Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư của NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào –VIỆT CHI NHÁNH CHAMPASAK (Trang 52 - 56)

NHÁNH CHAMPASAK

3.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Cơ cấu bộ máy tổ chức của LVB 1TChampasak1T đứng đầu là ban giám đốc, sau đó là 5 phòng ban khác nhau:

1. Phòng Tín dụng

- Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng khách

hàng.

- Tiếp nhận và sử lý tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ

- Thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở trình Giám đốc ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba với khách hàng theo đúng quy định; quản lý và hạch toán tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng vay vốn, bảo lãnh.

- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, tìm kiếm khai thác những dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả.

- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định.

2. Phòng Nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi nhánh.

- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường

kinh doanh;

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng;

- Lập, thực hiện, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập các báo cáo kết quả kinh doanh (tháng, quý, năm) của Chi nhánh.

- Nghiên cứu, lựa chọn, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đảm bảo đáp ứng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu khách hàng, kinh doanh có lãi và hạn chế rủi ro;

3. Phòng Kế toán tài chính

- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ và công tác điện

toán của Chi nhánh.

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, đồng thời đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo về công tác tài chính, kế toán, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, nghiệp vụ kho quỹ, công tác điện toán nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ổn định, phát triển và đúng pháp luật.

4. Phòng Kiểm soát nội bộ

- Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trựp tiếp toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt.

- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê duyệt để làm sơ sở triển khai thực hiện.

- Lập báo cáo trình Giám đốc kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai xót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểmtra trực tiếp.

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của LVBHN phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tuyển dụng cán bộ, quản lý cán bộ, sắp xếp, đề bạt, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, cử cán bộ đi học, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thưởng và công tác thi đua trong Chi nhánh.

- Nghiên cứu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ Chi nhánh.

6. Phòng giao dịch trực thuộc

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến của khách hàng và đề xuất các hướng dẫn cải tiến.

- Đề xuất tham mưu với Giám đốc về chính sách phát triển SPDV ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch. Xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị,

thông tin, tuyên truyền quảng bá các SPDV ngân hàng theo quy định.

- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng liên doanh Lào Việt.

- Thực hiện quản lý, giám sát thiết bị đầu cuối.

- Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

Sơ đồ 1. Tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Champasak

Nguồn tài liệu Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Champasak

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư của NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào –VIỆT CHI NHÁNH CHAMPASAK (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)