết kèm theo. Hoặc PTN có thể tích hợp cả 2 hệ thống chất lƣợng trong quy trình quản lý để nâng cao năng lực hệ thống quản lý cũng nhƣ kỹ thuật.
3.2.2.2. Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO/ IEC 17025: 2005 và GLP cho phòng thí nghiệm Dƣợc phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2015
Tại Việt Nam, nguyên tắc "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" quy định: Hệ thống kiểm tra chất lƣợng Nhà nƣớc (Viện Kiểm nghiệm, phân viện Kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm ngiệm Dƣợc phẩm, Mỹ phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng), hệ thống kiểm tra chất lƣợng của Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch từng bƣớc đầu tƣ, nâng cấp phòng kiểm tra chất lƣợng thuốc và
triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc". Phấn đấu đến năm 2005, hầu hết các cơ sở kiểm tra chất lƣợng đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc". Các phòng kiểm nghiệm độc lập hay phòng kiểm nghiệm tƣ nhân phải đạt nguyên tắc tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" mới đƣợc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra chất lƣợng thuốc và mỹ phẩm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời.
Năm 2014, Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định số 68/ QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành Dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vaccin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) [34]