NHÁNH CHAMPASAK
3.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Vì vậy vốn sử dụng cho tài sản cố định không lớn, chỉ dùng cho việc thuê văn phòng, trang thiết bị liên quan và một số dịch vụ khác mà vốn được tập trung, sử dụng vào hoạt động tín dụng và đầu tư.
Bảng 2. Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng LVB chi nhánh Champasak giai đoạn (2010-2012) Đơn vị tính : Triệu kíp Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 So sánh 12/11 So sánh 11/10 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 163.524 140.282 122.436 23.242 16.56 17.846 14.57 Theo thời hạn cho vay
+ Ngắn hạn 102.212 86.152 82.315 16.060 18.64 3.837 4.66
+ Trung, dài hạn 61.312 54.130 50.121 7.182 13.27 4.009 8.0 Theo loại tiền
+ KIP 98.316 88.155 76.416 10.161 15.53 11.739 15.36 + Ngoại tệ quy đổi 65.108 52.027 46.020 13.081 20.09 6.007 13.05 + Ngoại tệ quy đổi 65.108 52.027 46.020 13.081 20.09 6.007 13.05
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán NH LVB – Chi nhánh Champasak)
Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy chi nhánh Champasak luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông qua thâm nhập thị trường, lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án và cho vay đối với dự án kinh doanh đủ điều kiện vay và có hiệu quả. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công tác cho vay của ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành tựu.
Nhìn bảng số liệu 3.2 có thể nhận xét về hoạt động cho vay tín dụng của chi nhánh qua các năm:
- Hoạt động cho vay qua các năm vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng cơ cấu vốn dựa vào nguồn vốn huy động ngắn hạn. Tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng là 122.436 triệu kíp, năm 2011 là 140.282 triệu kíp tăng 23.242 triệu kíp tương ứng với 16.56%, năm 2012 là 163.524 triệu kíp, tăng 17.846 triệu kíp ứng với 14.47%.
- Cho vay ngắn hạncao hơn cho vay trung và dài hạn. Vay nội tệ chiếm vị trí chủ yếu. Do đó công tác tín dụng luôn cố gắng hnj chế nợ khó đòi. Bên cạnh
việc phát triển về quy mô, củng cố về mặt cơ cấu cho vay, chi nhánh Champasak đang giám sát sự hoạt động của khách hàng, đôn đốc khách hàng đi trả nợ, đi sâu nghiên cứu thực trạng các khoản nợ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các khoản nợ từ đó tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề để đi tới hoàn thiện nghiệp vụ cho vay.