- Điều kiện khác:
a. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
4.2.3 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng.
Để đảm bảo chất lượng thẩm định dự án yêu cầu đối với cán bộ thẩm định phải được đào tạo chuyên môn về công tác thẩm định, có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinhtế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, và kỹ thuật. Đồng thời cán bộ thẩm định có khả năng phân tích, tổng hợp tốt, nhạy bén với công việc và có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Hiện nay, cán bộ thẩm định tại LVB chi nhánh Champasak còn thiếu về số lượng và phần lớn chưa được đào tạo bài bản về công tác thẩm định tài chính dự án và trình độ không đồng đều. Để nâng cao chất lượng thẩm định tại LVB chi nhánh Champasak, cần có giải pháp đối với cán bộ thẩm định như sau:
Thứ nhất, tăng cường ý thức trách nhiệm trong công việc đối với cán bộ thẩm định, giúp cán bộ thẩm định thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đối với cho vay các dự án đầu tư. Động viên khuyến khích cán bộ làm tốt công tác thẩm định, có kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ làm công tác thẩm định theo hướng chuyên môn hoá.
Thứ hai, tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định cho cán bộ làm công tác thẩm định. Trong đào tạo có phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo. Hình thức đào tạo thông qua các lớp tập huấn đào tạo chuyên sâu và đào tạo lại tuỳ theo đối tượng. Đối với cán bộ quy hoạch cần cử đi học các khoá đào tạo về chuyên ngành thẩm định trong và ngoài nước. Đối với cán bộ quản lý, ngoài việc đào tạo chuyên môn cần đào tạo thêm nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý.
Thứ ba, nội dung đào tạo có kế hoạch theo các chuyên đề khác nhau: chuyên đề thẩm định tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư; ngoài kiến thức chuyên môn, cần chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và các chính
sách chế độ của Nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định, đây là việc hết sức cần thiết vì nhiều dự án gặp rủi ro do thiếu hiểu biết pháp luật của cán bộ thẩm định và hiện nay sự hiểu biết về kiến thức pháp luật của cán bộ thẩm định tại LVB chi nhánh Champasak còn hạn chế.
Thứ tư, Công tác đào tạo cán bộ cần có kế hoạch cụ thể theo lộ trình trên cơ sở căn cứ nhu cầu cán bộ thực hiện nhiệm vụ thẩm định, xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định hợp lý về kinh nghiêm, năng lực và độ tuổi bảo đảm cho nhu cầu hiện tại và kế cận trong tương lai tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực thẩm định.
Thứ năm, cùng với đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thẩm định, cũng cần phải tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Công tác thẩm định quyết định cho vay là việc làm hết sức nhạy cảm, nếu cán bộ thẩm định không có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn để làm sai phục vụ lợi ích cá nhân hoặc gây sách nhiễu khách
hàng. Do vậy giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp là vấn đề cần phải tăng cường và duy trì thường xuyên.
Thực hiện được các giải pháp trên sẽ từng bước xây dựng cho cán bộ thẩm định giỏi về chuyên môn từng bước tiến tới chuyên nghiệp và có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là những điều kiện quan trong có tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại LVB chi nhánh Champasak.