Các dự án của khách hàng đệ trình ra ngân hàng đã có sự tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án nhất định. Ngân hàng cần thẩm định xem tính chính xác hợp lý của các chỉ tiêu này đến đâu để có sự điều chỉnh theo đánh giá của mình. Ngoài ra, trên phương diện của nhà tài trợ vốn, Ngân hàng cần tính toán thêm một số chỉ tiêu khác mà khách hàng chưa xây dựng để phục vụ cho
việc đánh giá và ra quyết định của mình như thời gian hoàn vốn vay, cân đối trả nợ…
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, các ngân hàng thường sử dụng những chỉ tiêu sau:
(1)Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
NPV của dự án chính là số chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0.
Chỉ tiêu này cho ngân hàng biết được quy mô tiền lãi ròng có thể thu được của cả đời dự án có thể tính đến giá trị thời gian của tiền. Nếu lãi suất chiết khấu hợp lý, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả tài chính của dự án càng cao, nguồn trả nợ cho ngân hàng càng dồi dào. Tuy nhiên, kết quả tính toán chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào cách xác định lãi suất chiết khấu. Mặt khác, điều ngân hàng quan tâm nhiều hơn cả là việc đảm bảo thu hồi nợ vay chứ không phải là lợi nhuận của dự án như chủ đầu tư quan tâm.
Vì vậy, chỉ tiêu này không phải là yếu tố quyết định đối với các việc tài trợ cho dự án. Nhiều dự án tuy NPV không cao nhưng ngân hàng vãn cho vay khi xét thấy dự án sẽ trả nợ đầy đủ.
(2)Tỷ suất nội hoàn (IRR – Internal Rate of Return)
Tỷ lệ nội hoàn còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ do tỷ lệ lường vốn đầu tư của một dự án. Về kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0
Tỷ lệ này cho ngân hàng biết lãi suất tối đa mà dự án có thể đạt được hay mức lãi suất vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán. Vì vậy, ngân hàng có thể so sánh IRR với lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay, tỷ lệ sinh lời trong hoạt động kinh doanh hàng năm của khách hàng để có những đánh giá về dự án.
Cũng như chỉ tiêu NPV, ngân hàng tính điểm ưu thế cho những dự án có IRR cao nhưng không căn cứ vào đó để ra quyết định cuối cùng.
(3)Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (MIRR – Modified Internal Rate of Return)
Tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá chị hiện tại của chi phí dự án tương đương với giá trị hiện tại của giá trị cuối cùng của nó. Giá trị cuối cùng của dự án là tổng giá trị tương lai của những luồng tiền vào tại chi phí của vốn.
Chỉ tiêu này khắc phục nhược điểm của chỉ tỉêu IRR khi giả định tỷ lệ lãi suất tái đầu tư nhằm đưa lại kết quả chính xác hơn. Với ngân hàng, chỉ tiêu này có vai trò tương tự như chỉ tiêu IRR.
(4)Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP – Payback Period)
Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án đầu tư là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu hay là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được chi phí của nó.
Chi tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá dự án có thể hoàn vốn đầu tư trong bao lâu để đánh giá mức độ rủi ro. Một dự án có thời gian hoàn vốn dài sẽ có khả năng xẩy ra rủi ro lớn khiến cho ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn
khi xem xét cho vay.
Vì vậy, các dự án có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác thấp nhưng thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn được ngân hàng ưu tiên hơn các dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài dù các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác tốt hơn.
(5)Thời gian hoàn vốn vay
Tương tự thời gian hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn vay là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn vay. Tuy nhiên, luồng tiền bù đắp vốn vay không phải là toàn bộ luồng tiền tạo ra của dự án mà là phần dành để trả nợ và các nguồn tiền
khác không phát sinh từ dự án được khách hàng sử dụng để bổ sung nguồn trả nợ
ngân hàng.
Ngân hàng cũng căn cứ vào chi tiêu này để đánh giá mức độ rủi ro của dự án như khi sử dụng thời gian hoàn vốn đầu tư. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng hơn rất nhiều vì đây là căn cứ để ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp
Thông thường ngân hàng sẽ quyết định cho khách hàng vay đúng bằng thời gian hoàn vốn vay. Nếu thời hạn cho vay ngắn hơn thời gian hoàn vốn của dự án thì khách hàng không đủ nguồn để trả nợtrừ khi họ có nguồn khả thi khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không muốn cho vay quá thời gian thu hồi vốn vay vì điều đó có thể tạo nên rủi ro khi khách hàng dùng phần thu nhập dư thừa của dự án tái đầu tư hay thực hiện một nghĩa vụ tài chính khác khiến cho ngân hàng
gặp bất lợi khi thu hồi vốn.
Thời gian hoàn vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn vay thường có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, một số dự án có nguồn trả nợ ngoài dự án rất dồi dào nên thời gian thu hồi vốn vay ngắn hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn đầu tư. Điều này tạo nên lợi thế lớn nhất cho dự án trong việc ra quyết định tài trợ của ngân hàng.
(6)Chỉ số doanh lợi (PI – Profitaility Index)
Chỉ số doanh lợi được tính dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này thường được sử dụng như là chỉ tiêu xếp hạng dự án khi bị giới hạn về nguồn vốn.
Đối với chủ đầu tư, chỉ tiêu này khá quan trọng vì nó đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư, phù hợp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp nhất là khi họ bị giới hạn về nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, ngân hàng thường ít quan tâm đến chỉ tiêu này vì với tư cách nhà tài trợ, ngân hàng
không sợ thiếu vốn vay mà chỉ quan tâm đến đồng vốn của mình có đảm bảo thu hồi hay không.
Nhiều dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu lớn nên dù thu nhập của dự án cao nhưng Chỉ số doanh lợi vẫn thấp so với các dự án có thu nhập ít nhưng vốn đầu tư ban đầu nhỏ. Trong trường hợp đó, nếu mức độ rủi ro như nhau, ngân hàng sẽ lựa chọn tài trợ dự án lớn vì sẽ thuđược nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ bổ trợ cho chỉ tiêu NPV, IRR khi đánh giá tổng quát về hiệu quả tài chính của dự án.
(7)Chỉ tiêu cân đối lợi ích – Chi phí (B/C)
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ
ra tính về thời điểm hiện tại và tương lai.
Chỉ tiêu này cũng mang tính bổ trợ trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án chứ khong ảnh hưởng nhiều đến các quyết định tài trợ của ngân hàng.
(8)Lợi nhuận kế toán bình quân (APP)
Chỉ tiêu này là lợi nhuận kế toán thuần túy bình quân trong các năm của dự án, thường được kết hợp với chỉ tiêu NPV.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán, không tính đến giá trị thời gian của tiền nên không phản ánh chính xác khả năn sinh lời của dự án.
(9)Điểm hòa vốn (BP)
Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng có cái nhìn trực quan hơn về khả năng hoàn vốn của dự án.